– Tı́chcưcrèn luyên để trở thành ngườ ivu c có kỹ năng giao tiế p vớ i khá ch hà ng.phuc2.1. Thích được giao tiếp với người khác.Giao tiếp với người khác là nhu cầu không thể thiếu được và là bản chất của mỗi conngười. Biết cách làm cho người khác thoả mãn nhu cầu giao tiếp bằng cách tìm được những gìhọ thích, làm những cái họ muốn là bí quyết đầu tiên trong phép xử thế.2.2. Thích được người khác khen và quan tâm đến mình.Sự quan tâm khen ngợi người khác chỉ có giá trị khi nó được diễn ra đúng mức, đúng chỗ,đúng hoàn cảnh và nó phải thực sự được phát ra từ một tấm lòng tốt, chân thực, không mangmục đích để lợi dụng hay xu nịnh.2.3. Con người ai cũng thích đẹp.Làm đẹp cho bản thân, cho những người xung quanh, cho cả cộng đồng xã hội là mục tiêuphấn đấu, là niềm hạnh phúc của mỗi người. Nó không những là quyền mà còn là trách nhiệmcủa mọi người.Cái đẹp là động lực, là mục tiêu cho nhân loại tự vươn lên để hoàn mỹ hơn, thánh thiệnhơn, đáng yêu hơn.2.4. Thích tò mò, thích điều mới lạ, thích những cái mà mình không có, có một rồi lại muốn cóhai.Con người luôn muốn tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, không khi nào hài lòng vớinhững cái đã có và lặp lại nó một cách nhàm chán, tẻ nhạt.Chúng ta cần hiểu điều này để lôi cuốn thuyết phục tạo ra hiệu quả trong hoạt động giaotiếp, tạo ra “ lực hấp dẫn” với mọi người xung quanh.2.5. Con người luôn sống bằng biểu tượng và yêu thích kỷ niệm.Con người thường tặng (kỷ niệm) cho nhau một vật gì đó trước khi tạm xa nhau hay khigặp lại chính vì mọi người muốn gắn với nhau bằng biểu tượng, bằng kỷ niệm. Nhờ những kỷniệm và biểu tượng đẹp mà con người có thể chia sẻ, hoà đồng và gắn kết bên nhau.Trong giao tiếp nên tạo cho nhau, để lại cho nhau những kỷ niệm đẹp vì chính nó là sợidây vô hình thắt chặt quan hệ giữa chúng ta.2.6. Con người luôn đặt niềm tin, hy vọng vào những điều mình theo đuổi.Bất kỳ một việc làm dù to hay nhỏ, dù trước mắt hay lâu dài, con người phải luôn xâydựng được niềm tin và hy vọng vào kết quả tốt đẹp sẽ đến. Chỉ có như vậy họ mới có đủ sứcmạnh và nhiệt huyết để phấn đấu theo đuổi thực hiện nó bằng được.“ Không gì tàn phá sức khoẻ của bạn bằng sự đánh mất niềm tin, không hy vọng vào cuộcsống tương lai”.2.7. Con người luôn tự mâu thuẫn với chính mình.Tự mâu thuẫn với chính mình vốn là tâm lý thường thấy ở mỗi con người. Chúng ta aikhông hiểu điều này thì không thể thấu hiểu tâm lý người khác được.Trong quan hệ tiếp xúc, cần hết sức chú ý đặc điểm tâm lý này để suy luận, phán đoán.Nếu chỉ thông qua biểu hiện ban đầu đã đưa ra nhận xét dễ dẫn đển sai lầm hỏng việc2.8. Con người thích tự khẳng định, thích được người khác đánh giá về mình, thích tranh đua.Dù là người bình thường đến đâu, mỗi ngưòi cũng muốn mọi người phải thừa nhận mình,đánh giá đúng mức về mình. Ai cũng muốn mình không phải là người thừa, thậm chí là ngườiquan trọng, người có giá trị.Do vậy, nếu muốn thành công trong việc gây thiện cảm, kích thích tính tích cực ở mọingười, xin bạn đừng bao giờ chạm đến lòng tự ái của họ. Đừng bao giờ để người khác nhận thấyở bên bạn họ là người thừa. đừng bao giờ tỏ ra ghen tị khi người khác hơn mình. Luôn muốnhơn người khác, đó không phải là người xấu, nếu muốn vươn lên bằng chính khả năng, sức lựccủa chính bản thân.3. Những trở ngại trong quá trình giao tiếpMục tiêu:- Xác định được những trở ngại trong quá trình giao tiếp.