Các bạn thường đùa rằng, tiếng Huế là “chi, mô, răng,rứa”, nhưng để hiểu và sử dụng nằm lòng các từ này thì cũng không phải đơn giản.Bạn đang xem: Mô tê răng rứa là gì
Người Huế hỏi: “Mi đi mô rứa?”, nếu so với ngôn ngữ chuẩn thì các bạn phải hiểu là “Mày đi đâu thế?”Chữ “mi”, các bạn tạm hiểu đó là ngôi thứ 2 số ít, tương đương với “mày”, “bạn”. Tương tự như thế, “bọn mi” hay “tụi mi” thì tương đương với “chúng mày”, “bọn mày” hay “các bạn”. Ngôn ngữ trong phim Tàu thường được nhóm lồng tiếng dùng là “các ngươi”, chúng đều có nghĩa như nhau vậy.Bạn đang xem: Chi rứa là gì
Chúng ta lại tiếp tục nói về “chi, mô, răng, rứa”.
– Chữ “chi” tương đương với chữ “gì”. “Làm chi” có nghĩa là “làm gì”. Ví dụ người Huế nói: “Mi đang làm cái chi rứa?” thì tiếng chuẩn là “Mày đang làm gìthế?” hoặc “Bạn đang làm gì vậy?”. Chữ “chi” không những được dùng rộng rãi trong tiếng Huế mà ngay cả hai miền Bắc, Nam cũng dùng rất nhiều.
Chúng ta không bàn nhiều về chữ này.
Nếu đặt trong ngữ cảnh khác thì “mô” có thể đóng vai trò là thán từ. Khi bạn hỏi: “sao mày gặp tao mà lơ đi thế?”, nếu người Huế trả lời là “mô mà!” thì bạn phải hiểu là “đâu có!”, tức là phủ định vấn đề.Xem thêm: Hall Cấp 9 – Clash Of Clans Base Copy Link
– Chữ “răng” trong tiếng Huế tạm hiểu là “sao”, thường được dùng trong câu hỏi, một vài trường hợp biểu thị ý nghĩa khác. Ví dụ, “răng mà mi noái lạ rứa?” thì bạn phải hiểu là “sao mà mày nói lạ thế” hoặc “sao bạn nói kỳ vậy”. “Ui chao, răng rứa?” có nghĩa là “Ôi, sao thế?” hoặc “Ủa, sao vậy?”. Nếu “răng” nằm đơn độc một mình thì đóng vai trò như câu hỏi tỉnh lược. Ví dụ, một người hối hả chạy vào, bạn hỏi “răng?” thì có nghĩa là “gì thế?”, “sao thế”, “sao mà vội vàng thế?”. Khi bạn an ủi aiđó thì bạn dùng “không răng mô!”, tức là “không sao đâu!”, “không có vấn đề gì đâu!”. Một thiền sư có viết bài thơ trong đó có hai câu rằng:
Hai chữ “răng” ở câu đầu có hai nghĩa khác nhau. Câu đó nghĩa là “không có răng nhưng cũng chẳng sao cả”, ý nói đã già, răng rụng hết.
– Chữ “rứa” trong tiếng Huế tạm hiểu như chữ “thế”, thường đặt ở cuối câu để làm câu hỏi hoặc có một số nghĩa khác khi nằm ở vị trí khác.
Ví dụ, “răng rứa?” nghĩa là “sao thế?”. “Mi đi mô rứa?” nghĩa là “mày đi đâu thế?” hay “bạn đi đâu vậy?”. Một đứa con nghịch ngợm, mẹ bảo hoài mà không nghe thì người Huế thường nói: “nói mãi mà cứ rứa!”. Nhiều trường hợp “rứa” được đặt đầu câu. Ví dụ, “Rứa hôm nay bác đi mô?” có nghĩa là “Thế hôm nay bác đi đâu?”. Nếu đóng vai trò thán từ thì cũng như “thế”. Ví dụ, bạn hiểu ra một vấn đề gì đó, bạn nói “rứa à!” hoặc“té ra là rứa!” có nghĩa là “thế à!” hoặc “hóa ra là thế!”…Trên đây tôi nói sơ lược về “chi, mô, răng, rứa” của tiếng Huế. Ngoài ra, còn có các từ khác như “tê, ni, nớ, ri…” sẽ được trình bày ở phần kế tiếp.Xem thêm: Cách Chơi Varus Mùa 11 – Varus Mùa 11: Bảng Ngọc, Cách Lên Đồ Varus
Chắc các bạn đã từng nghe những câu sau trong bài nhạc của Hoàng Quý Phương: “trời đổ mưa mà em đi mô, anh có biết chi mô nà! Thôi bây chừ đưa em về với mạ, có chi mô mà em cứ khoóc hoài!”
