Nếu bạn chưa là hội viên hãy trở thành hội viên của jenincity.com để được hỗ trợ và chia sẽ thông tin nhiều hơn. Click Like button để trở thành hội viên của jenincity.com trên facebook.Bạn đang xem: Công suất sản xuất (production capacity) là gì? phân loại
Lý thuyết Quản Trị là hệ thống mà jenincity.com đã số hoá toàn bộ Sách giáo khoa của chương trình 4 năm đại học và 2 năm sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.Với hệ thống này, bạn có thể truy xuất tất cả hệ thống lý thuyết chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong quá trình nghe giảng, làm bài tập hoặc thi cử.Hệ thống Lý Thuyết Quản Trị được phát triển bởi Viện MBA, thành viên của MBA Institute Global
Nếu còn thắc mắc hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về Quản trị Ứng dụng, bạn có thể đặt câu hỏi với Chuyên Gia jenincity.com
Kết quả
Xác định công suất của dự án:
Để có phương án công nghệ thích hợp, trước hết phải xác định công suất hoặc năng lực phụ vụ của dự án. Công suất hoặc năng lực phục vụ của dự án được phản ánh thông qua số lượng đơn vị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong một đơn vị thời gian với những điều kiện cho phép. Ví dụ: đối với dự án sản xuất, đơn vị đo công suất sẽ là lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (tháng, quý, năm…); đối với các thực hiện các hoạt động dịch vụ như dự án xây dựng một trường học, năng lực phục vụ của dự án có thể là số phòng học hoặc số học sinh, với dự án xây dựng một bệnh viện, năng lực phục vụ của dự án được đo bằng số giường bệnh…
Qua phân tích thực tế cho thấy những dự án có công suất lớn có những ưu điểm như: dễ áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí tính cho một sản phẩm có thể hạ; nhưng mặt khác công suất lớn có những nhược điểm như: đòi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu, thiệt hại lớn khi nhu cầu thị trường đột nhiên giảm xuống… Những dự án có công suất nhỏ có ưu điểm là đòi hỏi vốn ít, xây dựng nhanh, thu hồi vốn nhanh, dễ thay đổi thích ứng với thị trường. Nhưng công suất nhỏ có những nhược điểm như khó áp dụng công nghệ hiện đại, chi phí cho một sản phẩm có thể lớn…
1. Công suất của máy móc thiết bị
1.1 Công suất lý thuyết
Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà thiết bị có thể đạt đến trong các điều kiện sản xuất lý thuyết: máy móc, thiết bị chạy suốt 24h/ngày và 365 ngày/năm. Công suất lý thuyết chỉ tính để biết, chứ không thể đạt được.Bạn đang xem: Công suất thiết kế là gì
1.2 Công suất thiết kế
Công suất thiết kế là công suất mà thiết bị có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường. Những điều kiện sản xuất bình thường là:
– Máy móc, thiết bị hoạt động theo đúng quy trình công nghệ, không bị gián đoạn vì những lý do không được dự tính trước, như bị hỏng đột xuất, bị cúp điện…
– Các đầu vào được đảm bảo đầy đủ
Công suất của máy móc thiết bị là một đại lượng vật lý thuộc về tính năng của máy, được xác định khi thiết kế máy và được chỉ rõ trong cathalogue của máy.Bạn đang xem: Định nghĩa công suất thiết kế là gì, công suất thiết kế là gì
2. Công suất của dự án
2.1 Công suất khả thi của dự án
Công suất khả thi của dự án là công suất mà dự án có thể thực hiện được và đem lại hiệu quả kinh tế cao
Căn cứ để lựa chọn công suất khả thi của dự án:
Khi lựa chọn công suất khả thi cho dự án, phải dựa trên các căn cứ và chỉ tiêu sau:
– Căn cứ vào nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với các loại sản phẩm của dự án.Bạn đang xem: Công suất thiết kế là gì
– Khả năng chiếm lĩnh thị trường của chủ đầu tư.
– Các thông số kỹ thuật và kinh tế của các máy móc hiện có, thông thường trên thị trường chỉ có bán các máy móc và dây chuyền công nghệ với những công suất xác định (trừ trường hợp đặt hàng cụ thể thì chủ đầu tư có thể mua máy móc đúng với công suất theo ý muốn)
– Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và nhất là đối với các loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu.
– Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất, khả năng về vốn đầu tư của chủ đầu tư.
– Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng phương án công suất.
Công suất khả thi của dự án là cơ sở để lựa chọn máy móc thiết bị có công suất tương ứng. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của dự án, có thể có những trục trặc bất thường (ví dụ: trục trặc về kỹ thuật, trục trặc trong cung cấp các yếu tố đầu vào…), nếu chọn thiết bị có công suất bằng với công suất khả thi thì không đáp ứng được yêu cầu của dự án. Do đó, người soạn thảo phải chọn thiết bị có công suất cao hơn công suất khả thi của dự án và thông thường cao hơn khoảng 10%.
2.2 Công suất thiết kế của dự án
2.3 Công suất thực tế của dự án
Công suất thực tế của dự án là công suất mà dự án dự kiến đạt được trong từng năm khi đi vào vận hành khai thác. Công suất thực tế những năm hoạt động ổn định của dự án sẽ bằng công suất khả thi của dự án. Do phải tính đến nhữn trục trặc bất thường như đã kể trên nên công suất đó chỉ nên tính tối đa bằng 90% công suất thiết kế của dự án. Thông thường trong những năm đầu, do phải điều chỉnh máy móc, công nhân chưa thạo việc, việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định… cho nên năm đầu các dự án thường chỉ đạt được 50% công suất thiết kế và tăng dần qua các năm cho đến khi ổn định.
2.4 Công suất tối thiểu
Công suất tối thiếu là công suất tương ứng với điểm hòa vốn. Ta không thể chọn công suất thực tế của dự án nhỏ hơn công suất hòa vốn, vì làm như vậy dự án sẽ bị lỗ.
3. Xác định mức sản xuất dự kiến của dự án.
Sau khi xác định được công suất của dự án, cần phải xác định thời gian biểu cho sản xuất, bao gồm: thời gian bắt đầu sản xuất, các khoảng thời gian sản xuất đạt các mức công suất thực tế khác nhua, cho đến khi đạt công suất tối đa, thời gian giảm dần công suất và chấm dứt hoạt động của dự án.
Bảng 4.1 Mức sản xuất dự kiến cả đời dự án có dạng sau đây:
Tên sản phẩm
sản xuất
Năm
Thứ 1
Thứ 2
Thứ 3
% công suất thiết kế
Sản lượng
% công suất thiết kế
Sản lượng
% công suất thiết kế
Sản lượng
…
Sản phẩm chính
1
2
Sản phẩm phụ
1
2
C….
Trong một số trường hợp, khi các yếu tố để xác định công suất chưa rõ ràng (ví dự như yếu tố nhu cầu thị trường chưa rõ ràng…), hoặc dự án có thể gặp phải các biến động rủi ro, hoặc dự án có khó khăn về vốn; để đảm bảo an toàn các dự án thường phân thành một số đợt đưa công suất vào sử dụng từ bé đến lớn. Các đợt công suất này tương ứng với ví dụ các tổ máy của nhà máy điện, tổ máy sản xuất xi măng của nhà máy xi măng… nhiều nhà máy không đưa các tổ máy vào hoạt động cùng lúc mà đưa dần vào hoạt động
Việc phân chia đợt hợp lý (còn gọi là phân kỳ đầu tư) phải dựa vào khả năng cấp vốn, khả năng tiêu thụ của thị trường và vào kết quả so sánh các phương án khi xây dựng thành một đợt và xây dựng thành nhiều đợt theo kiểu lập dự án đầutư cho mỗi phương án.Xem thêm: “Lỗi Chính Tả Tiếng Anh Là Gì : Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt, Lỗi Chính Tả Trong Tiếng Anh Là Gì
Phương án xây dựng thành nhiều đợt có ưu điểm là: vốn đầu tư ban đầu không phải bỏ ra một lúc quá căng thẳng; ổn định dần dần các yếu tố đầu vào, đầu ra; ổn định dần dần bộ máy quản lý điều hành, rèn luyện đào tạo được công nhân; hạn chế được tổn thất khi có những biến động đột xuất, bất lợi. Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm như đã nói ở trên. Để so sánh phương án được chính xác, phải lập dự án đầu tư cho mỗi phương án có tính đến các nhân tố lợi hại của mỗi phương án kể trên.
Giáo trình Lập Dự Án Đầu TưPGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt(jenincity.com biên tập và số hóa)Chuyên mục: Blog