Mỗi doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc thù quản lý khác nhau. Và kể cả những doanh nghiệp cùng ngành nghề vẫn khác nhau khá nhiều về cơ cấu tổ chức vận hành doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về những mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Contents
1. Cơ cấu trực tuyến.
Cơ cấu theo trực tuyến là một mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến hiện nay, trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại. Với mô hình quản lý doanh nghiệp này thì mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.
Chúng ta có thể tham khảo mô hình này như hình dưới đây:
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những đặc điểm sau:
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến. Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ trách trực tiếp.
- Trực tuyến còn được dùng để chỉ các bộ phận có mối quan hệ trực tiếp với việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức như bộ phận thiết kế sản phẩm và dịch vụ – sản xuất và phân phối sản phẩm.
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những ưu điểm sau:
- Tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng, tập trung, thống nhất. Điều này giúp cho cơ cấu tổ chức nhanh nhạy linh hoạt hơn với sự biến đổi của môi trường kinh doanh phức tạp như hiện tại.
- Thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong tổ chức đi theo 1 mục tiêu chung.
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những nhược điểm sau:
- Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn
Với những đặc điểm trên thì mô hình quản lý doanh nghiệp này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp.
2. Cơ cấu theo chức năng
Mô hình quản lý quản nghiệp Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận. Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này là những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình.
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu chức năng có những ưu điểm sau:
- Dễ dàng thực hiện việc chuyên môn hoá các chức năng quản lý. Từ đó tạo tiền đề để thu hút được các chuyên gia có kiến thức sâu về nghiệp vụ chuyên môn vào công tác quản lý.
- Việc tổ chức cơ cấu như thế này có thể tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Thúc đẩy sự chuyên môn hoá kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Xét về độ rủ ro khi đứa ra quyết định thì mô hình này có độ rủi ro thấp hơn mô hình cơ cấu trực tuyến.
3. Cơ cấu theo trực tuyến – Chức năng
Dễ dàng nhận thấy đây là mô hình quản lý doanh nghiệp được kết hợp giữa cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng. Theo đó, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến.
Chúng ta có thể hình dung cơ cấu này như hình sau:
Ưu điểm của mô hình quản lý doanh nghiệp theo trực tuyến – chức năng đó là: Cơ cấu theo trực tuyến chức năng sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý giảm bớt được gánh nặng.
Tuy nhiên cơ cấu này cũng có những nhược điểm nhất định đó là sẽ làm cho số cơ quan chức năng trong tổ chức tăng lên do đó làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh. Gây ra việc có nhiều đầu mối và đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ của các cơ quan chức năng.
Trên thực tế còn nhiều mô hình quản lý doanh nghiệp khác nữa, việc lựa chọn mô hình nào là tùy thuộc và đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp. Đi kèm với việc lựa chọn mô hình quản lý các doanh nghiệp cũng quan tâm đến việc chọn lựa chọn các phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP để hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý.
Mỗi doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ có những đặc thù quản lý khác nhau. Và kể cả những doanh nghiệp cùng ngành nghề vẫn khác nhau khá nhiều về cơ cấu tổ chức vận hành doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về những mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
1. Cơ cấu trực tuyến.
Cơ cấu theo trực tuyến là một mô hình quản lý doanh nghiệp phổ biến hiện nay, trong đó nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại. Với mô hình quản lý doanh nghiệp này thì mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên.
Chúng ta có thể tham khảo mô hình này như hình dưới đây:
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những đặc điểm sau:
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến. Người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ trách trực tiếp.
- Trực tuyến còn được dùng để chỉ các bộ phận có mối quan hệ trực tiếp với việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức như bộ phận thiết kế sản phẩm và dịch vụ – sản xuất và phân phối sản phẩm.
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những ưu điểm sau:
- Tạo thuận lợi cho việc áp dụng chế độ thủ trưởng, tập trung, thống nhất. Điều này giúp cho cơ cấu tổ chức nhanh nhạy linh hoạt hơn với sự biến đổi của môi trường kinh doanh phức tạp như hiện tại.
- Thực hiện mệnh lệnh vì có sự thống nhất trong mệnh lệnh phát ra. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong tổ chức đi theo 1 mục tiêu chung.
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu trực tuyến có những nhược điểm sau:
- Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý và đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn
Với những đặc điểm trên thì mô hình quản lý doanh nghiệp này thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp.
2. Cơ cấu theo chức năng
Mô hình quản lý quản nghiệp Cơ cấu theo chức năng là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý được tách riêng do một bộ phân một cơ quan đảm nhận. Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này là những nhân viên chức năng phải là người am hiểu chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ trong phạm vi quản lý của mình.
Mô hình quản lý doanh nghiệp theo cơ cấu chức năng có những ưu điểm sau:
- Dễ dàng thực hiện việc chuyên môn hoá các chức năng quản lý. Từ đó tạo tiền đề để thu hút được các chuyên gia có kiến thức sâu về nghiệp vụ chuyên môn vào công tác quản lý.
- Việc tổ chức cơ cấu như thế này có thể tránh được sự bố trí chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Thúc đẩy sự chuyên môn hoá kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao chất lượng và kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Xét về độ rủ ro khi đứa ra quyết định thì mô hình này có độ rủi ro thấp hơn mô hình cơ cấu trực tuyến.
3. Cơ cấu theo trực tuyến – Chức năng
Dễ dàng nhận thấy đây là mô hình quản lý doanh nghiệp được kết hợp giữa cơ cấu theo trực tuyến và cơ cấu theo chức năng. Theo đó, mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận trực tuyến.
Chúng ta có thể hình dung cơ cấu này như hình sau:
Ưu điểm của mô hình quản lý doanh nghiệp theo trực tuyến – chức năng đó là: Cơ cấu theo trực tuyến chức năng sẽ thu hút các chuyên gia vào việc giải quyết các vấn đề chuyên môn điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý giảm bớt được gánh nặng.
Tuy nhiên cơ cấu này cũng có những nhược điểm nhất định đó là sẽ làm cho số cơ quan chức năng trong tổ chức tăng lên do đó làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh. Gây ra việc có nhiều đầu mối và đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn điều hoà phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ của các cơ quan chức năng.
Trên thực tế còn nhiều mô hình quản lý doanh nghiệp khác nữa, việc lựa chọn mô hình nào là tùy thuộc và đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp. Đi kèm với việc lựa chọn mô hình quản lý các doanh nghiệp cũng quan tâm đến việc chọn lựa chọn các phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP để hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý.