Thế nào là chủ ngữ? Thế nào là vị ngữ? Thế nào là trạng ngữ? Làm thế nào để хác định đúng các thành phần trong câu là thắc mắc chung của khá nhiều các bạn học ѕinh, phụ huуnh quan tâm khi hướng dẫn con làm bài tập tiếng Việt ? Hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt các khái niệm này cũng như cách để xác định những thành phần này trong bài viết dưới đây.
Contents
1. Chủ ngữ là gì?
Chủ ngữ là phần đầu tiên của câu diễn đạt người hoặc sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ vai trò chủ ngữ trong câu, các từ loại khác đôi khi đóng vai trò chủ ngữ, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật ngữ). Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu là một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng để trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? ? Con gì? Việc gì?….
Ví dụ:
– Tôi làm việc (tôi là chủ ngữ).
– Nam đi học. (Nam là chủ ngữ)
– Work is an honor (Work là động từ, nhưng trong trường hợp này work là chủ ngữ).
Chủ ngữ là danh ngữ:
Ví dụ:
Cả tôi và bạn ấy đều học cùng lớp với nhau.
Những di tich khảo cổ được coi là kho tàng rất quý báu, vô giá của quốc gia.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = <Danh từ/ngữ>
Chủ ngữ là cụm C-V:
Ví dụ: Gia đình hạnh phúc là một trong những nhân tố quan trọng làm nên trật tự xã hội.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = <Chủ ngữ> <Vị ngữ>
Chủ ngữ là kiến trúc: “ <Từ phủ định> <Danh từ> <Đại từ phiếm định>”.
Ví dụ: Không biết phân biệt đâu là thông tin đúng hay giả trên Internet sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = <Từ phủ định> <danh từ/ngữ> <Đại từ phiếm định>
Chủ ngữ là kiến trúc: “ có (phiếm định) <Danh từ>”
Ví dụ: Có một số điều bạn nói nghe thật không thuyết phục chút nào.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = có <Danh từ/ngữ>
Chủ ngữ là kiến trúc: “ <kết từ> <danh từ>”.
Ví dụ: Nửa đêm là thời điểm con người bắt đầu vào giấc ngủ say.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = <Kết từ> <Danh từ/ngữ>
Chủ ngữ là kiến trúc song hành chỉ khoảng cách không gian và thời gian.
Ví dụ: Từ Hải Phòng lên Hà Nội là 105 km.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = từ <Danh từ/ngữ> đến <Danh từ/ngữ>
Chủ ngữ là ngữ cố định:
Ví dụ: Tóc nhuộm thường xơ yếu và dễ gãy.
Mô hình tổng quát:
<Chủ ngữ> = <ngữ cố định>
2. Vị ngữ là gì?
Vị ngữ là bộ phận thứ hai của câu biểu thị hành động, trạng thái, tính chất, bản chất, phẩm chất, v.v… của người, vật, sự việc được nói đến ở chủ ngữ.
Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc đôi khi là một cụm chủ ngữ-vị ngữ. Có thể dùng vị ngữ để trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào?…
Ví dụ:
– Con mèo con đang ngủ (ngủ là vị ngữ).
– Ngôi nhà đẹp quá (vị ngữ là đẹp quá)
– Cái bàn này làm bằng gỗ rất tốt (gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ – vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ – vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu “Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm”).
Vị ngữ tiếng Việt có thể bao gồm nhiều loại từ và cụm từ; chẳng hạn như động từ, tính từ hoặc nhóm động từ, nhóm tính từ và một số từ khác như đại từ, số lượng, danh từ, động từ đặc biệt “là”,…
Vị ngữ động ngữ.
Ví dụ: Tôi tin tưởng ở bạn.
Mô hình tổng quát:
<Vị ngữ> = <Động từ/ngữ>
Vị ngữ với động từ đặc biệt “là”
Ví dụ:
Cô ấy là người xinh đẹp nhất tôi từng gặp.
Chỉ có anh ta là không hiểu gì cả.
Mô hình tổng quát:
<Vị ngữ> = là <Danh từ/ngữ>
<Vị ngữ> = là <Tính từ/ngữ>
Vị ngữ tính ngữ.
Ví dụ: Cô ta rất cá tính.
Mô hình tổng quát:
<Vị ngữ> = <Tính từ/ngữ>
Vị ngữ danh ngữ.
Loại câu với vị ngữ là danh ngữ thường biểu thị ý nghĩa địa điểm, sự kiện, hiện tượng, bản chất.
Ví dụ: Đồng hồ này ba kim. Cả nước một lòng.
Mô hình tổng quát:
<Vị ngữ> = <Số từ> <Danh từ> (vd, tòa nhà này 21 tầng)
<Vị ngữ> = <Từ so sánh> <Danh từ> (vd, Mắt cô ấy như mắt bồ câu)
<Vị ngữ> = <Đại từ> (vd, ai đấy ?)
<Vị ngữ> = <Loại từ> <Danh từ> (vd, mỗi người hai chiếc bánh)
Vị ngữ là ngữ cố định
Ví dụ: Anh ấy ba voi không được bát nước xáo.
Mô hình tổng quát:
<Vị ngữ> = <ngữ cố định>
3. Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu dùng để bổ sung ý nghĩa cho bộ phận chính, là thành phần của câu để xác định thời gian, địa điểm, lí do của sự việc được biểu đạt trong câu. Trạng từ thường trả lời cho các câu hỏi sau: Khi nào? Ở đâu? Tại sao?. Thông thường, trạng ngữ và thành phần chính của câu được ngăn cách bởi dấu phẩy (khi viết) hoặc ngắt nghỉ (khi nói). Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một mệnh đề vị ngữ. Nói chung, trạng ngữ thường được đặt ở đầu câu và ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy. Khi trạng ngữ đứng cuối câu, trạng từ thường có từ nối.
