표의문자 (Ideogram) theo từ tiếng Hàn thì viết rất dễ hiểu 표: biểu thị, thể hiện 의: ý nghĩa 문자: chữ. 표의문자 là chữ thể hiện ý nghĩa. Còn theo tiếng Anh Ideogram lấy từ 2 từ gốc tiếng Hy Lạp ideo : ideo ý tường và gram có nghĩa là viết, viết ý tưởng của bạn. Tiếng Việt thì có thể gọi là chữ biểu ý hay chữ tượng hình.
Một trong những loại chứ thể hiện ý nghĩa đó chính là chứ số. Bạn nhìn vào các chữ ấy và bạn hiểu ý nghĩa của chúng nhưng chúng không mang một thông tin nào về cách bạn đọc chúng ra sao. Chúng ta cũng có thể nói tiếng Trung Quốc thuộc loại chữ biểu ý hay chúng ta quen gọi là chữ tượng hình cũng thuộc loại chữ biểu ý. Tuy nhiên một luận điểm phản bác rằng tiếng Trung ngoài thể hiện hình ảnh, ý nghĩa muốn diễn đạt của chữ thì nó còn thể hiện cả cách phát âm nữa. Hay chúng ta nhìn chữ Nhân 人 chúng ta biết nó đọc là [rén], rồi ghép với từ Khách 客人 chúng ta đọc được là [kèrén].
표음문자 (phonogram) là chữ thể hiện phát âm, hay chúng ta quen gọi chữ tượng thanh. Là loại chữ nhìn vào là bạn biết cách phát âm và so với chữ biểu ý thì chữ biểu âm có thể sử dụng linh hoạt hơn rất nhiều vì nhìn chữ có thể biết cách đọc, giúp cho việc phổ biến ngôn ngữ dễ dàng.
Chia nhỏ thêm về chứ biểu âm ta có chữ biểu âm âm tiết 음절문자 (syllabarry) mỗi một chữ cái mang một cách đọc, tiêu biểu là chữ hiragana và katakana của Nhật Bản, từng chữ từng chữ một đều có cách đọc riêng như từ Khách sạn ホテル đọc là ho-te-ru.
Và chữ biểu âm âm tố 음소문자 mỗi một chữ cái có một cách phát âm và chúng cần ghép lại với nhau thành một từ nguyên chỉnh hay chữ biểu âm âm tố bao giờ cũng bao gồm nguyên âm và phụ âm ghép lại tạo thành cách đọc 1 từ. Tiêu biểu là Tiếng Việt, Tiếng Hàn, Tiếng Roma…
Nhân tiện nói về cách tạo ra chữ thì một số sự thực được mình tìm thấy – Funfact
- Bảng chữ cái tiếng Ả rập gồm 28 chữ và chủ yếu là phụ âm chỉ có 3 nguyên âm chính là a-i-u nên cũng có thể được gọi là chữ phụ âm (Tiếng Ả Rập làm mình liên tưởng đến ca sĩ IU của Hàn, đọc tên là hết xừ nguyên âm Ả rập rồi).
- Tiếng Việt (tiếng của dân tộc Kinh) thì có đường đi tương đối ngoằn nghèo: thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á gần với tiếng Mường, tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Tiếng Việt vốn có phương ngữ hay rất nhiều âm thanh, dấu tuy nhiên do bị đồng hóa bới Tiếng Trung nên đã bị lược bớt đi rồi khi áp dụng chữ Quốc ngữ lại bị lược bớt đi một số nữa. Về chứ viết thì trước đó tiếng Việt chưa có chữ viết riêng, chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc chúng ta dùng tiếng Hán rồi phát minh ra tiếng Hán Nôm để xây dựng riêng cho người Việt chữ viết. Thực tế là chứ Hán hay chữ Nôm đều quá khó để học, chỉ tầng lớp trí thức học chăm chỉ và dùng trong hành chính. Chỉ đến khi chữ quốc ngữ ra đời bởi 2 tu sĩ người Bồ Đào Nha – họ dùng các ký tự Latinh để biểu thị phát âm của Tiếng Việt, khi đấy chữ tiếng Việt mới trở nên dễ học và phổ biến. (Chữ Quốc ngữ không phải xuất phát từ tiếng Pháp hay tiếng Hà Lan, tiếng Tây Ban Nha… mà là tiếng Bồ Đào Nha vì trong số các ngôn ngữ thuộc hệ Latinh thì chỉ có tiếng Bồ Đào Nha là có phụ âm “nh”)
- Việt Nam tìm đến chữ Quốc ngữ như một xu thế tất yếu vì những nước như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản chịu sự ảnh hưởng từ tiếng Trung mà sử dụng chữ Hán, một ngôn ngữ quá khó, quá phức tạp để học. Vậy nên ở Hàn Quốc vua Sejong đã nghĩ ra bộ chữ Hangul dễ học dễ đọc cho người Hàn, còn Nhật Bản về việc sáng tạo chữ viết để thoát hẳn ra khỏi cái bóng của tiếng Trung thì có thể coi là một ví dụ không hoàn hảo. Vì chữ của tiếng Nhật mang 1 âm thanh nên mỗi từ muốn viết thì viết rất dài nên họ vẫn mượn tiếng Hán để viết cho gọn. (Học tiếng Nhật vẫn tương đối khó với mình 😦
- Còn về tiếng Anh thì nên xem clip này để hiểu thêm https://www.youtube.com/watch?v=SfKhlJIAhew