Được xem là thành phần chủ chốt tác động đến quá trình vận hành của một smartphone haylaptop, bộ nhớ trong cho thấy tầm quan trọng không thể thay thế trong các thiết bị thông minh cực kỳ phổ biến ngày nay. Vậy trên thực tế, bộ nhớ trong là gì và phải lựa chọn bộ nhớ trong như thế nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân?
Bộ nhớ trong là gì?
Bộ nhớ trong là linh kiện vật lý được trang bị sẵn trong các dòng sản phẩm như smartphone, tablet, laptop, smartwatch… Nhiệm vụ của bộ nhớ trong là lưu trữ dữ liệu tạm thời để phục vụ cho quá trình trải nghiệm của người dùng, cho phép truy xuất thông tin hệ thống mà không cần đến sự hỗ trợ của thiết bị đầu vào hoặc đầu ra. Bộ nhớ trong sẽ gắn liền với hệ thống của thiết bị và là thành phần không thể tách rời.
Các thành phần của bộ nhớ trong
Thông thường, ở trong một hệ thống máy tính thì các thành phần của bộ nhớ trong sẽ gồm hai loại là bộ nhớ chính và bộ nhớ đệm. Nếu như bộ nhớ chính bao gồm RAM và ROM thì bộ nhớ đệm còn được biết đến là Cache.
RAM (Random Access Memory)
RAM (Random Access Memory) – bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên là thành phần phần cứng hỗ trợ lưu giữ dữ liệu tạm thời cho các chương trình hoạt động. Sự góp mặt của RAM cho phép CPU vận hành với tốc độ cao để có thể nhanh chóng xử lý khi cần. Tốc độ truy xuất của hệ thống vào RAM sẽ như nhau dù dữ liệu được lưu trong ô nhớ nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, do chỉ có tính chất lưu trữ tạm thời nên tất cả các dữ liệu này sẽ biến mất nếu bạn tắt máy tính.
Nếu bạn thắc mắc RAM là bộ nhớ trong hay ngoài thì đáp án chính là bộ nhớ trong. Tác dụng của RAM là lưu trữ những chương trình phục vụ cho quá trình xử lý thông tin của CPU.
ROM (Read-only Memory)
ROM (Read-only Memory) là bộ nhớ đảm nhận chức năng đọc. Tại đây, nhà sản xuất thường ghi sẵn những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình vận hành của hệ thống như hệ điều hành và một số thông tin bảo mật. Khác với RAM, những thông tin lưu trên ROM sẽ không bị mất đi ngay cả khi bạn tắt nguồn, khởi động lại thiết bị để sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo. Đây là bộ nhớ bất biến và chứa đựng những thông tin quan trọng hơn so với RAM.
Bộ nhớ đệm (Cache Memory)
Bộ nhớ đệm (hay còn gọi là bộ nhớ cache) là thành phần bộ nhớ trong có khả năng lưu lại những trường dữ liệu được người dùng đến thường xuyên để CPU sẵn sàng truy cập bất cứ lúc nào, bộ nhớ cache giúp gia tăng tốc độ vận hành của hệ thống và có tác dụng tương tự như RAM.
Bộ nhớ đệm được gọi là SRAM còn bộ nhớ RAM tích hợp trên bo mạch chủ là DRAM. SRAM sẽ có tốc độ trong thực tế nhanh hơn nhiều so với DRAM. Trên các dòng thiết bị hiện đại như smartphone hay tablet, bộ nhớ đệm thường được đặt trong CPU và chia thành các lớp có tốc độ gia tăng như L1, L2, L3 và L4.
Vài điều thú vị về bộ nhớ trong smartphone
Dù thuật ngữ bộ nhớ trong thường được dùng để chỉ cả RAM, ROM cũng như Cache. Tuy nhiên, do một số đặc thù kỹ thuật nên khái niệm “bộ nhớ trong” thường được các nhà sản xuất lưu ý trong cột thông số của một smartphone được dùng để ám chỉ không gian lưu trữ dữ liệu (128GB, 256GB, 512GB hoặc 1TB), thông số RAM sẽ được liệt kê riêng.
Ngoài ra, khác với tính chất không thể ghi đè và thay đổi của ROM máy tính, ROM smartphone hoàn toàn có thể can thiệp để thực hiện các bước chỉnh sửa hoặc ghi/xuất dữ liệu.
Xem thêm:
Mọi điều cần biết về RAM DDR5, chuẩn RAM mới có những ưu thế gì?
Trình duyệt nào sử dụng ít RAM nhất vào năm 2022?
RAM tĩnh là gì? Sự khác nhau giữa RAM tĩnh và RAM động