Nhà văn Nam Cao đã sáng tác rất nhiều tác phẩm từ trước năm 1940, nhưng ông nổi tiếng nhất và trở thành nhà văn với một cây bút hiện thực sắc nét từ kể từ lúc tác phẩm Chí Phèo ra đời. Thời điểm đứa con tinh thần này ra đời cũng chính là lúc mà nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ ba chòng, đời sống nhân dân cực khó khăn và bế tắc. Và áng văn này được khắc họa rõ nét nhất chính là khoảnh khắc sau khi nhân vật Chí Phèo gặp Thị Nở. Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo dàn ý và một bài văn mẫu phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở để hiểu rõ hơn em nhé:
Contents
Dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo
– Đưa ra vấn đề: Khi gặp được Thị Nở cũng là một dấu ấn sâu sắc trong tâm trí của Chí Phèo
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở
– Chí Phèo đã từng là một người nông dân lương thiện
– Sau khi bị Bá Kiến hãm hại, Chí Phèo bị bắt vào tù
– Nhà tù Thực dân đã biến Chí từ một người nông dân 20 tuổi lương thiện trở thành một người thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:
– Làm tay sai cho Bá Kiến
⇒ Trước khi gặp Thị Nở, Chí Phèo bị coi là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”
2. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
– Hoàn cảnh gặp gỡ:
+ Không ai đáp lại lời chửi của Chí Phèo nên “hắn” rẽ vào nhà Tự Lãng uống rượu
+ Khi đã hả hê, Chí Phèo lảo đảo ra về
+ Hắn gặp một người đàn bà ngủ quên ở bờ sông gần nhà (Thị Nở)
+ Trong cơn say, Chí Phèo ăn nằm với Thị Nở và ngủ say dưới trăng
⇒ Cuộc gặp gỡ định mệnh này đã đem đến những biến chuyển tâm lí rõ nét trong Chí Phèo
3. Diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
a. Sự thức tỉnh
– Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”
+ Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp của Chí sẽ thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”
+ Bâng Khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài
+ Tỉnh để cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”
+ Cảm thấy “sợ rượu” ⇒ đây là dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất
+ Cảm nhận những thanh âm của cuộc sống: âm thanh của tiếng chim hót, tiếng người cười nói…
+ Hắn đủ tình để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc
⇒ Cuộc gặp với Thị Nở đã giúp Chí Phèo thực sự tỉnh táo sau những cơn say triền miên
b. Là niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về làm người lương thiện của mình
– Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng
– Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt” ⇒ xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc
– Thấy Thị Nở có duyên, cảm thấy vừa vui vừa buồn
– Hắn muốn làm nũng với Thị, thấy lòng thành trẻ con
– Chí Phèo thèm lương thiện: Tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có cầu nối để trở về
– Tình yêu với Thị Nở khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình: “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”
⇒ Gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy
c. Sự thất vọng, đau đớn khi bị từ chối
– Tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, bởi vậy, khi Thị Nở từ chối, Chí Phèo thất vọng và đau đớn:
+ “Ngẩn người”, “ngẩn mặt”: Thái độ biểu thị sự hiểu ra, nhận thức được tình cảnh của mình ⇒ đáng thương
+ Thoáng thấy hương cháo hành: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua
+ Hành động: Nắm lấy tay Thị ⇒ mong muốn líu kéo hạnh phúc
+ Hắn tìm đến rượu rồi “ôm mặt khóc rưng rức”
⇒ Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng khi tình yêu của mình không trọn vẹn
d. Cảm giác phẫn uất tuyệt vọng đến tột cùng
– Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao
– Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.
– Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến” và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình
III. Kết bài
– Tóm tắt lại diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
– Liên hệ trình bày suy nghĩ bản thân về diễn biến đó.
Để hiểu sâu sắc hơn thì các em có thể dựa theo Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo để đưa ra dẫn chứng cụ thể hơn nữa nhé!
Văn mẫu phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
Nam Cao là một trong những tác giả hiện thực nổi tiếng trong trường phái hiện thực. Ông được mệnh danh là bậc thầy trong việc miêu tả nội tâm nhân vật, luôn đi tìm kiếm ” con người trong con người”. Tác phẩm của ông dù là viết về tri thức hay nông dân đều đi sâu vào bên trong nhân vật. Tác phẩm Chí Phèo là một trong những truyện ngắn nổi tiếng thể hiện tài năng của Nam Cao khi phân tích nhân vật Chí Phèo. Trong đó Nam Cao rất xuất sắc khi khắc họa tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
Chí Phèo xưa là đứa con hoang, bị bỏ tại cái lò gạch cũ và được người trong làng truyền tay nuôi. Chí hiền lành, làm người ở cho nhà Bá Kiến nhưng sau này, vì bị nghi ngờ dính lứu với bà Ba nên hắn bị Bá Kiến vu oan phải vào tù. Sau khi về, chẳng còn ai nhận ra hắn vì nhân dạng đã biến đổi hoàn toàn. Hắn đinh ninh sẽ trả thù Bá Kiến nhưng rồi lại bị Bá Kiến mua chuộc làm tay đâm thuê chém mướn. Giờ đây hắn tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân cách trở thành một con quỷ của làng Vũ Đại. Nhưng rồi, khi Thị Nở xuất hiện, Chí đã thay đổi hoàn toàn bởi lần đầu tiên có người tự nguyện cho hắn thứ gì đó mà hắn không phải xin hay dọa dẫm.
