TỔNG QUAN CHUNG
( Theo Điều lệ Hội tại Quyết định 282/QĐ-TTg, ngày 08/3/2018 của Chính phủ)
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (Hội): Là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo; tập hợp mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài,không phân biệt thành phần, dân tộc, tôn giáo, giới tính để làm nhân đạo.
Mục đích cao cả của Hội: Là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Là Hội Chữ thập đỏ quốc gia duy nhất tại Việt Nam; hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và biểu trưng riêng.
I. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
– Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: Hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động; tự nguyện, không vụ lợi; công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc; sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ; không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
– Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Hội là đại hội Hội cấp đó; quyết định theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
– Hội tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội, các Công ước Giơ-ne-vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977, các điều ước quốc tế về nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
II. Tổ chức của Hội gồm:
1.Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
2. Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh);
3. Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh và tương đương (cấp huyện);
4. Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương (cấp xã).
Hội được thành lập các chi hội trực thuộc, hội đồng hoặc ban bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, các đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, đội khám chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, các câu lạc bộ và các loại hình hoạt động nhân đạo khác theo quy định của pháp luật và các loại hình tổ chức này do cấp Hội thành lập, trực tiếp quản lý theo đúng tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
III. Chức năng, nhiệm vụ của Hội
1. Chức năng của Hội: Là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ; nghiên cứu, tham mưu cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
2. Nhiệm vụ của Hội: Là tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ; vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo…
3. Hội được quyền: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến nhân đạo; tham gia thực hiện một số dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện xã hội các chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội; tiếp nhận tài trợ, tổ chức các hoạt động gây quỹ theo quy định của pháp luật; được cấp kinh phí hoạt động và kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Nhà nước giao.
4. Hội được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật; tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
*Cơ quan lãnh đạo Hội gồm: Đại hội Hội; Ban Chấp hành Hội; Ban TV Hội
07 nguyên tắc hoạt động
1. Nhân đạo: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ được hình thành từ mong muốn mang lại sự giúp đỡ không phân biệt đối xử dành cho những người bị thương trên chiến trường, bằng tất cả nỗ lực, với khả năng trong nước và quốc tế, ngăn ngừa và giảm bớt đau thương cho nhân loại, ở bất cứ nơi nào. Mục đích của Phong trào là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người và đảm bảo tôn trọng nhân phẩm con người. Phong trào thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị, sự hợp tác, hòa bình bền vững giữa các dân tộc.
2. Vô tư: Phong trào không phân biệt đối xử dựa trên các yếu tố như dân tộc, giống nòi, tôn giáo, tầng lớp hay quan điểm chính trị. Những nỗ lực của Phong trào nhằm giảm bớt khổ đau cho mọi cá nhân chỉ dựa trên cơ sở duy nhất là nhu cầu của họ, và dành ưu tiên cho những trường hợp có hoàn cảnh cấp bách nhất.
3. Trung lập: Để giữ niềm tin của nhân dân, Phong trào không đứng về phe nào trong các cuộc xung đột; không can dự vào các vấn đề gây mâu thuẫn về chính trị, chủng tộc, tôn giáo hoặc lý tưởng.
4. Độc lập: Phong trào hoàn toàn độc lập. Các Hội quốc gia, vừa phải làm tốt vai trò bổ trợ cho chính phủ trong công tác nhân đạo, tuân theo luật pháp của Nhà nước mình, vừa phải duy trì quyền tự chủ để có thể hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của Phong trào.
5. Tự nguyện: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ là tổ chức nhân đạo hoạt động tự nguyện, không dùng bất kỳ hình thức xúi giục, ép buộc nào để đạt được mục đích.
6. Thống nhất: Ở mỗi nước, chỉ có duy nhất một Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ. Hội nhất thiết phải mở cho sự tham gia của tất cả mọi người. Hội phải thực hiện các hoạt động nhân đạo trên phạm vi toàn lãnh thổ.
7. Toàn cầu: Phong trào Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế là một mạng lưới có phạm vi toàn cầu, trong đó tất cả các Hội quốc gia đều bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm và nhiệm vụ khi hỗ trợ lẫn nhau.
07 Lĩnh vực hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ
1. Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo.
1.1. Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp: Là hoạt động hỗ trợ kịp thời, trực tiếp cho nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:
a) Cứu trợ bằng tiền, hiện vật và giúp đỡ khắc phục khó khăn ban đầu;
b) Động viên tinh thần, hỗ trợ tâm lý.
