Về các vấn đề liên quan đến giáo dục, nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến ngành giáo dục này do giáo dục là nền tảng của mọi quốc gia. Để quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục thì Bộ giáo dục nước ta đã thành lập nên Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Vậy những quy định về Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐT ngày 19/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Quyết định số 88/QĐ-BGDĐT ngày 09/01/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐT.
1. Khái quát chung về Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục:
Cũng như các Cục thuộc Bộ khác thì Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là một cơ quan hành chính nhà nước thuộc Bộ Giáo Dục.
Từ xưa đến nay với vai trò đầu tàu trong việc tạo ra các thế hệ mới để lãnh đạo, phát triển đất nước thì giáo dục luôn được nhà nước ta xem trọng và luôn tạo mọi điều kiện để phát triển giáo dục, nâng cao nhận thức chung của thế hệ trẻ, góp phần phát triển dân tộc.
Với nhu cầu của xã hội có một cơ quan chuyên trách việc thi cử đồng thời phát triển chất trong giáo dục các cơ sở đào tạo trên cơ sở xây dựng các quy chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (kiểm định CLGD) và các dịch vụ công có liên quan đến giáo dục thì Bộ Giáo dục đã cho ra đời Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục để đáp ứng kịp thời các mục đích này.
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chính thức được Bộ giáo dục thành lập ngày 18 tháng 7 năm 2003, lên Cục được đưa vào cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Nghị Định số 8/2003/NĐ-CP.
– Cơ cấu tổ chức của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Xem thêm: Đối tượng, vai trò, mục tiêu kiểm định chất lượng giáo dục
+ Phòng Hành chính – Tổng hợp
+ Phòng Quản lý thi
+ Phòng Quản lý văn bằng, chứng chỉ
+ Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục
+ Trung tâm Khảo thí quốc gia
+ Trung tâm Công nhận văn bằng
+ Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục
Với cơ cấu của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục được bố trí bởi các phòng và các trung tâm, với các chức năng và nhiệm vụ bổ trợ cho nhau, hoàn thành vai trò của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trong quá trình phát triển, quản lý giáo dục, tạo ra một môi trường giáo dục hoàn thiện.
Xem thêm: Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mầm non là gì?
2. Chức năng và nhiệm vụ của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục:
Chức năng và nhiệm vụ của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục được quy định cụ thể trong các quyết định sau:
+ Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐT ngày 19/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Quyết định số 88/QĐ-BGDĐT ngày 09/01/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 2077/QĐ-BGDĐT.
Theo hai quyết định này thì Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập với chức năng chính là giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục thực hiện quản lý nhà nước về công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục để đảm bảo nền giáo dục đạt chuẩn theo quy định. Đồng thời Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục còn kiểm sát các kỳ thi và đánh giá chất lượng giáo dục; quản lý văn bằng, chứng chỉ trong phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cũng như các Cục khác thì Cục Quản lý chất lượng có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật, đồng nghĩa với việc Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại theo quy định của pháp luật để phục vụ cho quá trình hoạt động của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.
Để thực hiện được các chức năng cơ bản của mình thì Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ giáo dục phân công các nhiệm vụ cùng các quyền hạn cụ thể như sau:
* Nhiệm cụ của Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục:
– Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục cụ thể với các hoạt động sau đây:
Xem thêm: Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học
+ Bộ giáo dục đã đưa ra nhiệm vụ cho Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục phải tiến hành xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá thực hiện các qui định về quy chuẩn đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục theo các quy chuẩn đã được Bộ Giáo dục đặt ra sẵn nhằm mục đích định hướng và đảm bảo cho nền giáo dục nước ta được thực hiện đúng hướng. Bên cạnh đó thì Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục còn phải nâng cao chuyên môn về công tác kiểm định giáo dục do đó mà Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục phải thực hiện các công tác bồi dưỡng chuyên môn cho các cán bộ thực hiện các công việc này.
+ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục có quyền hạn đối với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do đó mà Cục này có quyền Cấp giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cũng như có quyền đối với việc thẩm định việc công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Công bố danh sách các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và nước ngoài được Việt Nam công nhận; công khai kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
– Quản lý thi và đánh giá chất lượng giáo dục:
+ Để đánh giá được năng lực của các thế hệ học sinh, sinh viên thì việc thi cử phải được tổ chức với các quy chế chặt chẽ, việc xây dựng quy chế do Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục xây dựng nên. Đồng thời Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cũng có nhiệm vụ tổ chức các kỳ thi, cuộc thi của học sinh, sinh viên cấp quốc gia, quốc tế; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kỳ thi, cuộc thi các môn văn hóa dành cho học sinh ở các địa phương; tổ chức các đội tuyển quốc gia, các đoàn học sinh dự thi Olympic quốc tế và khu vực. Tiêu chuẩn để thực hiện đánh giá đối với các kỳ thi năng lực này được Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đề ra dưới sự phê duyệt của Bộ Giáo dục.
+ Các cuộc thi thường xuyên diễn ra nhằm chọn lọc và đánh giá năng lực của các thí sinh, do đó vai trò của ngân hàng đề thi là rất quan trọng. Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục có nhiệm vụ phải xây dựng và phát triển ngân hàng câu hỏi thi theo quy chuẩn của Bộ Giáo dục nhằm phục vụ ra đề thi các kỳ thi cấp quốc gia; để đáp ứng được việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa thì Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục có các nhiệm vụ tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, đánh giá chất lượng giáo dục theo quy định.
– Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục còn thực hiện việc quản lý các văn bằng chứng chỉ các cấp giáo dục.
* Đối với công tác dịch vụ công
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng trong việc quy định sự tương đương văn bằng cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sỹ của các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài, công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người Việt Nam đã tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Xem thêm: Các quy định về các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Thực hiện các hợp đồng tổ chức các hoạt động khao thi, đam bao chất lương giáo dục, đào tạo, bởi đường kiến thức và cấp dung chỉ kiểm định viên.
Chủ tn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan giúp Bộ trưởng trong việc công nhận văn bằng trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ của các chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục trong nước và nước ngoài.
Tham mưu giúp Bộ trưởng chỉ đạo, tổ chức việc phối hợp với các địa phương, các cơ quan các tổ chức có liên quan trọng công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục.
– Giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trong phạm vi quản lý của Bộ.
– Tổ chức thực hiện việc dụng tiêu bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực khảo thí và kem định chất lượng giáo dục.
– Phối hợp với Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp đề xuất trình Bộ trưởng các chủ trương, biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học thẩm định các hồ sơ mở chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, tiến sức đề xuất trình Bộ trưởng các chủ trương, biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.