Khi giao tiếp hội thoại trong công việc, trò chuyện thì chúng ta cần tuân theo một quy tắc nhất định để đảm bảo lời nói sẽ truyền đạt đến người nghe một cách rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu nhất. Vậy trong giao tiếp có bao nhiêu phương châm hội thoại? Tác dụng của từng loại, ví dụ về các phương châm hội thoại sẽ được giải đáp trong bài viết này với thuvienhoidap nhé !
Video hướng dẫn kể tên các phương châm hội thoại đã học
Khái niệm phương châm hội thoại
Các phương châm hội thoại là những quy định, quy tắc mà người tham gia hội thoại ( người nói và người nghe) phải hiểu rõ và tuân thủ thì cuộc hội thoại đó mới thành công. Vậy có những phương châm hội thoại nào ? hãy theo dõi câu trả lời tiếp theo nhé !
Chương trình lớp 9 có mấy phương châm hội thoại : Có 5 phương châm hội thoại chính gồm: Phương châm hội thoại về chất, phương châm về lượng, phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
Các phương châm hôi thoại lớp 9
Phương châm về lượng là gì ?
1. Khái niệm thế nào là phương châm cách thức
- Phương châm về lượng là khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu.
- Nếu nói thiếu nội dung sẽ làm người nghe không hiểu, khó hiểu hoặc gây hiểu lầm.
- Nếu nói quá nhiều thì làm người nghe cảm thấy khó chịu, không tập trung nghe câu chuyện của người nói.
2. Ví dụ thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại
Ví dụ 1:
- Mẹ: Mấy giờ con đi học thêm ở trung tâm tiếng Anh?
- Con: Dạ, 9 giờ sáng ah.
Ta thấy chỉ có 2 câu nói giữa mẹ và con nhưng có nội dung đầy đủ, không thừa, không thiếu.
Ví dụ 2:
- Trâm: Cậu học bơi ở đâu?
- Hồng: ở dưới nước
Trong cuộc trò chuyện này, ta thấy nhân vật Hồng đã quy phạm phương châm về lượng khi trả lời “ ở dưới nước” đây là điều hiển nhiên vì bơi thì phải ở dưới nước. Câu trả lời sẽ gây khó hiểu cho người nghe và không đáp ứng thông tin mà người nghe cần.
Câu trả lời đầy đủ mà Hồng cần nói: Tớ học bơi ở hồ bơi thành phố gần nhà tớ.
Ví dụ 3:
- Anh lợn cưới: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Anh áo mới: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
Ta thấy cả hai nhân vật đều quy phạm phương châm về lượng, đều nói nhiều hơn so với tiêu chuẩn. Như thay vì nói con lợn là đủ ý rồi, lại thêm vào từ lợn cưới.
=> Cả 2 nhân vật đều có tính khoe của là nội dung mà tác giả muốn châm biếm.
Tham khảo thêm: Luận điểm là gì, luận cứ là gì
Phương châm về chất là gì ?
1. Khái niệm thế nào là phương châm về chất trong hội thoại
Phương châm về chất là khi giao tiếp cần nói đúng sự thật, đừng nói những điều mình không tin là đúng, không có bằng chứng xác thực.
2. Ví dụ phương châm về chất
Ví dụ 1:
Hôm qua đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã giành chiến thắng 2 – 0 trước đội bóng đá nam Thái Lan.
Ta thấy, vì là kết quả của một trận bóng đá và có kết quả cụ thể nên câu nói này đúng quy định phương châm về chất đề ra.
Ví dụ 2:
Ăn không nói có
Đây là câu tục ngữ có nội dung là cách nói bịa đặt, dựng lên những chuyện không có, biến nó thành sự thật để người khác tin, mục đích là vu khống, đặt điều cho người khác.
Phương châm quan hệ là gì ?
1. Khái niệm thế nào là phương châm quan hệ
Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp chính, tránh nói lạc đề hay đánh trống lảng.
2. Ví dụ về phương châm quan hệ
Ví dụ 1:
- Cha: Ngày mai, cha đi về thăm ông bà nội, con có đi cùng cha không?
- Con: Mai con có hẹn với bạn rồi nên không đi với cha được.
Trong cuộc trò chuyện này cả người cha và con đều đi thẳng vào đề tài giao tiếp chính.
Ví dụ 2:
- Ông: Này bà, mua giúp tôi một ít thuốc lào đi!
- Bà: Ai bán bắp xào ở đây mà mua?
- Ông: Khổ! Bà đúng là điếc quá!
- Bà: Tiếc gì với ông gói bắp xào? Đã bảo ở đây không có ai bán. Ông nói thế là đánh giá tôi bủn xỉn phải không?