Các loại trạng ngữ:
Một là, Trạng ngữ chỉ thời gian.
Hai là, Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Ba là, Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Bốn là, Trạng ngữ chỉ mục đích.
Năm là, Trạng ngữ chỉ phương tiện.
Ví dụ: Trong cuộc sống này, ai cũng có khó khăn riêng của mình. Trong câu này, “trong cuộc sống này” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
4. Cách để xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
Làm thế nào để xác định một chủ ngữ: Thành phần này trả lời cho ai? Cái gì? Con gì? Hiện tượng gì?…
Ví dụ: Linh là chị gái tôi. Linh (đối tượng) trả lời câu hỏi Ai là chị gái tôi.
Cách nhận biết vị ngữ: vị ngữ tương ứng với nhóm câu hỏi Là gì? Làm gì? Như thế nào? Ngoài ra, bạn sẽ nhận ra vị ngữ qua từ nối với chủ ngữ.
Ví dụ: Linh là chị gái tôi. Chị gái tôi (Vị ngữ) trả lời câu hỏi Linh là ai.
5. Luyện tập xác định các thành phần chính trong câu:
Bài 1: Xác định thành phần chính của các câu sau
a. Mẹ tôi là người nội trợ.
b. Sen đá là loài cây sống tốt trong mọi hoàn cảnh.
c. Đây là bạn Lan.
d. Khoảng gần trưa, khi sương tan, đó là khi chợ náo nhiệt nhất.
Gợi ý trả lời:
a. Chủ ngữ trong câu là: “mẹ tôi” trả lời cho câu hỏi: ai là người nội trợ?
Vị ngữ trong câu là: “là người nội trợ” trả lời cho câu hỏi: mẹ tôi là ai?
b. Chủ ngữ trong câu là: “sen đá”, trả lời cho câu hỏi: Cây gì là loài cây sống tốt trong mọi hoàn cảnh?
Vị ngữ trong câu là: ” loài cây sống tốt trong mọi hoàn cảnh”, trả lời cho câu hỏi: sen đá là gì?
c. Chủ ngữ trong câu là: “Đây”, trả lời cho câu hỏi: ai là bạn Lan?
Vị ngữ trong câu là: “là bạn Lan”, trả lời cho câu hỏi: đây là ai?
d. Chủ ngữ trong câu là: “Đó”.
Vị ngữ trong câu là: “là khi chợ náo nhiệt nhất”, trả lời cho câu hỏi: đó là gì?
Bài 2: Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau
a. Cô bé ấy đang cười.
b. Mấy chú dế sắc nước, đang loạng choạng bò ra khỏi chiếc tổ gần đây.
c. Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu.
Bài 3: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau
a. Mái tóc của em gái tôi có màu nâu đỏ, dày và khỏe.
b. Tiếng sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền
c. Sau những cơn mưa phùn lạnh của mùa xuân, một màu xanh non ngọt ngào trải ra bát ngát trải ra tận cùng trên khắp các sườn đồi.
Bài 4: Tìm trạng ngữ trong các câu sau và cho biết các loại trạng ngữ
a. Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm quê ngoại cùng anh em của tôi.
b. Trước cổng trường, từng tốp học sinh đang lần lượt ra về.
c. Tôi dậy thật sớm nấu cơm giúp mẹ vì không muốn mẹ vất vả nhiều.
d. Để xứng đáng là thanh niên của bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện theo tấm gương của Hồ Chí Minh.
e. Bằng một giọng nói hiền từ và chậm rãi, bà kể cho tôi nghe về tuổi thơ của bà.
Gợi ý trả lời:
a. Trạng ngữ trong câu là: Thỉnh thoảng. Đây là loại trạng ngữ chỉ thời gian.
b. Trạng ngữ trong câu là: trước cổng trường. Đây là loại trạng ngữ chỉ nơi chốn.
c. Trạng ngữ trong câu là: vì không muốn mẹ vất vả nhiều. Đây là loại trạng ngữ chỉ về nguyên nhân.
d. Trạng ngữ trong câu là: để xứng đáng là thanh niên của Bác Hồ. Đây là loại trạng ngữ chỉ mục đích.
e. Trạng ngữ trong câu là: bằng giọng nói hiền từ và chậm rãi. Đây là loại trạng ngữ chỉ phương tiện.
Bài 5. Xác định các thành phần chính và thành phần phụ trong các câu sau:
a. Mỗi lần Tết đến xuân về, ngắm nhìn những cơn mưa phùn ngoài cửa sổ, tôi lại mong muốn được trở về quê nhanh chóng và quây quần bên gia đình.
b. Hình ảnh trong tôi về cô gái ấy, đến thời điểm hiện tại, còn vô cùng chân thực.
c. Bến đảo Cô Tô, một hòn ngọc ngày mai của tổ quốc đang chờ đợi chúng ta, thúc giục chúng ta.
d. Vào buổi trưa, nước biển xanh lơ và đến khi hoàng hôn, nước biển lại chuyển sang màu đỏ lấp lánh và tráng lệ.
e. Trên dòng sông mênh mông, có ánh trăng đang chiếu sáng, một chiếc thuyền đang lặng lẽ trôi.
f. Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con chim bông biển trong suốt như thủy tinh lăn tròn trên những con sóng.
g. Khoảng gần về khuya lạnh thấu xương, trên các đỉnh đồi gần đó, những cơn gió quấn mây xám lại thành một góc, rồi thổi dạt đi về phía bên kia.
h. Chúng tôi cùng nhau ngồi trên mái nhà và ngước mắt lên ngắm nhìn các vì sao đang tỏa sáng trên Dải Ngân hà rộng lớn.