Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là cách tiến hành có trình tự các bước phân tích một lĩnh vực tư tưởng, đạo lý hay lối sống của con người trên nền tảng các giá trị tinh thần. Bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý được thế hiện ở nhiều dạng như phân tích một tư tưởng, đạo lý, câu nói hay một câu ca dao tục ngữ của ông cha. Vậy làm thế nào để có thể làm một bài phân tích đầy đủ cấu trúc yêu cầu? Mời bạn đọc tham khảo dàn bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
Dàn bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
Contents
I. Mở bài nghị luận tư tưởng, đạo lý
– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
– Nêu lên vấn đề cần nghị luận (trích dẫn tư tưởng đạo lý được cho ở đề bài).
– Nêu lên hướng hành động đối với vấn đề nghị luận nêu ra ( mang tính chuyển ý sang thân bài).
II. Thân bài dàn ý nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý
Giải thích tư tưởng đạo lý cần bàn luận
– Tùy vào yêu cầu của đề bài mà học sinh có các cách giải thích khác nhau:
+ Chia nhỏ tư tưởng đạo lý ra thành cụm giải thích theo từ ngữ rồi khái quát lại cả câu.
+ Giải thích theo nghĩa bóng, nghĩa đen đối với các dạng ca dao, tục ngữ,… (nếu có).
+ Giải thích theo những khái niệm, thuật ngữ xuất hiện trong yêu cầu đề bài trên cơ sở xác định nội dung và ý nghĩa.
+ Giải thích theo mệnh đề hình ảnh.
– Rút ra được ý nghĩa chung, khái quát của tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
Xem thêm:
Dàn ý nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Nghị luận lời cảm ơn và xin lỗi
* Chú ý:
– Bám sát vào những dữ liệu, hình ảnh mà đề bài đặt ra. Không phân tích lan man mang tính chủ quan, tùy tiện.
– Phân tích phải đi từ thấp đến cao: Giải thích từ ngữ, hình ảnh xuất hiện trong đề bài rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.
– Tránh các trường hợp mắc phải lỗi cắt nghĩa từ ( phân tích theo nghĩa từ vựng).
Phân tích và chứng minh mặt đúng của tư tưởng đạo lý cần bàn luận
Dàn bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý
– Chỉ ra những mặt, những khía cạnh đúng đắn của tư tưởng, đạo lý.
– Dùng những lý lẽ, những lập luận mang tính logic để chứng minh quan điểm.
– Có thể sử dụng những dẫn chứng trong lịch sử, xã hội, các doanh nhân, các nhà khoa học hay thậm chí là những điều trong cuộc sống thường nhật để làm rõ quan điểm cá nhân.
+ Ví dụ: Tấm gương nghị lực vượt khó của thầy Nguyễn Ngọc Ký, anh em nhà Wirght là minh chứng cho tấm gương kiên trì không từ bỏ và cả sự sáng tạo bất chấp xã hội cũ lỗi thời. Hay gần đây nhất là hình ảnh dân tộc Việt Nam chung tay chống đại dịch là minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, tự cường dân tộc.
– Đây là thao tác làm rõ đến cùng các vấn đề chứa trong tư tưởng đạo lý và ý nghĩa của nó nên phải làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. Phần này phải trả lời được câu hỏi: Tại sao? Vì sao mà đề bài đặt ra.
– Nêu rõ vấn đề được biểu hiện như thế nào?
– Nêu lên tầm quan trọng của tư tưởng đạo lý ấy trong đời sống xã hội tinh thần.
Xem thêm:
Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm kèm dàn ý chi tiết
Nghị luận học đi đôi với hành
Bình luận, đánh giá mở rộng vấn đề
– Đây là bước quan trọng, cần thiết để học sinh phát huy sức sáng tạo của mình bằng sự đánh giá vấn đề một cách chủ quan nhưng không vượt qua khuôn khổ đạo xã hội.
– Nêu lên đánh giá bản thân về vấn đề cần bình luận:
+ Tư tưởng đạo lý ấy có đúng hay không?
+ Những đóng góp của tư tưởng đạo lý ấy trong thế giới tinh thần của con người qua bao thế hệ.
+ Đưa ra những dẫn chứng về học tập, những tấm gương có trong đời sống.
+ Trong bối cảnh hiện tại thì tư tưởng, đạo lý ấy có còn vẹn nguyên giá trị hay không?
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý trong xã hội
+ Tư tưởng ấy có đúng một cách hoàn toàn hay không?
+ Nếu có những hạn chế thì đó là gì? Nêu ra và cho ví dụ.
+ Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, làm chệch hướng tư tưởng đạo lý ấy.
Rút ra bài học cá nhân và hướng hành động
– Từ những đánh giá trên rút ra được hướng hành động cho bản thân trong nhận thức, trong học tập cũng như trong tư tưởng, tình cảm.
– Từ vấn đề bàn luận trên có thể hiểu ra điều gì và nó có ý nghĩa gì với đời sống tinh thần con người.
– Bài học hành động thực tiễn đối với cá nhân và định hướng chung đối với cộng đồng.
III. Kết bài
– Đánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý cần bàn luận.
– Khẳng định chung về tư tưởng đạo lý đã bàn luận ở thân bài.
– Thông điệp chung đối với mọi người.
