Những thiết bị về kiểm tra nhiệt độ thường gắn liền với các đơn vị độ F và độ C. Tuy nhiên, có một số sản phẩm chỉ sử dụng một loại đơn vị nhất định. Do đó, người dùng cần biết cách chuyển độ F sang độ C để tính toán nhiệt độ chính xác nhất!
Contents
Các cách chuyển độ F sang độ C
Thực tế có rất nhiều cách để thực hiện đổi từ độ F qua độ C chính xác và nhanh chóng. Tuy nhiên hiện nay có 3 cách được sử dụng khá phổ biến như sau:
Cách 1: Chuyển theo công thức
Nhìn vào công thức công thức chuyển đổi độ F sang độ C và độ C sang độ F chúng ta thấy luôn luôn xuất hiện con số 32.
Ví dụ: Bạn cần tính 50 độ F bằng bao nhiêu độ C?
50 °F = ? °C
=> C= 0,56 * (50 – 32)
=> F= 10 °C
Với công thức này bạn dễ dàng chuyển đổi nhiệt độ F sang độ C và chuyển đổi độ C sang độ F. Trong thực tế chúng ta thường sử dụng nhiệt độ từ 0-100 độ C hơn. Chính vì thế để tránh mất thời gian chúng ta nên dùng bảng tra độ để biết cách chuyển độ F sang độ C chính xác.
Cách 2: Bảng chuyển đổi từ độ F sang độ C
Với bảng tra độ F sang độ C chúng ta chỉ cần nhìn vào dòng nhiệt độ F đang cần quy đổi với độ C và tương tự nếu chúng ta cần quy đổi nhiệt độ C sang độ F thì cũng chỉ cần nhìn vào hai cột độ C và độ F tương ứng .
Cách 3: Dùng Google – Cách chuyển độ F sang độ C hiệu quả
Google tìm kiếm đã quá quen thuộc với chúng ta trong thời đại 4.0. Tất nhiên ngay cả việc chuyển đổi độ F sang độ C cũng được google hỗ trợ rất tốt và rất chính xác. Đây được xem là cách nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo chính xác như công thức hay bảng tra chuyển đổi độ f sang độ C. Để làm được điều này chúng ta cần làm theo các bước.
– Bước 1: Đảm bảo thiết bị di động đã có kết nối internet ổn định
– Bước 2: Truy cập vào trình duyệt Chrome
– Bước 3: gõ vào ô tìm kiếm trên thanh công cụ từ khóa: “nhiệt độ f to C”
– Xem kết quả từ google hiển thị
Vì sao cần phải biết cách chuyển đổi độ F sang độ C?
Mục đích là để trả lời cho câu hỏi 1 độ F bằng bao nhiêu độ C. Bạn cần phải chuyển đổi giữa đơn vị độ F và độ C thì mới cho đáp án chính xác.
Hoặc khi bạn cần thống nhất giữa các đơn vị đo. Ví dụ trong nhà máy, đa số các loại cảm biến nhiệt độ pt100 đều cho ra đơn vị là độ C. Tuy nhiên, ở một số loại máy móc đời cũ hoặc hàng hiếm thì lại chỉ nhận được độ F. Trường hợp này, bạn cần phải chuyển đổi qua lại giữa độ C và độ F.
Trong công nghiệp, các cảm biến nhiệt độ cũng đo và chuyển đổi nhiệt độ tương tự như các công thức trên nhưng bằng các bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ chuyên dụng để truyền về trung tâm như PLC, Scadar.
Hiện nay, một thiết bị sử dụng đại lượng đo nhiệt độ được ứng dụng rất phổ biến đó là máy đo nhiệt độ (nhiệt kế). Mỗi một loại nhiệt kế đều tích hợp chỉ số độ F hoặc độ C hoặc cả hai. Vì thế việc nắm được cách chuyển đổi độ F sang độ C và ngược lại sẽ giúp ích cho công việc của bạn.
