Cây tre là một loại cây gắn liền từ lời văn đến hoạt động hằng ngày của người dân Việt Nam. Đến với những làng quê thì đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh hàng tre xanh tốt quanh năm. Nhưng để hiểu rõ hơn về cây tre từ đặc tính phát triển, nguồn gốc và tre có nở hoa hay không. Bài viết dưới đây sẽ giải mã những khúc mắc của các bạn về cây tre.
Contents
- 1 Tìm hiểu về cây tre
- 2 Nguồn gốc cây tre
- 3 Cây Tre Việt Nam có mấy loại?
- 4 Tuổi thọ của cây tre bao nhiêu năm?
- 5 Cây tre có hoa không?
- 6 Đặc điểm và công dụng các bộ phận của tre
- 7 Trữ lượng của tre tại nước ta
- 8 Những ý nghĩa của tre
- 9 Trong văn hóa dân gian
- 10 Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
- 11 Kết luận
Tìm hiểu về cây tre
Tre thuộc một nhóm thực vật thân gỗ nhưng phần thân rỗng và được phân thành nhiều đốt. Theo tìm hiểu khoa học thù tre thuộc bộ hỏa thảo, tông tre – Bambuseae. Chưa xem xét về nguồn gốc nhưng tre đã gắn liền với đời sống người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Có mặt từ phía Nam ra phía Bắc nên nguồn nguyên liệu này rất dồi dào. Những tỉnh ở nước tá đang có trữ lượng tre nhiều hiện nay: Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình …..
Nguồn gốc cây tre
Chưa có một văn bản nào xác định được nguồn gốc của cây tre tại Việt Nam có từ bao giờ. Nhưng thông qua các câu truyện cổ tích, dân gian,… Thì có thể thấy tre đã có từ hàng ngàn năm trước đây. Tre là loài rất dễ sống và phát triển rất nhanh chóng trong tự nhiên. Từ những địa hình nghèo chất dinh dưỡng đến những vùng đất màu mỡ.
Cây tre tại nước ta được đánh giá là lâm sản đứng sau gỗ và có thể thay thế cho những gỗ trong nhiều lĩnh vực. Hiện tại trong tình trạng cây gỗ của rừng nước ta ngày càng bị khai phá cạn kiệt. Thì nguồn nguyên liệu từ tre tương đối dồi dào. Sẽ trở thành một dạng nguyên liệu phổ biến trong tương lai.
Cây Tre Việt Nam có mấy loại?
Việt Nam được đánh giá từ 4 trên toàn thế giới về diện tích trồng tre. Theo thống kê từ những năm 2000 thì nước ta có hơn 70 loài tre được tìm thấy trên khắp lãnh thổ. Và tiếp tục được các nhà khoa học, giáo sư nghiên cứu đến năm 2005 thì phát hiện hơn 190 loại của 26 chi tre trúc tại Việt Nam. Đa phần chưa được đặt tên. Theo nhận định thì có 55 loại tre gai – Bambusa trong đó có 31 loài chưa được đặt tên. 21 loài chi luồng – Dendrocalamus, 16 loài chi le – Gigantochloa, chi vầu – Indosasa có 11 loài.
Tuổi thọ của cây tre bao nhiêu năm?
Theo đặt tình thì tre có khả năng phát triển và tái sinh rất tốt. Nên duy trì giống loài này tương đối dễ dàng. Tre thông thường có thể sống trong khoảng 13 – 15 năm tuổi. Tùy vào thuộc tính những loài khác có thể tồn tại hàng trục năm. Để duy trì sự tồn tại của một quần thể phát triển mạnh thì việc chọn lựa và khai thác cần phải hợp lý. Để cây có thể tái sinh sản tre non phục vụ nhu cầu sử dụng.
Cây tre có hoa không?
Ra hoa cũng là một trong những hình thức tại thiết quần thể của loại tre nhưng không được xem là cách thức chính để tái sinh sản. Tre ra hoa là một trong những hiện tượng độc đáo và vô cùng hiếm gặp ở trong thế giới thực vật. Một cây tre có thể ra hoa sau khoảng thời gian là 60 – 120 năm. Tại sao tre lâu ra hoa là một câu hỏi mà các nhà thực vật học khó giải thích được. Vì lý do này mà rất ít người biết được tre có ra hoa không. Nhưng thực tế thì cây hoa sẽ ra hoa nhưng rất lâu và khó để bắt gặp khoảnh khắc này.
Đặc điểm và công dụng các bộ phận của tre
Qua bề mặt hình thái chúng ta có thể rất dễ hình dung được tre như thế nào và nhận biết một cách dễ dàng. Mỗi bộ phận của cây tre đều có một công dụng rất tốt cho cuộc sống của chúng ta.
Thân tre
Thân ngầm mọc cụm: Đây là cách phát triển của một số loài điển hình như: Tre gai, Lồ ô, Hóp sào,.. thân có dạng hợp trục chia làm 2 phần là cổ thân ngầm và thân.
Thân ngầm tre mọc tản: Phần thân ngầm bò lan trong đất. Vì các măng mọc ra từ thân ngầm bò lan trong đất cho nên các thân khí sinh tre, trúc không cụm lại mà phân bố thưa trên đám rừng.
Thân khí sinh: bao gồm phần gốc thân và thân. Phần thân tre trên mặt đất có thể cao từ 1 – 20 m, đường kính từ 1 – 25 cm, thường hình tròn nhưng cũng có nhiều hình dạng đặc biệt.
