Khi rảnh rỗi lang thang ở các phố phường hoặc các quán nước ven đường, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hai người hoặc rất nhiều người chụm đầu vào một bàn cờ tướng chỉ trỏ và bàn tán xôn xao. Họ gồm nhiều thành phần trong xã hội nhưng có thể ngồi lại được với nhau trước ma lực của bàn cờ 32 quân đầy sức cuốn hút. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ chỉ lấy cờ để giải trí, mua vui. Vậy làm thế nào để có thể trở thành một người chơi cờ tướng giỏi ?
Cờ Tướng là một môn thể thao đầy chất trí tuệ. Trong môn này các cao thủ hàng đầu sau nhiều năm chơi và đúc rút kinh nghiệm đã đều có chung một sự đồng thuận đó chính là diễn biến của ván cờ thường trải qua ba giai đoạn: khai, trung và tàn cuộc. Dưới đây là một số dạng khai cuộc căn bản sẽ giúp cho người mới chơi hình dung ra phần nào con đường để trở thành cao thủ.
1.Thế trận “Thuận pháo”
Thuận pháo là thế trận đối công rất ác liệt và làm cho ván cờ diễn ra với tốc độ nhanh, nó được nhiều các danh thủ từ ngàn đời xưa và cho đến tận ngày nay vẫn thường hay sử dụng. Ván đấu có thể kết thúc nhanh đến mức mà bạn uống xong một chén trà đã thấy hai bên trao trả lại quân cờ. Các nước đi đầu tiên như sau :
- P2-5/ P8-5
- M2.3/ M8.7
- X1-2/ X9-8
Thế trận thuận pháo
2. Thế trận “Bình phong mã”
Đây là thế trận phổ biến nhất trong các thế trận của bên đi hậu hiện đại. Theo các cao thủ thì được coi là thế trận phòng thủ bình ổn nhất để chống lại sức tấn công của pháo đầu. Thế trận được triển khai theo hướng: bên đi hậu nhảy hai con mã vào phía trong giống như một bức bình phong che chắn phía trước cung tướng. Ngoài mục đích giữ con tốt đầu thì ở giai đoạn trung cuộc sức mạnh của hai quân mã được phát huy tối đa sức mạnh với khả năng công thủ linh hoạt. Các nước đi đầu tiên như sau :
- 1. P2-5/ M8.7
- 2. M2.3/ X9-8
- 3. X1-2/ M2.3
Thế trận Bình phong mã
3.Thế trận “Phản cung mã”
Phản cung mã là một thế trận phòng ngự rất hiệu quả trước thế trận pháo đầu. Đây cũng là một thế trận được rất nhiều các danh thủ ưa dùng khi đi hậu. Cho đến tận ngày nay những giá trị của nó vẫn còn được các danh thủ đương đại bổ sung thêm phần phong phú. Các nước đi đầu tiên như sau:
- 1. P2-5/ M2.3
- 2. M2.3/ P8-6
- 3. X1-2/ M8.7
Thế trận Phản cung mã
4. Thế trận “Sĩ giác pháo”
Thế trận sĩ giác pháo là thế trận mà nước đi đầu tiên thay vì đi pháo vào đầu thì bên đi trước lại đi con pháo vào tai sĩ, hay còn gọi là pháo góc sĩ. Việc sử dụng thế trận này tạo ra sự bình ổn chắc chắn trong khai cuộc để có thể kéo dài cuộc cờ và trận đấu sẽ dựa trên sức tính của từng đối thủ để có thể phân định chiến thắng. Các nước đi đầu tiên như sau :
- 1. P8-6/ B7.1
- 2. M8.9/ M2.3
- 3. X9-8/ X1-2
- 4. M2.3 …..
Thế trận Sĩ giác pháo
5.Thế trận “Phi tượng cuộc”
Phi tượng cuộc là một thế trận mà bên đi tiên sử dụng nước đi đầu tiên của mình là đi tượng lên lộ 5. Với cách khai cuộc như thế này sẽ làm cho thế trận đi trước khá chắc chắn và kín đáo. Gần đây các danh thủ đều ưa thích vì nó xuất hiện nhiều tư tưởng sáng tạo và không bị dập khuôn bài bản nhiều so với các thế trận khác. Các nước đi đầu tiên như sau :
- 1. V3.5/ P 8-5
- 2. B3.1/ M8.7
- 3. M2.3/ X1-2
Thế trận Phi tượng cuộc
6. Thế trận “Nghịch pháo”
Thế trận nghịch pháo là một thế trận đối công xô xát mạnh mẽ của bên đi hậu. Sở dĩ có tên gọi như vậy là con pháo của bên đi hậu đi ngược hướng con pháo của bên đi tiên ở nước đi đầu tiên. Đây là trận mà các kỳ thủ ưa thích đối công rất hay sử dụng để đỡ pháo đầu và nó có rất nhiều sự đột biến trong từng nước đi. Sau đây là các nước đi đầu tiên :
- 1. P2-5/ P2-5
- 2. M2.3/ M2.3
- 3. X1-2/ M8.7
Thế trận nghịch pháo
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những thế trận hay trong cờ tướng tới độc giả…