Tìm hiểu về các đơn vị đo nhiệt độ phổ biến
Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu các cách chuyển đổi độ F sang độ C. Vậy bạn có thắc mắc độ F và độ C là gì không?
Độ F (Fahrenheit)
Nó là một thang đo nhiệt độ nhiệt động lực học. Với điểm đóng băng của nước là 32 độ F (°F) và điểm sôi là 212 °F (ở áp suất khí quyển tiêu chuẩn). Mức này khiến điểm sôi và điểm đóng băng của nước chênh lệch nhau chính xác 180 độ. Vì vậy, một độ trên thang Fahrenheit là 1/180 khoảng nhiệt độ từ điểm đóng băng đến điểm sôi của nước. Giá trị không tuyệt đối được xác định là -459,67 °F.
Chênh lệch nhiệt độ 1 °F tương đương với chênh lệch nhiệt độ 0,556 °C.
Độ C (Celsius)
Ban đầu thang độ C được xác định bởi điểm đông của nước (và sau này là điểm tan chảy của đá). Nhưng thang độ C giờ chính thức là một thang được xác định có liên quan đến thang nhiệt độ Kelvin.
Giá trị 0 trên thang độ C (0 °C) được xác định là tương đương với 273,15 K. Độ chệnh lệch nhiệt độ của 1 °C tương đương với độ chệnh lệch của 1 K. Tức là kích thước đơn vị trong từng thang là như nhau. Điểm sôi của nước được xác định bằng 100 °C, tương đương với 373,15 °K.
Thang đo độ C là một hệ chia khoảng, không phải là hệ tỷ lệ. Điều này có nghĩa là thang đo độ C theo một thang tương đối chứ không phải tuyệt đối.
Cách chỉnh máy đo nhiệt độ từ độ F sang độ C
Bước 1: Nhấn giữ phím Start trên thiết bị đo nhiệt độ của bạn. Sau đó quan sát trên màn hình nếu ở góc phải đang hiển thị chỉ số độ F. Hãy đợi tầm 3 giấy vấu đó theo dõi vị trí hiển thị độ F đã chuyển đổi sang độ C tức là đã thành công.
Lưu ý:
Khi thực hiện cách chuyển độ F sang độ C microlife, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:
– Thời gian nhấn giữ phím Start là 3 giây. Không nên giữ quá lâu tránh làm liệt hỏng phím.
– Luôn quan sát màn hình để thấy đại lượng đo nhiệt độ chuyển từ độ F sang độ C phải dừng lại. Không được ấn giữ nút Start thêm nữa vì sẽ làm máy chuyển đổi ngược lại.
Top máy đo nhiệt độ có khả năng chuyển đổi độ F sang độ C
Nhiệt kế là dụng cụ đo nhiệt độ không thể thiếu trong mỗi gia đình, trường học, bệnh viên, cơ quan… Vì thế việc lựa chọn được những chiếc máy đo nhiệt độ có khả năng chuyển đổi từ độ F sang độ C nhanh chóng là rất cần thiết.
Hãy tham khảo một số dòng máy đo nhiệt độ tích hợp tự khả năng đó như:
- Nhiệt kế hồng ngoại đo trán Microlife FR1MF1
- Nhiệt kế hồng ngoại đo tai Microlife IR1DQ1-1
- Máy đo nhiệt độ cơ thể Extech IR200
- Súng đo nhiệt độ cơ thể không tiếp xúc HT-820D
- Nhiệt kế điện tử đo thân nhiệt không tiếp xúc EM525A
Những sản phẩm trên hiện nay được phân phối tại cửa hàng TKTech, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, chính hãng 100%. Đi kèm đó là dịch vụ bảo hành tận tâm và giá cả hợp lý nhất thị trường.
Hy vọng cách chuyển độ F sang độ C giới thiệu ở trên cùng top những máy đo nhiệt độ tốt nhất sẽ là những thông tin bổ ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này và đừng quên truy cập mỗi ngày để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!