Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) đóng vai trò rất quan trọng trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay. Giám sát và đánh giá kiểm soát nội bộ qua các chức năng khác nhau được thực hiện thông qua các đánh giá liên tục để đảm bảo hệ thống kiểm soát nội bộ được triển khai có hiệu quả như dự định. Đánh giá tạo điều kiện xác định các thiếu xót kiểm soát nội bộ cho các hành động khắc phục tiếp theo. Vậy để đánh giá hệ thống kiểm soát một cách hiệu quả phải dựa vào những thông số nào?
Contents
Mục đích nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc đánh giá hệ thống KSNB giúp cho kiểm toán viên xác lập mức độ tin cậy vào hệ thống KSNB, giảm tối đa thử nghiệm cơ bản cần phải tiến hành mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán.
Kiểm toán viên cần có hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB, đánh giá chính xác mức độ rủi ro kiểm soát, để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng trình tự phương pháp kiểm toán thích hợp. Sự hiểu biết về hệ thống KSNB, sự đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát, cùng với sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng, cũng như mọi cân nhắc khác sẽ giúp cho kiểm toán viên:
- Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Xem xét nhân tố tác động đến khả năng có thể xảy ra sai sót nghiêm trọng.
- Thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản.
Các thông số để đánh giá kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ qua tham số 1 – Kiểm soát quản trị
Sau khi tiến hành các chức năng hoạch định, tổ chức và lãnh đạo thì mô hình hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa hoàn chỉnh. Kiểm soát là một chức năng mà mọi nhà quản trị đều phải thực hiện dù rằng kết quả công việc của các bộ phận do họ quản lý đều đạt đúng theo kế hoạch đề ra. Các công việc kiểm soát của nhà quản trị bao gồm:
Sự phân chia trách trách nhiệm giữa các phần:
- Phát triển
- Chuẩn bị dữ liệu
- Vận hành máy tính
- Thư viện tệp
Kiểm soát các nhà khai thác máy tính bằng cách sử dụng:
- Hướng dẫn thủ tục hành chính
- Lịch làm việc và luân chuyển nhiệm vụ
Thủ tục nhận dạng tập tin bằng cách sử dụng:
- Số tham chiếu hữu hình
- Vòng bảo vệ
- Nhãn tiêu đề kiểm tra khi thiết lập,…
- Thủ tục tái thiết lập
- Phòng ngừa cháy nổ và sắp xếp chờ
2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ qua tham số 2 – Kiểm soát phát triển hệ thống
Kiểm soát sự phát triển của hệ thống nhằm đảm bảo một hệ thống xử lý hợp lệ mỗi khi các ứng dụng mới được phát sinh, đáp ứng các yêu cầu của bộ phận quản lý và người dùng. Để làm được điều này cần phải đảm bảo:
- Sử dụng tài liệu chuẩn
- Sử dụng các thủ tục chuẩn bất cứ khi nào có thể
- Chỉ định các quy trình uỷ quyền cứng nhắc bất cứ khi nào các ứng dụng mới được dự kiến hoặc các chương trình hiện có được sửa đổi hoặc mở rộng.
- Kiểm tra đầy đủ trước khi thực hiện
- Thiết lập một hệ thống toàn diện về bảo mật chương trình và tài liệu
Các giai đoạn phát triển của hệ thống bao gồm:
- Tính khả thi
- Phân tích hệ thống
- Lập trình
- Kiểm tra chương trình
- Chạy song song
- Chuyển đổi tệp
3. Đánh giá kiểm soát nội bộ qua tham số 3 – Kiểm soát thủ tục
Điều khiển đầu vào:
- Thiết lập quyền kiểm soát: thủ tục, kiểm tra trình từ, các trường dữ liệu chứa dữ liệu tham chiếu quan trọng.
- Xác minh chuyển đổi để đảm bảo sửa chữa tất cả các lỗi.
Kiểm soát đầu vào: uỷ quyền đầu vào
Kiểm soát xử lý: để đảm bảo rằng tất cả các từ chối được xử lý lại chắc chắn và kịp thời.
Kiểm soát đầu ra:
- Đảm bảo bản in có chứa đủ thông tin cho truy tìm tài liệu nguồn, xác minh các tính toán và tổng số máy tính tạo ra. Điều này được thiết kế để xác định xem có tồn tại dấu vết kiểm toán hay không.
- Kiểm tra nhập liệu để đảm bảo dữ liệu được in ra là đầy đủ và chính xác.
- Báo cáo
- Phân phối sản phẩm đầu ra để đảm bảo rằng bộ phận người dùng đã nhận được tất cả các bản in còn nguyên vẹn.
Trên đây là 3 thông số giúp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tốt nhất, muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn, hỗ trợ, bạn hãy nhanh tay liên hệ với LAVAN để được giải đáp trong thời gian sớm nhất!