Đặc điểm của tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suấtlà gì? Đây là một câu hỏi gây khó khăn cho các bạn học sinh trong môn Vật lý lớp 9. Hãy cùng đến với câu trả lời và các kiến thức quan trọng liên quan đến mạch khuếch đại công suất trong nội dung bài viết hôm nay nhé!
Contents
Đặc điểm của tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất là gì?
- Có cùng biên độ
- Có cùng pha
- Có cùng tần số
- Có cùng tần số và biên độ.
→ Đáp án đúng: C
Tại sao đặc điểm của tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất là cùng tần số?
Tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất có cùng tần số là vì nguyên nhân sau:
Một số kiến thức liên quan đến mạch khuếch đại công suất
Mạch khuếch đại công suất được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống. Các kiến thức cơ bản mà các bạn học sinh cần nắm được về mạch khuếch đại công suất như sau:
1. Khái niệm chung về mạch khuếch đại công suất
Mạch khuếch đại hay bộ khuếch đại là một thiết bị hoặc linh kiện bất kỳ được sử dụng một lượng công suất nhỏ ở đầu vào để điều khiển một luồng công suất ở đầu ra. Thuật ngữ này hiện đang được dùng chủ yếu cho các bộ khuếch đại điện tử và thông thường là các ứng dụng thu – tái tạo tín hiệu điện tử.
Mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra của một bộ khuếch đại thường được diễn giải như là một hàm của tần số. Nó được gọi là hàm truyền với biên độ của hàm truyền là độ lợi hay độ khuếch. Do đó, để đánh giá đầy đủ về khuếch đại chúng ta cần tính được 3 lượng gồm độ khuếch điện áp, độ khuếch dòng và độ khuếch công suất.
2. Nhiệm vụ của mạch khuếch đại công suất là gì?
Mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ chính là tạo ra một công suất đủ lớn để kích thích tải với công suất ra đạt từ vài trăm mw cho đến vài trăm watt. Có thể nói, mạch công suất làm việc với biên độ tín hiệu lớn ở ngõ vào nên ta sẽ không thể dùng mạch tương đương tín hiệu nhỏ để khảo sát mà phải dùng phương pháp đồ thị.
3. Phân loại mạch khuếch đại công suất phổ biến
Hiện nay, tùy theo chế độ làm việc của transistor thì người ta sẽ phân mạch khuếch đại công suất thành các loại như sau:
- Mạch khuếch đại công suất loại A: Tín hiệu sẽ được khuếch đại gần như tuyến tính, tức là tín hiệu ngõ ra thay đổi tuyến tính trong toàn bộ chu kỳ 360० của tín hiệu ngõ vào (Transistor sẽ hoạt động cả hai bán kỳ của tín hiệu ngõ vào).
- Mạch khuếch đại công suất loại AB: Transistor được phân cực ở gần với vùng ngưng nên tín hiệu ngõ ra thay đổi hơn một nửa chu kỳ của tín hiệu vào (Transistor sẽ hoạt động hơn một nửa chu kỳ dương hoặc âm của tín hiệu ngõ vào).
- Mạch khuếch đại công suất loại B: Transistor được phân cực tại vùng ngưng (VBE=0), tức là chỉ một nửa chu kỳ âm hoặc dương của tín hiệu ngõ vào được khuếch đại.
- Mạch khuếch đại công suất loại C: Transistor được phân cực ở bên trong vùng ngưng, tức là chỉ một phần nhỏ hơn nửa chu kỳ của tín hiệu ngõ vào được khuếch đại. Vì thế, mạch khuếch đại công suất C thường được dùng khuếch đại công suất ở tần số cao với tải cộng hưởng trong các ứng dụng đặc biệt.
Như vậy, nội dung của bài viết trên đây thì chúng tôi đã giải đáp về đặc điểm của tín hiệu vào và ra ở mạch khuếch đại công suất. Kienthuctonghop.vn hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn các kiến thức bổ ích về mạch khuếch đại công suất. Hãy thường xuyên ghé thăm website của chúng tôi để cập nhật các thông tin hay nhất nhé!