NTDVN có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư.
PGS.TS Lan Phương: Đối tượng đánh giá của viện chúng tôi là các trường đại học, phổ thông và mầm non. Chúng tôi phối hợp với các tổ chức quốc tế như Unesco, Unicef, World Bank, các tổ chức đánh giá học sinh trên thế giới và trường đại học trên thế giới, ví dụ như Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc… Đối với các nước phát triển trên thế giới, viện chúng tôi đều có những cơ sở liên lạc để triển khai các nghiên cứu.
Hiện nay, tôi đang làm điều phối viên chính cho một dự án nghiên cứu rất lớn ở Việt Nam kéo dài từ năm 2017 – 2022. Nghiên cứu về việc tại sao học sinh Việt Nam lại có thể đạt được thành tích cao trên trường quốc tế như thế trong điều kiện kinh tế khó khăn. Đấy là một dự án rất là lớn.
Mọi hoạt động đánh giá giáo dục luôn đặt ra các yêu cầu tiên quyết:
1. Độ tin cậy cao (trong tất cả các khâu chọn mẫu, thiết kế công cụ, phân tích và xử lý dữ liệu, giải thích kết quả);
2. Độ giá trị cao (đo lường đúng mục tiêu đánh giá);
3. Kết quả đánh giá chính xác, khách quan và trung thực, để có thể sử dụng để phân tích hiệu quả, hiệu lực của chính sách giáo dục.
Từ khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi nhận ra rằng, để đạt được ba yêu cầu nêu trên, người đánh giá cần hội đủ ba đặc tính CHÂN (nói thực, làm thực) – THIỆN (đánh giá có tâm, có tầm, khuyến thiện) – NHẪN (bao dung, nhẫn nại, không đao to búa lớn,… đây cũng là cách hiểu của cá nhân về nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn” được giảng trong môn tu luyện Pháp Luân Công).
PGS.TS Lan Phương: Tôi bắt đầu làm nghiên cứu sinh ở Hà Nội vào năm 1996. Đến năm 2000 thì Pháp Luân Công đã xuất hiện ở Việt Nam và ngay tại nơi tôi ở, chính là trường Bách Khoa. Nhưng cho đến tận năm 2017, tức là 17 năm sau, tôi mới được tiếp cận.
Một hôm tôi cùng con dâu và cháu nội đang dạo chơi ở công viên Thống Nhất, tôi chợt nghe thấy một bản nhạc vô cùng thánh khiết và nhìn quanh quẩn thì thấy được phát ra từ một nhóm người đang ngồi thiền. Nó trong vắt, rất hay, làm cho tâm hồn tôi rung động. Tôi tò mò dừng lại nghe, thì một bạn sinh viên đang tập luyện ở đó tặng tôi tờ rơi giới thiệu về Pháp Luân Công.
Trong khoảng 2, 3 tháng tiếp theo, hầu như lúc nào tôi cũng nghe thấy văng vẳng âm hưởng của bản nhạc thánh khiết đó, cho dù tôi ở nhà hay đi công tác, ở trong nước hay ở nước ngoài. Vô cùng ngạc nhiên, nên tôi quyết định truy cập vào trang web giới thiệu trong tờ rơi. Với bản tính nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, tôi nghiên cứu khá kỹ về Pháp Luân Công, đọc nhiều bài chia sẻ về những lợi ích khi tu luyện theo Pháp môn này. Đồng thời, tôi còn viết 4, 5 bức thư trao đổi, tìm hiểu Pháp Luân Công với cả người phương Tây (bằng tiếng Anh) và người Việt (vì họ để lại email và điện thoại). Họ đều nói Pháp Luân Công rất tốt.
Sau đó tôi quyết định, ra công viên Thống Nhất để nhờ mọi người dạy luyện công. Đấy là quá trình tôi đến được Pháp Luân Công, và tôi nghĩ rằng quyết định tu luyện Pháp Luân Công là quyết định đúng đắn nhất, quan trọng nhất trong cuộc đời tôi.
PGS. TS Lan Phương: Pháp Luân Công yêu cầu tu luyện ba đức tính Chân – Thiện – Nhẫn. Vì đã dần buông bỏ được nhiều tâm tính không tốt, nên tinh thần tôi lúc nào cũng thoải mái, thanh thản, nhẹ nhàng. Việc khó hay dễ, việc gì tôi cũng thấy nhẹ nhàng. Mặc dù đã 58 tuổi rồi, nhưng cơ thể tôi không hề có bệnh nào cả. Cơ quan tôi hay định kỳ kiểm tra sức khỏe. Tôi làm xét nghiệm hết thì chẳng có một bệnh gì cả. Có lần, các bác sĩ còn gọi điện đến người phụ trách y tá của cơ quan tôi để hỏi “Bà Nguyễn Thị Lan Phương có đúng là sinh năm 1963 không?”. Khi chị ấy khẳng định đúng, thì họ thốt lên “thật khó tin vì mọi chỉ số cơ thể của bà ấy như thanh niên, chẳng có bệnh gì”.
