Thế vận hội Olympic hiện đại là một cuộc tranh tài ở nhiều môn thể thao khác nhau giữa các nước trên toàn thế giới. Đây là một sân chơi vô cùng hấp dẫn và có uy tín, thu hút được rất đông sự quan tâm của người hâm mộ trên thế giới. Vậy cha đẻ Thế vận hội Olympic hiện đại là ai? Olympic hiện đại đầu tiên được tổ chức vào năm nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời.
Contents
Cha đẻ Thế vận hội Olympic hiện đại là ai?
Theo truyền thuyết, Thế vận hội Olympic cổ đại do Thần Heracles – con trai của Thần Zeus sáng lập. Thế vận hội Olympic cổ đại đầu tiên được diễn ra vào năm 776 trước Công Nguyên. Ở kỳ Thế vận hội này, vận động viên chạy đua Coroebus đã vinh dự giành chiến thắng tại sân vận động Olympic với đoạn đường khoảng 192 mét và trở thành nhà vô địch Olympic đầu tiên trong lịch sử.
Thế vận hội Olympic cổ đại phát triển và duy trì 4 năm 1 lần trong gần 1.200 năm. Tuy nhiên, vào năm 393 sau Công Nguyên, Hoàng đế La Mã Theodosius I, một tín đồ đạo Cơ Đốc đã huỷ bỏ Thế vận hội do những ảnh hưởng ngoại giáo của nó.
Khoảng 1.500 năm sau, Pierre de Coubertin – một quý tộc người Pháp bắt đầu khôi phục lại Thế vận hội sau khi ông nhận ra rằng chính thể dục, thể thao sẽ khiến con người mạnh khoẻ, cường tráng.
Năm 1890, Pierre de Coubertin tổ chức và sáng lập Hội Liên hiệp Thể thao Pháp (USFSA). Và hai năm sau, ông đưa ra ý tưởng phục hồi lại Thế vận hội Olympic.
Coubertin đã tổ chức một cuộc họp với 79 đại biểu đại diện cho 9 quốc gia tuyên bố sự phục hồi của Thế vận hội Olympic. Các đại biểu tại cuộc họp đã bỏ phiếu nhất trí kế hoạch phục hồi Olympic và quyết định thành lập một uỷ ban quốc tế để tổ chức Olympic. Uỷ ban này trở thành Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC – Comité International Olympique), và Demetrious Vikelas, đại biểu Hy Lạp được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban Olympic. Aten được chọn là nơi tổ chức Thế vận hội Olympic đầu tiên, và việc lên kế hoạch bắt đầu.
Vì vậy, cha đẻ của Thế vận hội Olympic hiện đại không ai khác đó chính là Pierre de Coubertin.
Olympic hiện đại đầu tiên diễn ra khi nào?
Sau khi thống nhất và quyết định phục hồi Thế vận hội Olympic, Pierre de Coubertin cùng các thành viên của Ủy ban Olympic đã bắt đầu kế hoạch cho kỳ Thế vận hội Olympic đầu tiên.
Kỳ Thế vận hội Olympic lần đầu tiên này được tổ chức vào năm 1896 và cứ 4 năm 1 lần, trừ những năm xảy ra chiến tranh thế giới.
>> Tìm hiểu: Đã có bao nhiêu Đại hội Olympic?
Một số thông tin thú vị về Thế vận hội Olympic hiện đại
1. Có 2 kỳ Thế vận hội Olympic
Có hai loại Đại hội Olympic là Olympic mùa hè và Olympic mùa đông.
- Thế vận hội Mùa hè được diễn ra cứ bốn năm một lần từ năm 1896, trừ những năm diễn ra chiến tranh thế giới (như chiến tranh thế giới lần thứ hai).
- Thế vận hội Mùa đông được thành lập vào năm 1924 cho những môn thể thao mùa đông. Mới đầu nó được tổ chức cùng năm với Thế vận hội mùa hè, nhưng từ năm 1994, Thế vận hội mùa đông và Thế vận hội mùa hè diễn ra xen kẽ nhau hai năm một lần.
>> Xem thêm:
- Thế vận hội mùa hè tổ chức ở đâu? Có những môn thi đấu nào?
- Thế vận hội mùa đông tổ chức ở đâu? Có những môn thi đấu gì?
2. Khẩu hiệu của Olympic
Năm 1921, cha đẻ của Thế vận hội Olympic hiện đại – Pierre de Coubertin đã mượn một cụm từ Latin từ bạn của ông, Father Henri Didon để làm câu khẩu hiệu của Olympic. Đó chính là Citius, Altius, Fortius, nghĩa là nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn.
3. Cờ chính thức của Olympic hiện đại
Năm 1914 cũng chính Pierre de Coubertin đã tạo ra lá cờ Olympic gồm 5 vòng tròn tượng trưng cho 5 châu lục liên kết nhau trên nền màu trắng. Các vòng tròn từ trái qua phải gồm xanh dương, vàng, đen, xanh lá, và đỏ. Các màu sắc được chọn là do ít nhất một trong các màu đó xuất hiện trên lá cờ của mỗi quốc gia trên thế giới và lá cờ Olympic tung bay lần đầu tiên trong Thế vận hội năm 1920.
