LÀM ĐỒ DÙNG BẰNG VẬT LIỆU TỰ NHIÊN
GẦN GŨI THÂN THIỆN VỚI TRẺ
Như chúng ta cũng biết ở lứa tuổi mầm non trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học” và việc có đồ dùng đồ chơi để cho trẻ tham gia hoạt động là vô cùng cần thiết. Vì trẻ mầm non chủ yếu tư duy của trẻ thông qua hình ảnh và đồ dùng trực quan. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với hoạt động của trẻ. Sự đa dạng của nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềm say mê hứng thú. Chính những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vì đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, thường xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo. Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá cao. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên trong trường đã dùng những nguyên vật liệu phế thải, những nguyên vật liệu sẵn có để tạo thành những đồ dùng, đồ chơi sống động phục vụ cho các hoạt động vui chơi và học tập của trẻ.
Đồ chơi mầm non đơn giản, màu sắc đẹp để cuốn hút trẻ, thể hiện tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh và có nét hài hước phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi trẻ. Khi thực hiện làm đồ chơi giáo viên đã lựa chọn nguyên vật liệu an toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải khi chơi. Lựa chọn nguyên vật liệu an toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải khi chơi. Nguyên vật liệu để làm đồ chơi có thể sưu tầm dễ dàng như: Từ động vật (vỏ sò, lông gà, vỏ hến, vỏ ngao, lông chim…), từ thực vật (gỗ, thân tre, cành cây, rơm rạ, lá cây, quả khô, hột hạt…), từ nguồn vô cơ như (đá, sỏi, đất sét, cát,..). Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế lựa chọn vật liệu sạch sẽ và an toàn, hộp, vỏ nhựa…phải được rửa sạch, phơi khô. Không dùng các nguyên vật liệu sắc nhọn dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ. Mỗi giáo viên trước khi làm đồ chơi cần có một bộ đồ dùng để làm như: Kéo, dao, dập gim, dập lỗ, ghim và kẹp, hồ và keo dán, bút lông và màu vẽ, băng keo các loại, …
Làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu tự nhiên từ gỗ, thân tre, cành cây, rơm rạ, quả khô, hột hạt, dừa khô…), Với những ống tre giáo viên còn cắt ra và bào cho mịn, dùng keo gắn để làm thành bộ cốc nhỏ xinh, bộ nồi, chảo, muôi, để cho trẻ chơi góc phân vai…Làm dụng cụ âm nhạc từ những ống tre có thể sử dụng những ống tre, mẩu gỗ để làm nên những dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động như: Dùng ống tre để làm trống cơm, để làm đồ dùng này giáo viên sử dụng những đoạn ống tre ngắn, sử dụng dây dù loại nhỏ luồn qua ống tre và buộc hai đầu lại để làm dây đeo. Để làm được những phách tre tạo ra những âm thanh vui nhộn khi gõ trong giờ học âm nhạc, giáo viên chẻ nhỏ ống tre tạo thành những thanh tre nhỏ dài và sử dụng sơn màu để sơn tạo ra những phách tre đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau; ngoài ra giáo viên cũng sử sụng những thanh tre dùng dây buộc cách đoạn để làm thành đàn tơ-rưng, dùng những cây tre nhỏ cắt thành từng đoạn dài, ngắn khác nhau và dùng dây buộc tạo thành những chiếc khèn,…
Từ những quả thông khô giáo viên sưu tầm được cho trẻ làm thành những chiếc chuông gió, những bông hoa từ quả thông. Để làm được chiếc chuông gió giáo viên có thể sưu tầm nắp giỏ mây hoặc tre có dạng tròn đã được đan, dây hoặc chỉ để buộc và những quả thông. Cô hướng dẫn trẻ dùng đoạn chỉ dài, ngắn khác nhau và buộc chỉ vào từng quả thông, buộc thắt nút sao cho không bị tuột chỉ, sau đó dùng đầu chỉ còn lại luồn qua mép nắp giỏ mây và buộc lại tạo thành chuông gió để làm đồ dùng trang trí treo trong lớp. Từ những quả thông cô hướng dẫn trẻ dùng que gắn để làm thành bông hoa. Khi được tham gia làm trẻ rất hào hứng và thích thú.
Những đồ dùng giáo viên làm đa số từ các nguyên vật liệu gần gũi nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ nơi đâu những nguyên vật liệu từ động vật như lông gà, lông chim, kết hợp cùng sợi len, hồ dán, bông để tạo thành con vật nuôi trong gia đình như gà trống, gà mái, đàn gà con. Sử dụng vỏ ngao để làm thành con bướm, bông hoa,…
Các nguồn nguyên vật liệu từ đá, sỏi cũng được giáo viên sưu tầm, tận dụng để cô và trẻ thao tác làm thành những bức tranh sinh động, những đồ dùng phục vụ cho tiết toán, âm nhạc, chơi trò chơi dân gian( Ô ăn quan). Để làm được cần chuẩn bị đá, sỏi, keo nến, màu nước, tấm phên đan bằng tre, bút vẽ.