Đấy là về thân thể, còn về trí tuệ, mặc dù đã bước sang tuổi 58 nhưng việc lớn việc nhỏ, việc khó đến đâu chăng nữa, thì khi đọc sách, đọc tài liệu nói chung, tôi nắm bắt vấn đề rất nhanh. Các bạn thanh niên ở cơ quan tôi thì vẫn hay nói đùa rằng “chúng cháu chạy dài cũng chẳng theo được cô”. Và tôi tiếp cận những công nghệ mới hiện nay cũng rất nhanh – tôi có thể ứng dụng các phần mềm máy vi tính, điện thoại thông minh… tức là các phương tiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cho công việc của mình rất tốt. Đó là những điều tôi được hưởng lợi từ Đại Pháp, đặc biệt là khi mình tu luyện trở thành người tốt, khi thân thể và tâm trí đều được thanh lọc dần.
PGS.TS Lan Phương: Như chúng ta biết cho đến thời điểm này, chỉ có duy nhất một nước phản đối Pháp Luân Công đó là Trung Quốc, còn hơn 140 quốc gia và khu vực khác đều coi Pháp Luân Công là hợp pháp và khuyến khích người dân tu luyện Pháp Luân Công. Hỏi vì sao, vì Pháp Luân Công suy cho cùng rất đơn giản là khuyên con người ta tu ba đức tính là Chân – Thiện – Nhẫn và có 5 bài công pháp hỗ trợ con người tịnh hóa thân thể. Đơn giản chỉ là thế thôi, nhưng lại đem lại lợi ích rất lớn. Tôi cho rằng, lợi ích đối với bản thân tôi chỉ là chuyện nhỏ nhưng đối với cả một quốc gia, khi toàn thể người dân đều tu luyện theo các đức tính ấy thì xã hội rất là yên hòa, người dân khỏe mạnh, thì lúc này quốc gia đâu phải lo bệnh viện quá tải hoặc vỡ nợ bảo hiểm y tế v.v.
Hầu hết các nước tôi đã từng đi công tác đều chấp nhận Pháp Luân Công và họ đều khuyến khích người dân tu luyện. Ví dụ khi đến Mỹ, chúng tôi tặng những bông hoa sen của Đại Pháp cho cảnh sát Mỹ, các bạn ấy trân trọng đón nhận bằng 2 bàn tay, đưa hoa sen lên miệng hôn và đặt vào trong túi ngực áo. Và chúng ta không còn lạ gì ở Mỹ, không chỉ người dân, mà chính phủ của tổng thống Trump cũng trân trọng Pháp Luân Công bởi họ rất tôn trọng tín ngưỡng của người dân. Hoặc chính phủ Ấn Độ yêu cầu các trường học, và cảnh sát đều phải học Pháp Luân Công. Và tôi được biết, trong các nhà tù ở Ấn Độ, người ta cũng khuyến khích tù nhân học Pháp Luân Công để tu dưỡng tâm tính. Hay khi tôi đi sang Hàn Quốc thì cũng thế thôi, người dân Hàn Quốc rất trân trọng Đại Pháp. Các đồng nghiệp quốc tế của tôi, khi biết tôi tu luyện Pháp Luân Công, họ cũng đều nói “Pháp Luân Công tốt lắm”; “vì Phương tu luyện Pháp Luân Công, nên Phương mới thế này”… Họ thường nói như thế.
PGS.TS Lan Phương: Vì làm ở ngành giáo dục nên tôi cũng tìm hiểu xem các trường học ở nước ngoài cho học sinh học Pháp Luân Công như thế nào. Giáo viên là học viên Pháp Luân Công thường giới thiệu cho học sinh những cái hay, cái đẹp của Đại Pháp và họ còn đọc những bài trong Chuyển Pháp Luân cho học sinh nghe. Họ thu thập những câu chuyện hay, câu chuyện đẹp về Pháp Luân Đại Pháp, khuyên nhủ các em rèn luyện theo ba đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn. Còn những bài luyện công, rất nhiều trường đã đưa vào lúc tập thể dục giữa giờ để cho học sinh học. Khi chứng kiến những chuyện ấy, tôi luôn ước ao rằng, Việt Nam cũng có thể học những cách như thế. Bởi vì là một người nghiên cứu giáo dục thì tôi thấy Chân – Thiện – Nhẫn là cách giáo dục đạo đức tốt nhất.
PGS.TS Lan Phương: Pháp lý Pháp Luân Công cấm tuyệt đối không được sát sinh. Giết người hay giết động vật là sát sinh, trong Pháp Luân Công là tuyệt đối cấm. Không chỉ thế mà đến cả giẫm lên cỏ người ta cũng không, người ta sẽ tìm đường đi chứ không tùy tiện làm như vậy. Bởi chúng ta biết là mỗi vật thể đều có sinh mệnh, cái bàn, cái ghế này chúng ta đều yêu thương bởi vì họ cũng có sinh mệnh cả.