4. Huy chương bằng vàng thật
Thế vận hội Olympic hiện đại sử dụng huy chương bằng vàng thật để trao cho các vận động viên, thế nhưng nó chỉ kéo dài tới năm 1912 mà thôi.
Ngoài ra, các huy chương của mỗi kỳ Olympic đều được thiết kế mang tính đặc trưng của từng nước chủ nhà đăng cai kỳ Thế vận hội đó. Mỗi huy chương phải dày ít nhất là 3mm, đường kính 60mm. Hơn nữa, các huy chương Olympic vàng và bạc phải được làm bằng 92,5% bạc, với huy chương vàng được mạ 6 gram vàng.
>> Tìm hiểu: Huy chương vàng Olympic 2020/2021 có gì đặc biệt?
5. Bài hát Thế vận hội Olympic hiện đại
Bài ca Olympic chính là bài hát do Spyros Samaras soạn dựa trên lời một bài thơ của nhà thơ và nhà văn Hy Lạp – Kostis Palamas. Bài hát này đã được biểu diễn lần đầu tiên tại Thế vận hội lần thứ nhất tổ chức tại Athens năm 1896. Tuy nhiên tới năm 1958 bài hát mới được công khai trở thành bài ca chính thức cho Thế vận hội. Sau đó, nước chủ nhà của từng kỳ Thế vận hội thường sẽ dịch bài hát sang ngôn ngữ của nước mình.
Những con số ấn tượng trong các kỳ Thế vận hội Olympic hiện đại
- Số 5: Số trận chung kết mà hai đội tuyển bóng đá nam và nữ của Brazil từng tham dự tại Olympic. Đặc biệt, Brazil thua cả 5 trận này.
- Số 2: Vương quốc Anh và Pháp là 2 nước hiếm hoi tham gia mọi kỳ Olympic.
- Số 3: Ba chị em người Estonia gồm Leila, Liina và Lily Luik sẽ tham dự môn marathon năm nay. Đây sẽ là lần đầu tiên có ba chị em tranh tài tại Olympic.
- Số 4: Điền kinh, đấu kiếm, thể dục và bơi là bốn môn thể thao được tổ chức thi đấu trong mọi kỳ Olympic hiện đại.
- Số 6: Năm 1990, VĐV Thụy Điển tham dự tới sáu môn gồm nhảy cao, nhảy xa, nhảy ba bước, ném lao và ném tạ. Đây là một kỷ lục.
- Số 7: VĐV bơi Mark Spitz từng giành bảy huy chương vàng Olympic với bảy kỷ lục ở Olympic năm 1972.
- Số 13: Số tuổi nhỏ nhất của một VĐV tham dự trong lịch sử Olympic.
- Số 14: Số huy chương cá nhân của VĐV thể dục Liên Xô cũ Larisa Latynina, một kỷ lục tại Olympic.
- Số 19: Brazil là quốc gia thứ 19 tổ chức Olympic, và là quốc gia Nam Mỹ đầu tiên có vinh dự này.
- Số 22: Số huy chương mà VĐV bơi Michael Phelps từng giành được – một kỷ lục của Olympic.
-
Số 31: Số VĐV từng giành huy chương vào đúng ngày sinh nhật.
- Số 57: Ủy ban Olympic quốc tế IOC từng tước 57 huy chương tại Olympic, phần lớn là do VĐV dùng doping.
- Số 64: Oscar Shawn giành huy chương vàng môn bắn súng vào năm 1912, khi đã 64 tuổi 280 ngày – một kỷ lục. Ông cũng tham gia kỳ Olympic 1920, khi 72 tuổi.
- Số 92: Phần trăm số cầu thủ không giành được thêm huy chương môn bóng đá nam nào sau lần thành công đầu.
- Số 101: Số huy chương trung bình mà đoàn Liên Xô cũ từng giành trong 10 kỳ Olympic, mức cao nhất trong lịch sử.
- Số 978: Tổng số huy chương vàng mà đoàn Mỹ từng giành được trong lịch sử Olympic, một kỷ lục.
- Số 1960: Abebe Bikila trở thành VĐV châu Phi đầu tiên giành huy chương vàng Olympic khi thắng nội dung chạy marathon ở Rome.
- Số 10.942: Số VĐV kỷ lục từng được lập tại Olympic Bắc Kinh 2008.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cha đẻ Thế vận hội Olympic hiện đại là ai và Olympic hiện đại đầu tiên được tổ chức vào năm nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Những điều cần biết về Thế vận hội Olympic Tokyo 2020/2021
- Linh vật Olympic là gì? Linh vật Olympic 2020/2021 là gì?
- Những kì Olympic nào bị gián đoạn? Lí do vì sao?
- Việt Nam có bao nhiêu suất tham dự Olympic Tokyo 2020/2021?
- Bảng xếp hạng huy chương các kì Olympic – Bảng tổng sắp huy chương các kì Olympic