Người viết: Điêu Ún – Lò Nga
LÀM ĐỒ DÙNG BẰNG VẬT LIỆU TỰ NHIÊN
GẦN GŨI THÂN THIỆN VỚI TRẺ
Như chúng ta cũng biết ở lứa tuổi mầm non trẻ: “ Học mà chơi, chơi mà học” và việc có đồ dùng đồ chơi để cho trẻ tham gia hoạt động là vô cùng cần thiết. Vì trẻ mầm non chủ yếu tư duy của trẻ thông qua hình ảnh và đồ dùng trực quan. Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu tự nhiên, dễ kiếm, đa dạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với hoạt động của trẻ. Sự đa dạng của nguyên vật liệu thiên nhiên đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềm say mê hứng thú. Chính những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàng ngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện. Bởi vì đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, thường xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo. Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá cao. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên trong trường đã dùng những nguyên vật liệu phế thải, những nguyên vật liệu sẵn có để tạo thành những đồ dùng, đồ chơi sống động phục vụ cho các hoạt động vui chơi và học tập của trẻ.
Đồ chơi mầm non đơn giản, màu sắc đẹp để cuốn hút trẻ, thể hiện tính hồn nhiên, ngộ nghĩnh và có nét hài hước phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi trẻ. Khi thực hiện làm đồ chơi giáo viên đã lựa chọn nguyên vật liệu an toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải khi chơi. Lựa chọn nguyên vật liệu an toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải khi chơi. Nguyên vật liệu để làm đồ chơi có thể sưu tầm dễ dàng như: Từ động vật (vỏ sò, lông gà, vỏ hến, vỏ ngao, lông chim…), từ thực vật (gỗ, thân tre, cành cây, rơm rạ, lá cây, quả khô, hột hạt…), từ nguồn vô cơ như (đá, sỏi, đất sét, cát,..). Khi sử dụng các nguyên vật liệu tái chế lựa chọn vật liệu sạch sẽ và an toàn, hộp, vỏ nhựa…phải được rửa sạch, phơi khô. Không dùng các nguyên vật liệu sắc nhọn dễ vỡ có thể gây thương tích cho trẻ. Mỗi giáo viên trước khi làm đồ chơi cần có một bộ đồ dùng để làm như: Kéo, dao, dập gim, dập lỗ, ghim và kẹp, hồ và keo dán, bút lông và màu vẽ, băng keo các loại, …
Làm đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu tự nhiên từ gỗ, thân tre, cành cây, rơm rạ, quả khô, hột hạt, dừa khô…), Với những ống tre giáo viên còn cắt ra và bào cho mịn, dùng keo gắn để làm thành bộ cốc nhỏ xinh, bộ nồi, chảo, muôi, để cho trẻ chơi góc phân vai…Làm dụng cụ âm nhạc từ những ống tre có thể sử dụng những ống tre, mẩu gỗ để làm nên những dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạt động như: Dùng ống tre để làm trống cơm, để làm đồ dùng này giáo viên sử dụng những đoạn ống tre ngắn, sử dụng dây dù loại nhỏ luồn qua ống tre và buộc hai đầu lại để làm dây đeo. Để làm được những phách tre tạo ra những âm thanh vui nhộn khi gõ trong giờ học âm nhạc, giáo viên chẻ nhỏ ống tre tạo thành những thanh tre nhỏ dài và sử dụng sơn màu để sơn tạo ra những phách tre đẹp mắt với nhiều màu sắc khác nhau; ngoài ra giáo viên cũng sử sụng những thanh tre dùng dây buộc cách đoạn để làm thành đàn tơ-rưng, dùng những cây tre nhỏ cắt thành từng đoạn dài, ngắn khác nhau và dùng dây buộc tạo thành những chiếc khèn,…
Từ những quả thông khô giáo viên sưu tầm được cho trẻ làm thành những chiếc chuông gió, những bông hoa từ quả thông. Để làm được chiếc chuông gió giáo viên có thể sưu tầm nắp giỏ mây hoặc tre có dạng tròn đã được đan, dây hoặc chỉ để buộc và những quả thông. Cô hướng dẫn trẻ dùng đoạn chỉ dài, ngắn khác nhau và buộc chỉ vào từng quả thông, buộc thắt nút sao cho không bị tuột chỉ, sau đó dùng đầu chỉ còn lại luồn qua mép nắp giỏ mây và buộc lại tạo thành chuông gió để làm đồ dùng trang trí treo trong lớp. Từ những quả thông cô hướng dẫn trẻ dùng que gắn để làm thành bông hoa. Khi được tham gia làm trẻ rất hào hứng và thích thú.
Những đồ dùng giáo viên làm đa số từ các nguyên vật liệu gần gũi nhất, dễ tìm thấy nhất ở bất cứ nơi đâu những nguyên vật liệu từ động vật như lông gà, lông chim, kết hợp cùng sợi len, hồ dán, bông để tạo thành con vật nuôi trong gia đình như gà trống, gà mái, đàn gà con. Sử dụng vỏ ngao để làm thành con bướm, bông hoa,…
Các nguồn nguyên vật liệu từ đá, sỏi cũng được giáo viên sưu tầm, tận dụng để cô và trẻ thao tác làm thành những bức tranh sinh động, những đồ dùng phục vụ cho tiết toán, âm nhạc, chơi trò chơi dân gian( Ô ăn quan). Để làm được cần chuẩn bị đá, sỏi, keo nến, màu nước, tấm phên đan bằng tre, bút vẽ.
Người viết: Điêu Ún – Lò Nga