Pháp Luân Công cũng không tu luyện theo kiểu tịch cốc (tức là không ăn, không uống). Bởi vì tịch cốc là phương thức tu luyện hết sức đặc thù dành cho những người tu luyện trong núi sâu, rừng già. Trong khi đó, thì học viên Pháp Luân Công lại tu luyện trong người thường nên không có chuyện đó.
Nam nữ song tu, chuyện này cũng cấm, không được làm những chuyện như thế, Pháp Luân Công không cho học viên làm những chuyện như thế. Cũng không có chuyện gọi là tẩu hỏa nhập ma, người luyện Pháp Luân Công phải hoàn toàn tỉnh táo, trong sách đều giảng rõ những điều đó.
Như vậy việc cấm ‘tịch cốc’, ‘sát sinh’, ‘nam nữ song tu’ và ‘hút thuốc, uống rượu’, ‘tẩu hỏa nhập ma’ là các Pháp lý được viết rõ ràng trong kinh sách của Pháp Luân Công, ai cũng có thể kiểm chứng. Cho nên các thông tin nói Pháp Luân Công liên quan đến tịch cốc, sát sinh, hút thuốc, uống rượu, nam nữ song tu là không đúng sự thật, hoàn toàn không được phép trong giáo lý mà Thầy giảng.
PGS.TS Lan Phương: Mọi người đều biết Đảng cộng sản Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công, mà người ta nói là không ai bị chính quyền Trung Quốc đàn áp mà có thể sống được đến 3 ngày. Thế mà từ năm 1999 cho đến tận bây giờ hơn 20 năm rồi, Pháp Luân Công vẫn tồn tại và ngày càng mạnh hơn. Một lý do rất đơn giản là Pháp Luân Công đã đi vào cuộc sống của từng gia đình, khi mỗi học viên Pháp Luân Công tu luyện ba đức tính Chân – Thiện – Nhẫn thì mọi hiềm khích, tranh cãi trong gia đình không còn nữa và khi tu luyện chân chính thì thân thể rất khỏe mạnh.
Tu luyện Pháp Luân Công giúp người ta hưởng nhiều lợi ích như thế nên họ đều không từ bỏ. Chúng ta hãy hình dung, bố mẹ như thế sẽ dạy dỗ các con cũng rèn luyện Chân – Thiện – Nhẫn. Một xã hội như thế, học sinh sẽ không còn chuyện hư hỏng nữa v.v. Và khi đứa trẻ bản tính đã tốt lên như thế, thầy đã dạy chúng ta rồi, khi tâm tính cao bao nhiêu bạn sẽ có trí huệ tốt bấy nhiêu. Vậy nên tôi nghĩ rằng, Pháp Luân Công rất tốt cho mọi người, mọi nhà trường và mọi quốc gia.
PGS. TS Lan Phương: Thứ nhất là, chuyện bức hại Pháp Luân Công thì đảng cộng sản Trung Quốc cho đến giờ họ đã không thể cãi vì nó rõ ràng ra đấy rồi. Chúng ta có thể vào trang Minhhue.net, ở đó thu thập thông tin chính xác đến tên từng người, địa chỉ và họ đã bị bức hại như thế nào: họ tu luyện vào thời gian nào; họ bị bắt, bị bức hại vào thời gian nào; trong thời gian ấy họ bị bắt mấy lần; họ bị giam, đang sống hay đã chết… Tất cả đều là sự thật.
Còn chuyện mổ cướp nội tạng thì chúng ta không còn lạ gì. Hiện nay các nhà điều tra trên thế giới, người ta đã phải điều tra mất 10 năm. Mất 10 năm, phóng viên của họ trà trộn vào Trung Quốc để có được những thước phim, những video rất thật do chính những người bị bức hại cung cấp. Thế thì chuyện ấy hoàn toàn là sự thật.
PGS.TS Lan Phương: Trong các bài giảng thầy đã nói rõ chúng ta về việc này. Tôi không nói nguyên văn mà đại ý là: chúng ta tu luyện để trở thành người tốt với xã hội, huống chi là ông bà, cha mẹ chúng ta; chúng ta phải có hiếu với cha mẹ, phải có trách nhiệm giáo dục con cái; chúng ta còn phải tốt hơn trước khi chúng ta tu luyện. Vậy nên theo tôi hiểu, không có một chỗ nào thầy nói là không thờ cúng tổ tiên.
Lãnh đạo của tôi, lãnh đạo bộ, lãnh đạo viện, ai cũng biết tôi tu luyện Pháp Luân Công. Mọi người thường nói, các đồng nghiệp thường nói “Lan Phương tu luyện Pháp Luân Công mới như thế”. Tức là, họ thừa nhận rằng ‘năng lực này, phẩm chất này là từ Pháp Luân Công, dáng vẻ này là từ Pháp Luân Công’.
NTDVN: Cảm ơn chia sẻ của chị.