Hắn tỉnh dậy sau cơn say, cảm nhận hết thảy tất cả những gì đang diễn ra trong buổi sớm mà từ trước đến nay hắn không hề hay biết. Để rồi hắn nhớ về quá khứ và ước mơ giản dị mà xa vời. Khi Thị Nở bưng bát cháo hành đến cho hắn, Chí rất ngạc nhiên , xúc động bởi lần đầu tiên hắn được chăm sóc , bởi bát cháo hành tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Chắc rằng chỉ có hắn trong thời khắc ấy mới cảm nhận được vị ngon tuyệt vời của bát cháo và vị thơm của “tình người”.
Trong lòng hắn rung động, bâng khuâng trước Thị, người đàn bà xấu xí, dở hơi và ế chồng và cảm thấy ăn năn với Thị vì những chuyện mình đã làm trong quá khứ, khiến bao gia đình tan vỡ,… Dường như những cảm nhận khi ăn bát cháo hành ấy chính là cầu nối tâm hồn giữa Chí Phèo và Thị Nở. Trong hắn trào lên những cảm xúc khinh miệt khi nghĩ về con người Bà Ba, một con quỷ dữ đội lốt một người đàn bà xinh đẹp. Hắn thấy nhục và thấy khinh mọi hành động mà bà ta đã làm.
Nghĩ về Thị Nở dù xấu ma chê quỷ hờn nhưng sẵn một lòng lương thiện, còn bà Ba kẻ ăn trắng mặc trơn lại là mặt người dạ thú. Nam Cao qua những khắc họa tâm trạng của Chí, tạo ra sự tương phản giữa hai người đàn bà đã cho ta một bài học khi nhìn nhận ai đó, nhất định không được ” nhìn mặt mà bắt hình dong”.
Chí Phèo được Thị Nở chăm sóc, thức tỉnh bởi hương vị của cháo hành, hăn nhận thức được thực tại sau trận ốm này, hắn không còn mạnh như trước và muốn làm hòa với mọi người, hắn tin rằng Thị Nở chính là người mở đường cho hắn, sẽ giúp hắn bắc nhịp cầu đến bến bờ thiên lương. Trong nội tâm hắn bỗng tràn lên những khát khao hoàn lương mãnh liệt, cái mầm nhân tính trong Chí Phèo có thể bị che lấp bởi sự tha hóa nhân phẩm, bởi những con say và những lần rạch mặt đòi nợ thuê nhưng nó không hề bị mất đi. Dường như dưới ngòi bút sắc sảo am tường của Nam Cao, tính cách của Chí Phèo được hiện rõ và ông cũng thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu và luôn đặt niềm tin vào bản chất thiên lương ăn sâu trong tận xương tủy của những người dân lao động dù họ có bầm dập, bị tha hóa đến nhường nào.
Luôn có những khát khao hoàn lương, luôn có một mái ấm như bao người nhưng kết cục chẳng mấy tốt đẹp với Chí Phèo. Bởi hắn bị Thị Nở từ chối sống chung. Điều gì khiến Thị thay đổi đến vậy? Có lẽ không phải do Thị bạc tình, không muốn thành đôi với Chí mà do bà cô của Thị nói những lời độc địa, ngăn cấm Thị. Bà cô như một cái loa phát ngôn cho những thứ hẹp hòi, ích kỉ của người làng Vũ Đại và cả xã hội phong kiến đương thời. Chí Phèo chỉ còn biết ngẩn người trước lời của Thị Nở, trong hắn lại thoang thoảng hương cháo hành, dư vị tình yêu thoáng qua mong manh và yếu ớt.
Tình yêu ấy không có sức mạnh để có thể vượt qua nổi thực tại trớ trêu. Dù hắn muốn níu kéo tình yêu nhưng chẳng thể làm được, đổi lại bản tính trong hắn lại trỗi dậy, đập gạch ăn vạ, uống rượu say khướt, hơi rượu không sặc sụa mà chỉ thấy thoang thoảng hương cháo hành. Đó là tình yêu ám ảnh cả tâm hồn lẫn thể xác của Chí. Hắn chỉ biết khóc, ôm mặt khóc như một đứa trẻ, đòi xách dao đi giết Thị Nở , giết bà cô nhưng thực chất hắn đến nhà Bá Kiến. Có thể nói hành động của Chí là sai đường nhưng đúng hướng. Hắn tuyệt vọng vì bị từ chối sống chung, cũng như từ chối làm người lương thiện. Hắn đau đớn biết bao vì lương chi đã tỉnh, ý thức sâu sắc thực tại rằng hắn bị từ chối nguyên nhân sâu sa không phải tại Thị Nở mà tại Bá Kiến, người xua tay đuổi hắn là cả những định kiến của người làng Vũ Đại.
Hắn xách dao đến giết Bá Kiến cũng là lúc hắn tự kết liễu đời mình. Đó là một lựa chọn duy nhất để quay về. Tuy hắn không được sống như một người lương thiện nhưng hắn chết để làm người lương thiện. Quả thật, cái giá của thiên lương là cái giá cắt cổ đối với những kẻ như Chí, có lẽ phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Qua cái chết tức tưởi của Chí, Nam Cao lên án xã hội bất lương, tàn bạo và cảm thông với những người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Những người sống no đủ đã khó, sống thiên lương còn khó hơn bội phần
Nam Cao, một nhà tâm lí tài ba với ngòi bút tinh tế, ông đã khắc họa tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở rất xuất sắc. Qua đó giúp độc giả có thêm những bài học nhận thức sâu sắc về con người.
Tham khảo thêm: Văn mẫu phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
Trên đây là dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở chi tiết nhất mong rằng các em có thể dựa vào dàn ý này để viết cho mình một bài văn phân tích tốt nhất. Ngoài ra có thể tham khảo thêm về văn mẫu 11 do Đọc Tài Liệu tổng hợp em nhé!