Trên thượng lưu của một con sông nhỏ, có một con sói đang uống nước. Lúc đó, một chú cừu non cũng bước đến và uống nước ở hạ lưu con sông, cách chỗ con sói không xa. Con sói gian ác nhìn thấy cừu non, nó thèm nhỏ dãi. Nó nghĩ, cừu non đúng là bữa tối ngon lành của nó. Nhưng làm sao nó có thể mượn cớ danh chính môn thuận để ăn thịt cừu non đây?
Đúng lúc đó, sói nhìn thấy cừu non thò chân trước xuống nước, hình như muốn qua sông, vì thế nó nảy ra một ý.
Con sói ác độc lớn tiếng quát: “Đây là dòng sông ta đang uống nước, sao người dám thò chân xuống làm dục nước của ta, như vậy ta làm sao uống tiếp được nữa?”
Cừu non nhẹ nhàng nói: “Tôi nghĩ ngài đã nhầm rồi. Nước từ chỗ ngài chảy qua, chứ không phải là từ chỗ tôi chảy qua, làm sao tôi có thể làm bẩn nước của ngài được?”.
“Không cần lắm lời!” – Con sói hét lên – “Ta đã nhận ra ngươi, ngươi là đồ xấu xa. Một năm trước, ta đã nghe tiếng xấu của ngươi rồi”.
“Một năm trước ư?” – Cừu non lắp bắp trả lời – “Một năm trước, tôi còn chưa sinh ra mà”.
“Nếu không phải là ngươi, thì chính là bố ngươi, dù sao các ngươi cũng chẳng tốt đẹp gì! Tóm lại, ngươi chính là bữa tối của ta, dù có biện minh thế nào cũng vô ích thôi!”.
Nói xong, con sói lao đến chú cừu non đáng thương và ăn thịt nó.
Bàn học
Kẻ xấu trước khi muốn làm việc xấu luôn viện rất nhiều cớ, cho dù bạn có thanh minh, giải thích thế nào cũng vô ích, vì thế nên nhanh chóng nghĩ cách bảo vệ mình, không nên tranh luận, giải thích với kẻ xấu.
Dạy bé cách ứng xử với người lạ
1. Nói cho bé hiểu thế nào là người lạ
Điều đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là bé phải hiểu thế nào là người lạ. Người lạ là một người mà bé hoàn toàn không quen biết. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải dạy cho bé biết rằng có cả những người lạ tốt bụng nữa. Họ là những người bé có thể đến để tìm kiếm sự giúp đỡ như chú bảo vệ, bác cảnh sát, thầy cô giáo và nhân viên cửa hàng. Ngoại trừ những người này ra thì tất cả những người khác đều là người lạ cần cảnh giác.
2. Dạy cho bé các quy tắc
* Hướng dẫn bé tuân theo những quy tắc sau đây:
– Có thể nói chuyện với người lạ nếu họ đi cùng một người mà bé biết hoặc nếu bố mẹ nói rằng họ an toàn.
– Không bao giờ nói cho người khác biết tên và địa chỉ của mình.
– Không nhận kẹo hay bất cứ gì từ người lạ.
– Không bao giờ mở cửa cho người lạ.
– Không đi cùng người lạ cho dù họ có nói gì đi nữa.
– Nếu một người lạ tiến đền gần, bé nên chạy hoặc hét lớn lên.
* Dùng các cách khác nhau để chỉ dạy bé
Đừng khiến việc giáo dục về người lạ trở nên chán ngắt. Hãy cùng nhau đọc một cuốn sách nói về người lạ như truyện cổ tích “Cô bé quàng khăn đỏ” chẳng hạn. Sau khi đọc xong thì hãy cùng thảo luận về câu chuyện. Hỏi bé những câu như “Con sẽ làm gì nếu có người lạ đến gần?”, cảm giác của bé ra sao và bé đã học được những gì. Thuê hoặc mua những đĩa DVD giáo dục về người lạ.
* Dặn bé luôn ở gần bố mẹ
Một cách khác để dạy bé về người lạ là dặn bé luôn nắm tay bố mẹ hoặc ở trong tầm mắt của bố mẹ khi đến chỗ đông người. Nếu thấy vẫn không an toàn, hãy để bé trong xe đẩy để bé không thể đi lung tung.
* Dặn bé luôn ở bên bạn bè
Nói cho bé biết tầm quan trọng của việc luôn có một người bạn bên cạnh mình, cho dù là lúc chơi đùa hay đi bộ. Bảo bé vẽ hình 2 người trên giấy. Hỏi bé cách bé và bạn có thể giúp đỡ lẫn nhau khi có người lạ đến gần. Giúp bé hiểu rằng bạn của bé luôn có thể kêu gọi sự giúp đỡ nếu gặp phải chuyện xấu.
* Dạy bé học thuộc các thông tin liên lạc
Hướng dẫn bé cách viết tên, số liên lạc khẩn cấp và địa chỉ lên một tấm danh thiếp. Khuyến khích bé tập đọc thật to. Nhớ được các thông tin liên lạc quan trọng rất có ích cho trẻ.
Trẻ cần được giáo dục về người lạ ngay khi bước vào tuổi tập đi. Các biện pháp này giúp trẻ biết cách phản ứng khi gặp phải các tình huống không an toàn.