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là cách tiến hành có trình tự các bước phân tích một lĩnh vực tư tưởng, đạo lý hay lối sống của con người trên nền tảng các giá trị tinh thần. Bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý được thế hiện ở nhiều dạng như phân tích một tư tưởng, đạo lý, câu nói hay một câu ca dao tục ngữ của ông cha. Vậy làm thế nào để có thể làm một bài phân tích đầy đủ cấu trúc yêu cầu? Mời bạn đọc tham khảo dàn bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
Dàn bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý
I. Mở bài nghị luận tư tưởng, đạo lý
– Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận.
– Nêu lên vấn đề cần nghị luận (trích dẫn tư tưởng đạo lý được cho ở đề bài).
– Nêu lên hướng hành động đối với vấn đề nghị luận nêu ra ( mang tính chuyển ý sang thân bài).
II. Thân bài dàn ý nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý
Giải thích tư tưởng đạo lý cần bàn luận
– Tùy vào yêu cầu của đề bài mà học sinh có các cách giải thích khác nhau:
+ Chia nhỏ tư tưởng đạo lý ra thành cụm giải thích theo từ ngữ rồi khái quát lại cả câu.
+ Giải thích theo nghĩa bóng, nghĩa đen đối với các dạng ca dao, tục ngữ,… (nếu có).
+ Giải thích theo những khái niệm, thuật ngữ xuất hiện trong yêu cầu đề bài trên cơ sở xác định nội dung và ý nghĩa.
+ Giải thích theo mệnh đề hình ảnh.
– Rút ra được ý nghĩa chung, khái quát của tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
Xem thêm:
Dàn ý nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Nghị luận lời cảm ơn và xin lỗi
* Chú ý:
– Bám sát vào những dữ liệu, hình ảnh mà đề bài đặt ra. Không phân tích lan man mang tính chủ quan, tùy tiện.
– Phân tích phải đi từ thấp đến cao: Giải thích từ ngữ, hình ảnh xuất hiện trong đề bài rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng, đạo lý.
– Tránh các trường hợp mắc phải lỗi cắt nghĩa từ ( phân tích theo nghĩa từ vựng).
Phân tích và chứng minh mặt đúng của tư tưởng đạo lý cần bàn luận
Dàn bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý
– Chỉ ra những mặt, những khía cạnh đúng đắn của tư tưởng, đạo lý.
– Dùng những lý lẽ, những lập luận mang tính logic để chứng minh quan điểm.
– Có thể sử dụng những dẫn chứng trong lịch sử, xã hội, các doanh nhân, các nhà khoa học hay thậm chí là những điều trong cuộc sống thường nhật để làm rõ quan điểm cá nhân.
+ Ví dụ: Tấm gương nghị lực vượt khó của thầy Nguyễn Ngọc Ký, anh em nhà Wirght là minh chứng cho tấm gương kiên trì không từ bỏ và cả sự sáng tạo bất chấp xã hội cũ lỗi thời. Hay gần đây nhất là hình ảnh dân tộc Việt Nam chung tay chống đại dịch là minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, tự cường dân tộc.
– Đây là thao tác làm rõ đến cùng các vấn đề chứa trong tư tưởng đạo lý và ý nghĩa của nó nên phải làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. Phần này phải trả lời được câu hỏi: Tại sao? Vì sao mà đề bài đặt ra.
– Nêu rõ vấn đề được biểu hiện như thế nào?
– Nêu lên tầm quan trọng của tư tưởng đạo lý ấy trong đời sống xã hội tinh thần.
Xem thêm:
Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm kèm dàn ý chi tiết
Nghị luận học đi đôi với hành
Bình luận, đánh giá mở rộng vấn đề
– Đây là bước quan trọng, cần thiết để học sinh phát huy sức sáng tạo của mình bằng sự đánh giá vấn đề một cách chủ quan nhưng không vượt qua khuôn khổ đạo xã hội.
– Nêu lên đánh giá bản thân về vấn đề cần bình luận:
+ Tư tưởng đạo lý ấy có đúng hay không?
+ Những đóng góp của tư tưởng đạo lý ấy trong thế giới tinh thần của con người qua bao thế hệ.
+ Đưa ra những dẫn chứng về học tập, những tấm gương có trong đời sống.
+ Trong bối cảnh hiện tại thì tư tưởng, đạo lý ấy có còn vẹn nguyên giá trị hay không?
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý trong xã hội
+ Tư tưởng ấy có đúng một cách hoàn toàn hay không?
+ Nếu có những hạn chế thì đó là gì? Nêu ra và cho ví dụ.
+ Bác bỏ những tư tưởng sai lệch, làm chệch hướng tư tưởng đạo lý ấy.
Rút ra bài học cá nhân và hướng hành động
– Từ những đánh giá trên rút ra được hướng hành động cho bản thân trong nhận thức, trong học tập cũng như trong tư tưởng, tình cảm.
– Từ vấn đề bàn luận trên có thể hiểu ra điều gì và nó có ý nghĩa gì với đời sống tinh thần con người.
– Bài học hành động thực tiễn đối với cá nhân và định hướng chung đối với cộng đồng.
III. Kết bài
– Đánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý cần bàn luận.
– Khẳng định chung về tư tưởng đạo lý đã bàn luận ở thân bài.
– Thông điệp chung đối với mọi người.