Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận bằng cách đầu tư từ nguồn vốn đi vay. Cùng TOPI tìm hiểu 5 đòn bẩy tài chính phổ biến và những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải khi sử dụng loại hình này.
Contents
1. Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính (tiếng Anh là Financial Leverage – viết tắt là FL) – là sự kết hợp giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để gia tăng tỉ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp không thể thiếu được đòn bẩy tài chính bởi không ai có thể thành công nếu chỉ kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn mình có. Biết cách sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả sẽ mang lại những khoản lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn dự tính.
Tìm hiểu về đòn bẩy tài chính trong chứng khoán
Nhiều công ty coi đòn bẩy tài chính là công cụ hữu ích để gia tăng thu nhập, tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã bị chính việc lạm dụng chiến lược này dẫn đến tình trạng lâm vào nợ nần, thậm chí là phá sản.
Hệ số đòn bẩy tài chính là một trong những đòn bẩy kinh doanh thể hiện tương quan giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Chỉ số thấp cho thấy nhà đầu tư có khả năng tự chủ tài chính, ngược lại là nhà đầu tư chưa sử dụng hiệu quả ưu thế từ công cụ này.
2. Ý nghĩa và vai trò của đòn bẩy tài chính
Có thể coi đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi, có thể mang đến lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Tuy vậy, trong đầu tư chứng khoán, hầu hết các nhà đầu tư (cả cá nhân và tổ chức) dù ít hay nhiều đều sử dụng công cụ này.
Phần lớn những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính là những người mạo hiểm, thích lướt sóng. Đòn bẩy tài chính có ý nghĩa như sau:
Đòn bẩy tài chính giúp tăng lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro
Bù đắp thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, và gia tăng tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
Là công cụ thúc đẩy mức tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Là “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp bởi theo luật thì khoản vay và lãi phải trả được tính vào chi phí của doanh nghiệp và được khấu trừ vào phần thu nhập chịu thuế khi quyết toán. Do đó, doanh nghiệp sẽ phải nộp ít thuế hơn mà vẫn lợi nhuận vẫn tăng.
3. Công thức tính đòn bẩy tài chính
Nhà đầu tư có thể áp dụng công thức sau để tính đòn bẩy tài chính:
Sau khi có thêm khoản lãi vay I, bộ phận kế toán có thể áp dụng cách tính sau:
Ví dụ:
Doanh nghiệp A kinh doanh loại sản phẩm B với tổng vốn là 100.000.000 VNĐ, trong đó bao gồm 50.000.000 VNĐ đi vay với lãi suất 10%/năm. Dự kiến trong năm 2021, doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ được 10.000 sản phẩm, giá mỗi sản phẩm là 20.000 VNĐ. Mỗi sản phẩm có chi phí biến đổi là 14.000 VNĐ với tổng chi phí kinh doanh cố định là 40.000.000 VNĐ. Bài toán đặt ra là cần xác định mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đối với doanh nghiệp.
Ta có:
4. 5 đòn bẩy tài chính phổ biến
4.1: Dùng nguồn tiền từ người khác
Đòn bẩy này cũng được chia làm 2 hình thức phổ biến:
Vay từ các ngân hàng hoặc công ty tài chính để đầu tư và trả lãi theo kỳ hạn. Tuy nhiên, khoản nợ cao dễ dẫn đến nguy cơ cao bị kiệt quệ tài chính thậm chí phá sản.
Huy động vốn từ các cổ đông: Các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu để thu hút nguồn vốn vào hoạt động của công ty cũng là một đòn bẩy tài chính.
4.2: Tận dụng ý tưởng hữu ích từ người khác
Không phải lúc nào ý tưởng cá nhân cũng đủ để đi đến thành công, vì vậy bạn cần biết cách sử dụng ý tưởng sáng tạo của người khác hoặc lắng nghe và tổng hợp những quan điểm từ nhiều phía để tạo nên một kế hoạch đầu tư hiệu quả. Hãy liên kết những người cùng chí hướng với mình và khai thác ý tưởng từ họ.
Học hỏi ý tưởng sáng tạo từ người khác để thành công nhanh nhất
4.3: Tận dụng kinh nghiệm từ các nhà đầu tư chuyên nghiệp
Hãy học hỏi và kết hợp kinh nghiệm của bản thân với kinh nghiệm của những nhà đầu tư chuyên nghiệp khác, từ đó đúc rút ra nguyên tắc và bí quyết đầu tư thành công. Điều này sẽ giúp tối đa hóa kết quả đầu tư của bạn trong khoảng thời gian tối thiểu. Đây có thể coi là con đường tắt để dẫn đến thành công.
4.4: Sử dụng thời gian của người khác để tạo ra tài sản
Chủ doanh nghiệp thường sử dụng thời gian của đội ngũ nhân sự nhằm tạo ra nhiều tài sản hơn, nhanh hơn và có giá trị hơn thay vì tự mình làm toàn bộ.
4.5: Thuê người làm việc thay mình
Hãy thuê nhân sự và giao phó trách nhiệm cho người khác những thứ mà bạn không có khả năng làm. Đây chính là loại đòn bẩy mà các chủ doanh nghiệp rất hay sử dụng và đã đạt được thành công nhờ tạo nên sức mạnh cộng hưởng.
5. Giải pháp sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả
Để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần ghi nhớ bí kíp sau:
Bí quyết sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả
– Cần thận trọng trong khâu đánh giá bởi giá trị các loại chứng khoán sẽ tăng theo kỳ, vì vậy nên xây dựng chiến lược tài chính thấp hơn một chút so với mục tiêu hướng đến.
– Chỉ nên đăng ký khoản vay mà bạn có thể chi trả ổn định
– Tập trung vào dòng tiền để thu lợi nhuận cao.
Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng FL, nhà đầu tư cần lưu ý: Lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao, nếu sử dụng đòn bẩy để giao dịch khối lượng lớn có thể dẫn đến thua lỗ nếu thị trường biến động. Vì vậy phải xác định mức độ tổn thất trong trường hợp xấu nhất và đừng quên theo dõi TOPI để cập nhật những kiến thức hay về đầu tư chứng khoán.