Contents
Câu hỏi:
Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm nào?
A. Tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và vi sinh vật cho cây đạt năng suất cao.
B. Đảm bảo cho cây đạt năng suất cao.
C. Cung cấp nước.
D. Không chứa chất độc hại.
Đáp án đúng A.
Đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và vi sinh vật cho cây đạt năng suất cao bởi độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại cho cây, đảm bảo cây đạt năng suất cao.
Giải thích lý do chọn đáp án A:
Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất, cung cấp đồng thời và không ngừng nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại, đảm bảo cho cây đạt năng suất cao. Như vậy, đất có độ phì nhiêu biểu hiện đặc điểm tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và vi sinh vật cho cây đạt năng suất cao
Đặc điểm của độ phì nhiêu
– Các lọai đất khác nhau, độ phì nhiêu tự nhiên rất khác nhau, quá trình hình thành rất chậm.
– Quản lý không tốt sự suy giảm độ phì nhiêu sẽ rất nhanh
– Phần lớn đất canh tác hiện nay là có độ phì nhiêu thấp, 1 số ít là trung bình.
– Sử dụng phân bón thường đạt hiệu quả cao trên đất có độ phì nhiêu cao.
– Nhưng nếu độ phì nhiêu được cải thiện thì hiệu quả sử dụng phân bón sẽ tăng cao.
Tuỳ theo nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
+ Độ phì nhiêu tự nhiên:
Độ phì nhiêu được hình thành dưới thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người.
+ Độ phì nhiêu nhân tạo
Một số yếu tố góp phần tạo nên độ phì nhiêu của đất:
Các chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp một cách đầy đủ cho cây trồng.
Độ ẩm phù hợp.
Nhiệt độ phù hợp.
Không chứa những chất gây hại cho cây trồng.
Đất có độ tơi xốp, đảm bảo cho cây trồng phát triển toàn diện.
Độ sâu của đất đạt chuẩn, giúp rễ cây bám chắc và giữ nước cho cây phát triển.
Hệ thống thoát nước hoạt động tốt, có khả năng sục khí giúp cho rễ cây phát triển tốt nhất.
Lớp đất trên bề mặt có đầy đủ các chất hữu cơ.
Có sự hoạt động của một số loại vi sinh vật có lợi (ví dụ như giun đất), hỗ trợ cho sự phát triển của cây trồng.
Nồng độ pH trong đất luôn duy trì trong ngưỡng an toàn (dao động khoảng từ 5.5 – 7.0)
Hiện nay, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại, bao gồm độ phì nhiêu tự nhiên và nhân tạo. Trong đó, độ phì nhiêu tự nhiên được hình thành nhờ thảm thực vật tự nhiên, không có sự tác động của con người. Bên cạnh đó, độ phì nhiêu nhân tạo lại được hình thành do sự tác động trực tiếp của con người, ví dụ như canh tác đất, bón phân, xới đất,…