- Vận dụng những kiến thức trên trong quá trình giao tiếp nhằm hạn chế tối đa những trở ngại đểđạt được hiệu quả cao khi giao tiếp.- Tự tin, chủ động khắc phục những khó khăn trở ngại trong quá trình giao tiếp.3.1. Yếu tố gây nhiễuTrong giao tiếp thông thường, yếu tố gây nhiễu thường là tiếng ồn, nhiệt độ ánh sáng dosai sót về việc in ấn, thiết bị truyền tin, truyền hình bị trục trặc kỹ thuật.Yếu tố gây nhiễu làm cho hoạt động truyền và nhận tin thiếu tập trung, gián đoạn vàkhông chính xác.3.2. Thiếu thông tin phản hồiNếu người truyền tin không nhận được thông tin phản hồi từ người nghe thì sẽ khônghiểu được rằng thông tin đến với người nhận có được chuẩn xác hay không.- Thông tin bằng chữ viết hoặc bằng lời nói gián tiếp qua đài, tivi ít có điều kiện phản hồi ngaylập tức.- Thông tin bằng ngôn ngữ nói trực tiếp rất dễ có điều kiện truyền và nhận thông tin phản hồi.- Thông tin qua điện thoại cũng có khả năng phản hồi nhanh nhưng chỉ qua lời nói, không quabiểu cảm được.3.3. Nhận thức khác nhau qua các giác quanQuá trình nhận biết, tiếp thu thông tin được thực hiện bởi năm giác quan. Mỗi giác quancó tầm quan trọng khác nhau trong giao tiếp:- Thị giác: 66%- Thính giác: 22%- Khứu giác: 7%- Cảm giác: 3%- Vị giác: 2%3.4. Suy xét, đánh giá giá trị vội vàngHầu hết các thông tin mới nhận được chỉ là suy đoán, ý tưởng chưa có gì chắc chắn. Dovậy dễ đi đến hiểu lầm và bất đồng ý kiến khi chúng ta đưa ra suy luận vội vàng, không đúngvới thực tế. Suy luận là cần thiết giúp con người nhìn nhận thế giới bên ngoài . Song nó phảiđược dựa trên cơ sở thông tin chính xác, hoàn chỉnh. Không nên suy xét, đánh giá giá trị sự vậthiện tượng một cách vội vàng dù sự vật đó là giản đơn.3.5. Sử dụng từ đa nghĩa nhiều ẩn ýTrong giao tiếp, ta thường thông qua từ ngữ để truyền tải thông tin. Tiếc thay từ ngữ dễdẫn đến sự hiểu lầm nếu chúng ta sử dụng từ không chuẩn xác, hoặc dùng từ đa nghĩa nhiều ẩný và mang tính trừu tượng.Đôi khi có những từ ẩn nghĩa nhiều hơn thực nghĩa, nói như thế này nhưng hàm chứamột ý nghĩ khác.3.6. Không thống nhất, hợp lý giữa giao tiếp bằng từ ngữ và cử chỉ điệu bộHoạt động giao tiếp luôn được diễn ra thông qua ngôn ngữ nói, viết và ngôn ngữ cử chỉ,điệu bộ. Hai phương tiện (từ ngữ và không từ ngữ) luôn bổ trợ làm tăng thêm giá trị cho nhau,tạo điều kiện cho hoạt động giao tiếp có hiệu quả. Song rất dễ di đến khó hiểu, hiểu lầm, hiểukhông chính xác, nếu hoạt động của hai phương tiện đó thể hiện không hợp với nhau.3.7. Chọn kênh thông tin không hợp lýKênh truyền tin hay cách thức truyền tin có một thế mạnh riêng của nó. Tuỳ theo nộidung thông tin, điều kiện cụ thể thời điểm giao tiếp mà lựa chọn cách thức truyền đạt thông tinkhác nhau. Nếu lựa chọn kênh thông tin không hợp lý sẽ cản trở rất lớn đến hiệu quả giao