Thân tre có rất nhiều công dụng từ dùng làm vũ khí đến vật liệu xây dựng. Được đánh giá là thép xanh trong thời đại mới. Có thể thay thế rất nhiều nguyên vật liệu khác.
Lá tre
Đây là cơ quan quang hợp của cây tre. Phân biệt lá rẻ dựa vào những đặc điểm như sau:
- Phần lá tre không có lông tơ.
- Lá của cây tre được cấu tạo có 2 phần: Bẹ lá, phiến lá.
- Phần bẹ lá thường dài, có hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến lá là cuống lá, cuống lá thường ngắn chỉ vài mm, ngoài ra còn có tai lá, lưỡi lá.
- Phần phiến lá có 3 – 5 đôi gân lá song song.
Lá tre tuy không có tác dụng gì nhiều nhưng đã giúp con người tạo thành một hàng rào từ nhiên chống thú rừng xâm hại làng từ xưa. Che bóng mát cho bao nhiêu làng quê,…
Rễ tre
Rễ tre là loại rễ chùm và mọc ra từ thân ngầm của tre giúp hút chất dinh dưỡng nuôi thân. Số lượng rễ ở phần thân khí sinh sẽ biến đổi theo điều kiện đất và kích thước, tuổi của thân khí sinh. ở đây tập trung rất nhiều rễ cây.
Khi thân khí sinh đã già > 6 tuổi thì số lượng rễ và lông hút của nó cũng giảm đi.
Có chiều dài khoảng 70cm khi mọc ở phần đốt thân ngầm.
Rễ được sinh trưởng từ phần gốc của một cây măng
Rễ tre rất vững chắc giúp tre có thể đứng vững trong giông bão.
Hoa tre
Hoa tre khi đạt tuổi trưởng thành sẽ bắt đầu hình thành. Có dạng bông màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Sau khi tàn sẽ hình thành quả, nhỏ bằng hạt thóc và có thể phát tán nhờ vào động vật để mọc thành cây con.
Trữ lượng của tre tại nước ta
Theo số liệu kiểm kê tài nguyên rừng của Việt Nam năm 1999 do Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương cung cấp. Cây tre hiện đang có 1.489.068 ha, chiếm lấy 4,53% diện tích rừng toàn quốc. Tình ra tổng trữ lượng là 8.400.767.000cây. Trong đó:
Rừng tre mọc tự nhiên là 1.415.552 ha, chiếm lấy 14,99% tổng diện tích rừng tự nhiên. Còn lại 8.304.693.000 cây trong đó gồm rừng thuần loại tre có 789.221 ha, chiếm lấy 8,36% diện tích rừng tự nhiên. Trữ lượng 5.863.091.000 cây bao gồm rừng hỗn giao gỗ tre có 626.331 ha, chiếm 6,63% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 2. 441.602.000 cây.
Rừng tre do người dân canh tác có 73.516 ha, bằng 4,99% diện tích rừng trồng, với trữ lượng là 96.074.000 cây. Diện tích rừng cây được trồng bằng 5,06% tổng diện tích rừng tre. Nhưng trữ lượng tre trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng tre mọc tự nhiên.
Những ý nghĩa của tre
Cây tre được hình thành trong lối sống sinh hoạt đến đời sống tinh thần con người hàng ngàn năm. Từ các bài thơ đến nét trang trí thời hiện đại, không thể thiếu hình hình bóng của tre.
Trong văn hóa dân gian
Cây tre tượng trưng cho một biểu tượng phi thường nhưng không kém phần mềm mại. Tre, trúc tượng trưng như 1 quân tử mạnh mẽ và kiên cường chống chọi với mọi hoàn cảnh. Tre được coi là sự may mắn và vững chắc trong phong thủy. Mang lại sức khỏe, hạnh phúc và tình yêu lẫn thịnh vượng.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
Qua bao câu truyện cổ tích điển hình là Thánh Gióng sử dụng cây tre đánh bại hàng ngàn quân xâm lược. Đến chiến tranh hiện đại thì tre đóng vai trò rất quan trọng. Tạo thành lũy tre làng chống giặc, tạo vũ khí từ tre: nỏ, cung,… giúp đẩy lui bao thế lực từng xâm lược nước ta.
Trong văn học
Các câu ca dao, bài hát đến thơ đã có rất nhiều tác giả đem hình ảnh cây tre giúp nâng cao cảm xúc. Ẩn dụ và so sánh giúp người đọc hình dung được giá trị thực thông qua đó đề cao tầm quan trọng của hình ảnh cây tre. Hiện tại, kho tàng văn học nước ta có hàng ngàn tác phẩm in dấu hình ảnh tre truyền qua bao thế hệ.
Trong đời sống con người
Từ thời chưa co nhựa và thép thì tre là nguồn nguyên vật liệu chính phục vụ người dân trong rất nhiều hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Hiện tại, một số sản phẩm tre nứa vẫn còn sử dụng: phên tre, cót tre, mê bồ.
Ngoài ra nguyên liệu tre trúc còn rất được ưa chuộng trong trang trí, xây dựng kiến trúc.
Các vật dụng hằng ngày được dùng nhiều nhất là đũa tre và các loại khác,… Phân măng non cũng giúp trở thành nguồn thức ăn cho con người.
Kết luận
Cây tre tuy có khả năng phát triển tốt và tái sinh nhanh. Nhưng vẫn cần có một cách khai thác hợp lý để có thể duy trì được nguồn cung. Tre giúp ích khá nhiều từ cuộc sống của chúng ta. Qua bài viết này của Thái Dương mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cây tre Việt Nam.