Contents
Câu hỏi: Đặc điểm của giới khởi sinh là?
A. Nhân sơ, kích thước nhỏ, sống tự do
B. Đơn bào, nhân thực, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng
C. Đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, phương thức sống đa dạng
D. Nhân thực, đơn bào, sinh sản nhanh, sống tự dưỡng
Đáp án đúng C.
Đặc điểm của giới khởi sinh là đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, thương thức sống đa dạng, giới khởi sinh xuất hiện cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất trên trái đất và đã từng là loài chiếm được thế mạnh lớn nhưng nó lại được tiến hóa theo một nhánh riêng biệt.
Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng
Giới khởi sinh còn được gọi với tên Monera, có cấu tạo chủ yếu là các tế bào nhân sơ với kích thước hiển vi từ 1 – 3μm, là loài sinh vật vô cùng nhỏ bé. Monera đôi khi cũng được gọi với cái tên Prokaryote hay Eukaryote bởi cấu trúc tế bào nhân sơ của chúng. Môi trường sống của giới khởi sinh đa dạng, có thể tìm thấy chúng ở trong đất, nước, không khí,…
Giới khởi sinh xuất hiện cách đây khoảng 3,5 tỷ năm, là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất trên trái đất và đã từng là loài chiếm được thế mạnh lớn nhưng nó lại được tiến hóa theo một nhánh riêng biệt.
Đặc điểm của giới khởi sinh:
+ Phương thức sống đa dạng: giới khởi sinh sống theo nhiều phương thức khác nhau như hoại dưỡng, tự dưỡng, kí dưỡng và quang dưỡng.
+ Môi trường sống phong phú, bất cứ ở đâu cũng có thể gặp sinh vật trong giới khởi sinh, một số loài trong giới khởi sinh còn chịu đựng sống được ở những điều kiện khắc nghiệt, trong hồ mặn, suối nước nóng hoặc trong những hầm băng, môi trường axit,…
+ Cấu tạo tế bào nhân sơ, đơn giản, gồm có 3 lớp chính là màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. Một số loại khác còn có thêm thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông.
+ Kích thước của các loài trong giới khởi sinh rất nhỏ bé.
Giới khởi sinh bị phân tách ra tạo hệ thống 3 vực gồm: Bacteria, Archaea và Eukarya.
+ Vi khuẩn – Bacteria: là vi khuẩn thực sự, sống trong hoặc xung quanh môi trường sống của con người. Bacteria chiếm phần lớn trong tổng số vi khuẩn mà con người tiếp xúc. Một số loại vi khuẩn thực sự như Escherichia coli, Salmonella,… Theo ước tính có khoảng 5×103 loài vi khuẩn ở trên Trái đất.
+ Vi khuẩn cổ – Archaea: có môi trường sống khắc nghiệt hơn ví dụ như trong những suối nước nóng có nồng độ axit cao hay sống tận sâu dưới các lớp băng ở Bắc Cực. Các sinh vật vi khuẩn cổ có bộ gen và một số con đường trao đổi chất gần với nhóm sinh vật nhân thực, đặc biệt là các enzyme. Sinh vật cổ khai thác nguồn năng lượng từ hợp chất hữu cơ, amoniac, ion kim loại, khí hydro.
+ Sinh vật nhân thực – Eukarya: là một vực trong hệ thống 3 vực được phân chia gần đây, không thuộc giới khởi sinh. So về kích thước loài này gấp khoảng hơn 10 lần so với sinh vật nhân sơ. Cấu tạo của sinh vật nhân thực rất khác biệt so với sinh vật nhân sơ, nó có các xoang tế bào được chia nhỏ để thực hiện các hoạt động trao đổi chất riêng biệt.