Cồn là một loại hóa chất quen thuộc, được sử dụng rộng rãi trong đời sống sản xuất và nhiều ngành công nghiệp khác. Vậy cồn công nghiệp là gì? Cồn công nghiệp có độc không? Khi sử dụng và bảo quản cồn cần lưu ý những gì? Hãy cùng chemistock.com tìm hiểu về loại hóa chất này qua nội dung dưới đây nhé!
Cồn công nghiệp là gì?
Cồn công nghiệp là gì?
Cồn công nghiệp là một chất lỏng không màu, hòa tan vô hạn trong nước, dễ bay hơi, có mùi phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất ra chúng và dễ cháy khi tiếp xúc với đủ nồng độ và gần nguồn lửa. Khi cồn cháy không tạo ra khói, xuất hiện ngọn lửa màu xanh da trời.
Cồn công nghiệp được sử dụng chủ yếu vào mục đích công nghiệp như làm nguyên liệu đốt cho công nghiệp, động cơ, dệt may và dùng làm chất tẩy rửa cho linh kiện điện tử.
Phân loại cồn công nghiệp và ứng dụng
Cồn công nghiệp có nhiều loại tương ứng với nồng độ khác nhau: 70%, 80%, 90 %, 95%, 96 % và 99%. Tuy nhiên, có 3 loại cồn cồn được sử dụng chủ yếu là cồn công nghiệp chung, cồn thực phẩm và cồn ethanol.
- Cồn công nghiệp được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp in, dệt may, sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm và công nghiệp điện tử.
- Cồn thực phẩm: Đây là loại cồn lành tính, không độc hại, an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Cồn thực phẩm được ứng dụng trong sản xuất: nước ướp gia vị, nấu rượu, nước sát trùng vết thương, pha chế thuốc,…
- Cồn ethanol: Là loại cồn được dùng làm dung môi trong ngành pha chế đồ uống, hóa chất, dược phẩm hoặc dùng để pha xăng. Ngoài ra, cồn ethanol còn được sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh, là nguyên liệu sản xuất thuốc ngủ, sản xuất các loại nước hoa cao cấp, nước xịt phòng, làm chất bảo quản thực phẩm,… Đặc biệt trong ngành y tế, cồn công nghiệp 90 độ được ứng dụng rộng rãi để chống vi khuẩn.
Cồn ethanol
Quy trình sản xuất cồn công nghiệp
Quy trình sản xuất cồn công nghiệp gồm 4 công đoạn
Cồn công nghiệp được sản xuất từ những nguyên liệu như khoai mì, bắp (ngô), ngũ cốc, mía,…
Quy trình sản xuất cồn công nghiệp gồm 4 công đoạn sau:
- Công đoạn đầu tiên là nấu nguyên liệu để phá vỡ các tế bào tinh bột để chuyển tinh bột sang trạng thái dễ hòa tan trong nước. Khi nấu, tinh bột sẽ trương nở và hồ hóa, làm nguội về nhiệt độ thích hợp để thuận tiện cho việc đường hóa nguyên liệu ở công đoạn tiếp theo.
- Công đoạn thứ hai là đường hóa công nghiệp: Đây là công đoạn chuyển tinh bột thành đường hóa để lên men. Có 2 phương pháp để thực hiện công đoạn này là đường hóa bằng acid và đường hóa bằng chế phẩm Amylase của nấm mốc.
- Công đoạn thứ ba là lên men dịch đường: Công đoạn này được thực hiện bằng 1 trong 2 phương pháp: lên men gián đoạn và lên men liên tục.
- Công đoạn cuối cùng là chưng cất, tinh chế: Công đoạn chưng cất giúp tách các tạp chất dễ bay hơi và cồn ra khỏi dấm chín để tạo ra cồn thô. Còn công đoạn tinh chế giúp tách tạp chất khỏi cồn thô để được cồn tinh chế.
Cồn công nghiệp có độc hại không?
Câu trả lời là Có.
Do trong cồn có hàm lượng methanol cao nên nếu dính vào mắt sẽ gây tổn thương võng mạc, thần kinh thị giác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với cơ thể sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn,…
Đặc biệt là đối với sản phẩm rượu, nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận nên đã dùng methanol thay thế cho ethanol gây tình trạng ngộ độc. Một vài trường hợp không phát hiện kịp thời dẫn đến tử vong. Do đó, khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào người dùng cần đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng.
Cồn công nghiệp độc hại
Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản cồn công nghiệp
- Không lưu trữ cồn vào thiết bị chứa hoặc bao bì đã đựng hóa chất vì cồn rất dễ hòa tan với chất độc hại còn sót lại.
- Nên sử dụng thiết bị chứa chuyên dụng, đảm bảo chắc chắn, tránh rò rỉ.
- Không được tự ý pha cồn để uống dù là cồn thực phẩm nếu chưa qua kiểm định chất lượng đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn dùng trong thức uống.
- Tránh để cồn ethanol tiếp xúc với các bộ phận trên cơ thể. Nếu cần thiết phải sử dụng cồn thì nên đeo khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ khi tiếp xúc.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Khi bị dính cồn công nghiệp 90o vào bộ phận hở trên cơ thể như mắt hoặc không may nuốt phải thì phải uống nước lọc và đến cơ sở y tế gần nhất.
- Đậy nắp kín sau khi sử dụng, bảo quản cồn nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
- Khi xảy ra sự cố cháy nổ thì tuyệt đối không sử dụng nước để dập lửa mà nên dùng bột khô, bột CO2 hoặc phun sương mù.
Qua những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết cồn công nghiệp là gì và cồn công nghiệp có độc hại không? Để từ đó biết cách sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình.
Nếu có nhu cầu mua cồn công nghiệp để sử dụng trong đời sống sản xuất công nghiệp thì hãy đến trực tiếp tại chemistock.vn. Chúng tôi cung cấp các loại cồn đảm bảo chất lượng với giá cạnh tranh.