1.2. Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo: Là hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác, bao gồm:
a) Trợ giúp tiền, phương tiện, công sức;
b) Trợ giúp kinh phí học nghề, tạo việc làm;
c) Trợ giúp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
d) Trợ giúp khác.
1.3. Nguyên tắc cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo: Bảo đảm ưu tiên những nơi, những đối tượng khó khăn nhất
a) Trường hợp cứu trợ khẩn cấp: Thì tiền, hiện vật được cung cấp ngay, trực tiếp cho các đối tượng;
b) Trường hợp trợ giúp nhân đạo:Thì các đối tượng nhận tiền, hiện vật cứu trợ được xác định trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ của cộng đồng và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi đối tượng đang được nuôi dưỡng.
2. Chăm sóc sức khỏe : Là hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khoẻ là hoạt động góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, tham gia phòng, chống dịch bệnh, bao gồm:
2.1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân thực hiện biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng;
2.2. Tổ chức lực lượng, tiến hành huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng hội viên, tình nguyện viên có kiến thức, kỹ năng, phương pháp để thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe;
2.3. Tham gia phòng, chống dịch bệnh;
2.4. Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, hình thức khám bệnh, chữa bệnh lưu động theo quy định của pháp luật.
3. Sơ cấp cứu ban đầu:Là hoạt động chữ thập đỏ về sơ cấp cứu ban đầu là hoạt động sơ cấp cứu đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:
3.1. Tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ, kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế và báo tin cho gia đình, cơ quan, tổ chức nơi nạn nhân làm việc hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi nạn nhân cư trú;
3.2. Tổ chức lực lượng, tiến hành đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng hội viên, tình nguyện viên có kỹ năng, phương pháp sơ cấp cứu;
3.3. Tổ chức điểm, trạm sơ cấp cứu ở những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn, cung cấp dụng cụ sơ cấp cứu.
4. Hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
4.1. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo: Là hoạt động góp phần đáp ứng nhu cầu máu phục vụ chữa bệnh, bao gồm:
a) Tuyên truyền, vận động hiến máu;
b) Tổ chức lực lượng, cơ sở hiến máu;
c) Tổ chức hiến máu;
d) Tiếp nhận máu, sản phẩm máu từ tổ chức, cá nhân;
đ) Phối hợp với ngành y tế trong việc xét nghiệm, bảo quản đúng quy trình kỹ thuật máu và sản phẩm máu.
4.2. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác: Là hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích nhân đạo của việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
5. Tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh,thiên tai, thảm họa:Làhoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa là hoạt động cung cấp thông tin về thân nhân hoặc hỗ trợ việc gặp gỡ, đoàn tụ cho cá nhân, gia đình bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa ở trong nước và ở nước ngoài, bao gồm:
5.1. Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, phạm vi của hoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân;
5.2. Thu thập, xử lý, hỗ trợ việc trao đổi thông tin liên quan đến thân nhân của cá nhân, gia đình cần tìm kiếm tin tức trong trường hợp các kênh liên lạc thông thường bị gián đoạn;
5.3. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ cá nhân, gia đình, thân nhân của họ trong việc liên hệ, tiến hành các thủ tục cần thiết để sớm gặp gỡ, đoàn tụ gia đình.
6. Tuyên truyền các giá trị nhân đạo: Là hoạt động chữ thập đỏ về tuyên truyền các giá trị nhân đạo là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về các nội dung sau đây:
6.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung của hoạt động chữ thập đỏ; truyền thống nhân ái, tình thương yêu con người, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam;
6.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ;
6.3. Pháp luật nhân đạo quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Phòng ngừa, ứng phó thảm họa: Là hoạt động chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm họa là hoạt động góp phần làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra thảm họa, thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra thảm họa, bao gồm:
7.1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ, nhân dân về phòng ngừa, ứng phó thảm họa;
7.2. Tổ chức lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất khác để tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa;
7.3. Tham gia tổ chức việc sơ tán, di dời, bảo vệ nhân dân, cứu người bị nạn, hoạt động phục hồi mang tính cộng đồng sau thảm họa.
TỔNG QUAN CHUNG
( Theo Điều lệ Hội tại Quyết định 282/QĐ-TTg, ngày 08/3/2018 của Chính phủ)
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (Hội): Là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo; tập hợp mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài,không phân biệt thành phần, dân tộc, tôn giáo, giới tính để làm nhân đạo.
Mục đích cao cả của Hội: Là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: Là Hội Chữ thập đỏ quốc gia duy nhất tại Việt Nam; hỗ trợ các cơ quan nhà nước trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và biểu trưng riêng.
I. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
– Hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc: Hiệp thương dân chủ, thống nhất hành động; tự nguyện, không vụ lợi; công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả; không phân biệt đối xử, phù hợp với truyền thống nhân ái của dân tộc; sử dụng Biểu tượng chữ thập đỏ; không được lợi dụng hoạt động Hội làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
– Quyền quyết định cao nhất của mỗi cấp Hội là đại hội Hội cấp đó; quyết định theo đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.
– Hội tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội, các Công ước Giơ-ne-vơ 1949, các Nghị định thư bổ sung năm 1977, các điều ước quốc tế về nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 7 Nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
II. Tổ chức của Hội gồm:
1.Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
2. Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh);
3. Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh và tương đương (cấp huyện);
4. Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương (cấp xã).
Hội được thành lập các chi hội trực thuộc, hội đồng hoặc ban bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, các đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, đội khám chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, các câu lạc bộ và các loại hình hoạt động nhân đạo khác theo quy định của pháp luật và các loại hình tổ chức này do cấp Hội thành lập, trực tiếp quản lý theo đúng tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
III. Chức năng, nhiệm vụ của Hội
1. Chức năng của Hội: Là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ; nghiên cứu, tham mưu cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
2. Nhiệm vụ của Hội: Là tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ; vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo…
3. Hội được quyền: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến nhân đạo; tham gia thực hiện một số dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện xã hội các chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội; tiếp nhận tài trợ, tổ chức các hoạt động gây quỹ theo quy định của pháp luật; được cấp kinh phí hoạt động và kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Nhà nước giao.
4. Hội được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật; tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
*Cơ quan lãnh đạo Hội gồm: Đại hội Hội; Ban Chấp hành Hội; Ban TV Hội
07 nguyên tắc hoạt động
1. Nhân đạo: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ được hình thành từ mong muốn mang lại sự giúp đỡ không phân biệt đối xử dành cho những người bị thương trên chiến trường, bằng tất cả nỗ lực, với khả năng trong nước và quốc tế, ngăn ngừa và giảm bớt đau thương cho nhân loại, ở bất cứ nơi nào. Mục đích của Phong trào là bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người và đảm bảo tôn trọng nhân phẩm con người. Phong trào thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị, sự hợp tác, hòa bình bền vững giữa các dân tộc.
2. Vô tư: Phong trào không phân biệt đối xử dựa trên các yếu tố như dân tộc, giống nòi, tôn giáo, tầng lớp hay quan điểm chính trị. Những nỗ lực của Phong trào nhằm giảm bớt khổ đau cho mọi cá nhân chỉ dựa trên cơ sở duy nhất là nhu cầu của họ, và dành ưu tiên cho những trường hợp có hoàn cảnh cấp bách nhất.
3. Trung lập: Để giữ niềm tin của nhân dân, Phong trào không đứng về phe nào trong các cuộc xung đột; không can dự vào các vấn đề gây mâu thuẫn về chính trị, chủng tộc, tôn giáo hoặc lý tưởng.
4. Độc lập: Phong trào hoàn toàn độc lập. Các Hội quốc gia, vừa phải làm tốt vai trò bổ trợ cho chính phủ trong công tác nhân đạo, tuân theo luật pháp của Nhà nước mình, vừa phải duy trì quyền tự chủ để có thể hoạt động phù hợp với những nguyên tắc của Phong trào.
5. Tự nguyện: Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ là tổ chức nhân đạo hoạt động tự nguyện, không dùng bất kỳ hình thức xúi giục, ép buộc nào để đạt được mục đích.
6. Thống nhất: Ở mỗi nước, chỉ có duy nhất một Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ. Hội nhất thiết phải mở cho sự tham gia của tất cả mọi người. Hội phải thực hiện các hoạt động nhân đạo trên phạm vi toàn lãnh thổ.
7. Toàn cầu: Phong trào Chữ thập đỏ-Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế là một mạng lưới có phạm vi toàn cầu, trong đó tất cả các Hội quốc gia đều bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm và nhiệm vụ khi hỗ trợ lẫn nhau.
07 Lĩnh vực hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ
1. Cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo.
1.1. Hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp: Là hoạt động hỗ trợ kịp thời, trực tiếp cho nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:
a) Cứu trợ bằng tiền, hiện vật và giúp đỡ khắc phục khó khăn ban đầu;
b) Động viên tinh thần, hỗ trợ tâm lý.
1.2. Hoạt động chữ thập đỏ về trợ giúp nhân đạo: Là hoạt động trợ giúp cho người khuyết tật, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác, bao gồm:
a) Trợ giúp tiền, phương tiện, công sức;
b) Trợ giúp kinh phí học nghề, tạo việc làm;
c) Trợ giúp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng;
d) Trợ giúp khác.