Ta thấy trong cuộc nói chuyện này giữa ông và bà có sự hiểu lầm và câu chuyện sẽ không mang lại hiệu quả. Ông hỏi một đằng thì bà trả lời một nẻo.
Phương châm cách thức là gì ?
1. Khái niệm
Là khi giao tiếp cần nói rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
2. Ví dụ phương châm cách thức
Ví dụ 1:
Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy.
Câu nói này chúng ta không thể biết ông ấy là tác giả hay một độc giả đã nhận định về tác phẩm truyện này.
=> Cách nói mơ hồ, gây khó hiểu cho người đọc.
Phương châm lịch sự là gì ?
1. Khái niệm
Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tùy từng người mà chúng ta chọn cách xưng hô sao cho phù hợp hay tùy nơi mà âm điệu to hay nhỏ nên điều chỉnh cho phù hợp.
2. Ví dụ phương châm lịch sự
Lời nói không mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Câu tục ngữ trên có nghĩa là trong giao tiếp nên chọn lời hay, ý đẹp làm vừa lòng người khác, không nên nói những lời thô tục.
Hy vong qua bài này các bạn năm rõ được có bao nhiêu phương châm hoại thoại !
Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
Đôi khi, trong giao tiếp chúng ta vô tình sử dụng những từ ngữ, câu nói mà không tuân thủ theo các phương châm hội thoại đã đề ra. Các lỗi nên tránh gồm:
- Người nói vô ý vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp: Đôi khi chúng ta nói mà không suy nghĩ trước sẽ vô tình nói những câu không được tế nhị.
- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. Khi có nhiều người cùng hỏi thì chúng ta cần ưu tiên trả lời cho câu hỏi nào quan trọng nhất.
- Người nói muốn gây sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
Giải bài tập các phương châm hội thoại SKG ngữ văn 9
Dưới đây là một số bài tập môn văn học lớp 9 :
Bài tập 1: Nối các thành ngữ ở cột A và các phương châm hội thoại có liên quan ở cột B sao cho thích hợp.
Cột A:
- a, Đánh trống lảng.
- b, Ăn đơm nói đặt
- c, Ăn bớt bát, nói bớt lời.
- d, Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi – Người khôn ai nỡ nặng lời đến ai
- e, Nói ra đầu, ra đũa.
Cột B:
- 1, Phương châm về chất
- 2, Phương châm lịch sự.
- 3, Phương châm về lượng
- 4, phương châm quan hệ
- 5, phương châm cách thức.
Câu trả lời
- Đánh trống lảng: Phương châm quan hệ
- Ăn đơm nói đặt: Phương châm về chất
- Ăn bớt bát, nói bớt lời: Phương châm về lượng.
- Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi – Người khôn ai nỡ nặng lời đến ai: Phương châm lịch sự.
- Nói ra đầu, ra đũa: Phương châm cách thức.
Bài tập 2: Hai phép tu từ nói giảm, nói tránh và nói quá có liên quan đến phương châm hội thoại nào? Lấy ví dụ minh họa và cho biết tác dụng.
Câu trả lời
- Hai phép tu từ là nói giảm – nói tránh và nói quá liên quan đến phương châm về chất.
Ví dụ minh họa:
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi – Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
- Tác giả thay từ chết bằng từ đi để giảm bớt đau thương khi Bác mất.
Kết luận: Đây là câu trả lời đẩy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi có bao nhiêu phương châm hội thoại mà các thành viên đã nhờ thư viện hỏi đáp trợ giúp.
Một số câu hỏi cho ví dụ về các phương châm hôi thoại
Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
- “Nói giảm nói tránh” là phép tu từ liên quan đến phương châm lịch sự
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời là phương châm gì ?
- Một người con gái đẹp thì sao nỡ làm họ đau lòng hay bỏ rơi họ…._ Người khôn khéo khg bao giờ dùng lời lẻ xúc phạm ng khác tổn thương . mà họ chỉ dùng lời lẻ ngọt ngào ý nhị để cư xử thô => phương châm lịch sự
Ăn bớt bát nói bớt lời là phương châm gì ?
- Ăn bớt bát, nói bớt lời sử dụng phương châm về lượng
Từ kháo tìm kiếm : phương châm hoại thoại,phương châm hội thoại là gì,phương châm về cách thức,phương châm hôin thoại,ví dụ phương châm quan hệ,có bao nhiêu phương châm hoại thoại,khái niệm phương châm về chất,khái niệm phương châm về lượng,chương trình lớp 9 em được học mấy phương châm hội thoại,phuong cham hoi thoai,phương châm về lượng là gì?,phương châm về quan hệ,khái niệm các phương châm hôi thoại,phương châm về quan hệ là gì,có mấy phương châm hoại thoại lớp 9