tiếp.3.8. Thiếu lòng tinNếu hai bên không có sự tin tưởng lẫn nhau thì hoạt động giao tiếp rất hạn chế, trao đổisẽ không hết hoặc không chính xác nội dung thông tin. Mặt khác người nhận thông tin cũng rấtdè dặt, cảnh giác với những thông tin nhận được. Và như vậy, hoạt động giao tiếp không manglại hiệu quả mong đợi.3.9. Trạng thái cảm xúc mạnh khi giao tiếpTrong giao tiếp, những phản xạ thuộc tình cảm như tức giận, yêu thương, do dự, cămgiận, sợ hãi, bối rối thường hạn chế rất nhiều đến việc truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Hơnthế, những cảm xúc mạnh thường gây ra tình trạng méo mó, sai lệch nội dung thông tin và dễdẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc.3.10. Thiếu quan tâm, hứng thúMột đề tài nào đó được đưa ra, nhưng có người quan tâm, có người không quan tâm dễgây mất hứng thú cho cả hai phía. Phải hết sức tránh không để tình trạng này xảy ra trong quátrình giao tiếp.3.11. Khó khăn trong việc diễn đạtKhía cạnh này có thể là khó khăn trong việc phát âm (giọng không chuẩn) hoặc do diễnđạt lộn xộn, tối nghĩa, bố cục thiếu logic, không tập trung, dùng từ không chuẩn xác. Từ đóngười nghe không tiếp thu nổi. Hiệu quả giao tiếp sẽ bị hạn chế.4. Phương pháp khắc phục những trở ngại trong quá trình giao tiếpMục tiêu:- Trình bày được những phương pháp khắc phục những trở ngại trong quá trình giaotiếp. – Tích cực vận dụng những phương pháp hạn chế trở ngại để đạt hiệu quả cao trong giaotiếp.4.1. Hạn chế tối đa yếu tố gây nhiễuYếu tố gây nhiễu làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả giao tiếp. Để khắc phục tình trạngnày cần có sự nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo về các mặt như địa điểm, thời điểm, phương tiệnvà cách thức truyền đạt.4.2. Sử dụng thông tin phản hồiĐể hoạt động giao tiếp có hiệu quả, người nói phải hết sức chú ý để tiếp nhận thông tinphản hồi.Người nghe phải sử dụng nhiều cách thức khác nhau lời nói, chú ý lắng nghe, ghi chép,nét mặt, ánh mắt để người truyền tin nhận biết được kết quả truyền tin của mình mà kịp thờiđiều chỉnh (nhanh, chậm, to, nhỏ, nhấn mạnh, đi sâu hay lướt qua…).4.3. Xác lập mục tiêu chungMục tiêu là cái đích để hướng tới, phải phấn đấu để đạt cho bằng được. Xác định mục tiêuđúng mới có thể có hành động đúng.Nếu một hành động nào đó mà không có mục tiêu thì sẽ không thể có kết quả, dễ dẫn đến lanman, trật hướng. để giao tiếp có hiệu quả trước hết phải xác lập được mục tiêu của cuộc tiếp xúcđó là gì, từ đó xây dựng nội dung nhằm hướng tới mục tiêu đó.4.4. Suy xét thận trọng, đánh giá khách quanTừ nhận thức tư duy đến thể hiện quan điểm là cả một quá trình tổng hợp hết sức phứctạp, đòi hỏi phải suy xét thận trọng và đánh giá khách quan. Quan điểm, quan niệm thườngmang tính chủ quan, chủ quan thường dẫn đến thiếu chính xác. Vì vậy, để có một đánh giá đúngphải suy xét kỹ lưỡng, xử lý nhiều thông tin, sau đó mới có thể đưa ra một kết luận xác đángđược.
Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
Qua bài viết này mobo.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về ứng dụng giải...