Rất Huế đúng không các bạn? Nếu ai không hiểu thì tôi tạm thời “thông dịch” như sau: “trời đổ mưa mà em đi đâu, anh chẳng biết gì cả. Thôi bây giờ đưa em về với mẹ, có sao đâu mà em cứ khóc hoài”. Đó, các bạn xem, cái hay của đất Huế là vậy đó, rất chân chất, quê mùa nhưng ngọt ngào, đằm thắm. Nói như người xưa, “cái không hiểu” đó mới chính là “rất Huế”.Còn nói về tê, ni, nớ, ri… thì tạm hiểu như sau:
– Chữ “TÊ” có nghĩa như chữ “kia”. Ví dụ, người Huế hỏi “đầu tê răng rứa?” thì nghĩa là “đầu kia sao vậy?” hoặc “đầu kia có chuyện gì thế?”. Có câu chuyện vui thế này:
Có một người Huế khi ra Bắc, nghe nói rằng chữ “tê” ở Huế thì ngoài bắc dùng là “kia”, chữ “răng” ở Huế thì ngoài bắc dùng là “sao”. Khi đi tham quan, người Huế đó đã ghé vào quán nước để uống, chủ quán mang cho anh ta một cốc nước đá lạnh. Vì đang háo nước, anh ta vội vã nốc một hồi hết sạch. Vì do nước quá lạnh nên anh ta buốt hết cả răng. Đột nhiên anh ta kêu to, “trời ơi, kia cái sao quá!” Ngôn ngữ là vậy đó, “tê răng” của Huế là “kia sao” của miền bắc mà!
– Chữ “NI” tạm hiểu là “này”, ví dụ người Huế nói “bên ni” tức là “bên này”. Đối ngược với “bên ni” là “bên nớ” hoặc “bên tê”, tiếng chuẩn là “bên kia”. Trongbài “Huế xưa” của Châu Kỳ có câu rằng “ở bên ni qua bên nớ, cách con sông chuyến đò chẳng xa, nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ”. NI và NỚ là chỉ cho bên này và bên kia vậy!
– Chữ “NỚ” có nghĩa tương phản với “NI”, bạn có thể dùng Nớ và Ni để chỉ địa điểm (bên nớ, bên ni) hoặc có thể dùng để chỉ đối tượng là người, ví dụ “Nếu Nớ ngỏ lời thì Ni cũng đồng ý”, hiểu là “Nếu anh đã ngỏ lời thì em đây đồng ý”
– Chữ “RI” trong tiếng Huế tạm hiểu là “đây”, “đấy”, ngoài ra còn dùng với nghĩa tương phản của “RỨA”. Ví dụ, người Huế thường hỏi nhau là “MI ĐI MÔ RỨA?”, hoặc “RỨA THÌ MI ĐI MÔ RI?” Các bạn hiểu sao?Đó là hai câu hỏi thường xảy ra trong trường hợp hai người đi và gặp nhau trên đường. Đơn giản, người này hỏi người kia là “mày đi đâu thế?”, người kia sẽ hỏi lại là “thế thì mày đi đâu?” Cái hay của Huế phải chăng là cái RI, RỨA!
– Cụm từ “CHI MÔ NÀ” thì như tôi đã nói, chúng có nghĩa là “gì đâu”, ý phủ định. Ví dụ, bạn bị mẹ mắng, bạn thanh minh bằng cách nói rằng “CON CÓ LÀM CHI MÔ NÀ!”…
Ngoài ra, một số từ xưng hô đặc biệt cũng được sử dụng trong ngôn ngữ Huế. Ví dụ
Bố thì gọi là BAMẹ thì gọi là MẠÔng Bà thì gọi là ÔN MỆ (Ôn nội, Mệ nội, Ôn ngoại, Mệ ngoại…)Bố Mẹ của Ông Bà thì gọi là CỐEm hoặc chị của Bà Nội hay Bà Ngoại thì đều gọi là MỤRa đường gặp người già nếu không thân thích thì thường chào là “THƯA MỤ” (từ “Thưa” ở Huế được dùng như từ “Chào”)Chị gái hay em gái của Bố thì đều gọi là O (chữ O tương đương với Cô)Anh trai hay em trai của mẹ đều được gọi là CẬUVợ của CẬU được gọi là MỢ (người vùng quê ở Huế còn gọi CẬU là CỤ, gọi MỢ là MỰ)Chị gái hay em gái của mẹ đều gọi là DÌChồng của DÌ được gọi là DƯỢNGVợ của CHÚ được gọi là THÍMChỉ có anh trai của Bố hoặc vợ anh trai của Bố thì mới được gọi là Bác.Các bạn nên biết cách xưng hô để hiểu và thông cảm cho phong tục củatừng vùng miền. Ví dụ, từ MỤ hay MỆ ở ngoài bắc thường dùng với nghĩaxấu, nhưng đối với Huế đấy là những danh xưng cho các bậc tiền bối.