1.3. Nguyên tắc cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo: Bảo đảm ưu tiên những nơi, những đối tượng khó khăn nhất
a) Trường hợp cứu trợ khẩn cấp: Thì tiền, hiện vật được cung cấp ngay, trực tiếp cho các đối tượng;
b) Trường hợp trợ giúp nhân đạo:Thì các đối tượng nhận tiền, hiện vật cứu trợ được xác định trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ của cộng đồng và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi đối tượng đang được nuôi dưỡng.
2. Chăm sóc sức khỏe : Là hoạt động chữ thập đỏ về chăm sóc sức khoẻ là hoạt động góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, tham gia phòng, chống dịch bệnh, bao gồm:
2.1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân thực hiện biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng;
2.2. Tổ chức lực lượng, tiến hành huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng hội viên, tình nguyện viên có kiến thức, kỹ năng, phương pháp để thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe;
2.3. Tham gia phòng, chống dịch bệnh;
2.4. Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, hình thức khám bệnh, chữa bệnh lưu động theo quy định của pháp luật.
3. Sơ cấp cứu ban đầu:Là hoạt động chữ thập đỏ về sơ cấp cứu ban đầu là hoạt động sơ cấp cứu đối với nạn nhân chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn giao thông và các tai nạn, thảm họa khác, bao gồm:
3.1. Tổ chức sơ cấp cứu tại chỗ, kịp thời đưa nạn nhân đến cơ sở y tế và báo tin cho gia đình, cơ quan, tổ chức nơi nạn nhân làm việc hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi nạn nhân cư trú;
3.2. Tổ chức lực lượng, tiến hành đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng hội viên, tình nguyện viên có kỹ năng, phương pháp sơ cấp cứu;
3.3. Tổ chức điểm, trạm sơ cấp cứu ở những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn, cung cấp dụng cụ sơ cấp cứu.
4. Hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác
4.1. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến máu nhân đạo: Là hoạt động góp phần đáp ứng nhu cầu máu phục vụ chữa bệnh, bao gồm:
a) Tuyên truyền, vận động hiến máu;
b) Tổ chức lực lượng, cơ sở hiến máu;
c) Tổ chức hiến máu;
d) Tiếp nhận máu, sản phẩm máu từ tổ chức, cá nhân;
đ) Phối hợp với ngành y tế trong việc xét nghiệm, bảo quản đúng quy trình kỹ thuật máu và sản phẩm máu.
4.2. Hoạt động chữ thập đỏ về hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác: Là hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích nhân đạo của việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác.
5. Tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh,thiên tai, thảm họa:Làhoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa là hoạt động cung cấp thông tin về thân nhân hoặc hỗ trợ việc gặp gỡ, đoàn tụ cho cá nhân, gia đình bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa ở trong nước và ở nước ngoài, bao gồm:
5.1. Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, phạm vi của hoạt động chữ thập đỏ về tìm kiếm tin tức thân nhân;
5.2. Thu thập, xử lý, hỗ trợ việc trao đổi thông tin liên quan đến thân nhân của cá nhân, gia đình cần tìm kiếm tin tức trong trường hợp các kênh liên lạc thông thường bị gián đoạn;
5.3. Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ cá nhân, gia đình, thân nhân của họ trong việc liên hệ, tiến hành các thủ tục cần thiết để sớm gặp gỡ, đoàn tụ gia đình.
6. Tuyên truyền các giá trị nhân đạo: Là hoạt động chữ thập đỏ về tuyên truyền các giá trị nhân đạo là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về các nội dung sau đây:
6.1. Mục đích, ý nghĩa, nội dung của hoạt động chữ thập đỏ; truyền thống nhân ái, tình thương yêu con người, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam;
6.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động chữ thập đỏ;
6.3. Pháp luật nhân đạo quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Phòng ngừa, ứng phó thảm họa: Là hoạt động chữ thập đỏ về phòng ngừa, ứng phó thảm họa là hoạt động góp phần làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra thảm họa, thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra thảm họa, bao gồm:
7.1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho hội viên, tình nguyện viên chữ thập đỏ, nhân dân về phòng ngừa, ứng phó thảm họa;
7.2. Tổ chức lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất khác để tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa;
7.3. Tham gia tổ chức việc sơ tán, di dời, bảo vệ nhân dân, cứu người bị nạn, hoạt động phục hồi mang tính cộng đồng sau thảm họa.