Chiếu cần vương là một trong những văn kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình học Lịch sử và cũng là nội dung khó, dễ gây nhầm lẫn.
Do thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời vấn đề: Nội dung cơ bản của chiếu cần vương là gì?
Hoàn cảnh ra đời của Chiếu cần vương
– Cuối năm 1884, giữa lúc quân Pháp đang khốn đốn ở Bắc Kỳ, phe chủ chiến ở Huế đứng đầu là Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua hàm Nghi phản đối việc 300 quân Pháp khéo vào Khuế lập căn cứ mang cá ngay trong Hoàng thành. Đáp lại Pháp cho tăng thêm số quân đóng ở Mang Cá lên hàng ngàn tên. Tôn Thất Thuyết huy động số quân còn lại ở các địa phương tập trung về Huế, bí mật tổ chức một cuộc phản công. Dò biết tình hình, 27/06/1885, De Courcy đem 04 đại đội và 02 tàu chiến từ Hải Phòng vào thẳng Huế nhằm loại trừ phe chủ chiến, dự định bắt cóc Tôn Thất Thuyết.
– Năm 1885, De Courcy đến Thuận An tồi lên Huế, yêu cầu Hội đồng phụ chính đến hội thương. Tôn Thất Thuyết cáo bệnh không đến, gấp rút chấn chỉnh quân sĩ, đào hào đắp lũy trong thành, bố trí hai đạo quân đặc biệt phòng thủ hoàng thành, nhằm giành thế chủ động trước khi De Courcy bày đặt việc triều yết vua Hàm Nghi để đột nhập hoàng thành.
– Tháng 07/1885, giữa lúc De Courcy đang dự tiệc ở sứ quán bên kia sông Hương và bàn kế đột nhập kinh thành Huế thì Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất có nhiệm vụ tấn công sứ quán Pháp, cánh thứ hai sẽ đánh úp tiêu diệt toàn bộ lính Pháp ở đồng Mang Cá.
– Quân Pháp trắng trợn cướp bóc của cải và tàn sát vô cùng dã man nhiều người dân vô tội trên đường tiến quân. Trong ngày hôm đó, hầu như nhà nào cũng có người bị giết.
Nội dung cơ bản của chiếu cần vương là gì?
– Ngày 05/07/1885, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng đời kinh đô Huế chạy ra sơn phòng Tân Sở. Ngày 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm nghi, đã hạ chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Ở Quảng Trị một thời gian, để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn Thất Thuyết lại đưa hàm Nghi vượt qua đất lào đến sơn phòng Ấu Sơn.
– Hai tờ chiếu này tập trung tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, đồng thời kêu gọi sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến giúp vua bảo vệ quê hương đất nước.
– Thực tế, đây là một phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam. Trong thời kỳ này, hoàn toàn vắng mặt sự tham gia của quân đội triều đình. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa Cần Vương không phải là các võ quan triều Nguyễn như trong thời kỳ đầu chống Pháp, mà là các sĩ phu văn thân yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động, nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược.
– Phong trào Cần Vương bùng nổ từ sau sự biến kinh thành Huế vào đầu tháng 07/1885 và phát triển qua 02 giai đoạn, cụ thể:
+ Giai đoạn đầu tiền từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (Tháng 11/1888).
+ Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (Năm 1896).
Ý nghĩa lịch sử của Chiếu Cần Vương
– Cần Vương mang ý nghĩa là giúp vua. Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê Sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung.
– Phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.
– Phong trào Cần Vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ năm 1885 cho đến năm 1896.
– Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình cà văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ.
Như vậy, Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì? Đã được chúng tôi phân tích cụ thể trong bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến phong trào Cần Vương thời bấy giờ. Mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.