Các mẹ ơi, có phải trẻ sơ sinh đứa nào cũng bị tình trạng “nặng vía” không ạ? Em sinh bé mới được 2 tháng. Hôm vừa rồi bố mẹ chồng đi ăn đám cưới họ hàng xa nên em xin phép ẵm cháu về nhà mẹ ruột chơi vài hôm. Tưởng về đó có bà ngoại chăm thì hai mẹ con sung sướng, thoải mái chứ. Ai dè ngay hôm đầu, con em khóc ngằn ngặt nguyên đêm, chồng em ngủ ngoài phòng khách sung sướng còn em với mẹ em thì thức trắng vật vã, bế bồng, hát ru ơ hờ muốn rách cả miệng con vẫn không nín. Ban đầu cứ tưởng bé bị đau bụng hay bị con gì cắn chứ, lật trong lật ngoài kiểm tra kĩ không có gì khả nghi hết. 2 đêm liền như thế, mẹ em mới khẳng định chắc nịch: “Cháu của ngoại bị nặng vía rồi, để ngoại giải vía cho con nha, thương quá!”. Thế là mẹ em dùng mẹo giải vía cho cháu, hay cực các mẹ ạ, vừa làm xong tự dưng con nín khóc liền, úp mặt vô ngực mẹ mà bú một trận no căng bụng rồi ngủ liền tù tì, tầm mấy tiếng ọ ọe dậy bú lần nữa rồi đánh một giấc tới sáng. Em với mẹ em mừng quá trời quá đất. Phía dưới em có ghi rõ mẹo giải “nặng vía” cho trẻ sơ sinh á nhen. Có tới 4 mẹo cực kỳ hay và hiệu nghiệm. Mẹ nào có con hay khóc đêm hoặc bị người lạ ẵm thì áp dụng, bảo đảm bé ngủ ngoan không quấy khóc gì nữa đâu, mẹ nhàn lắm. Trước khi bật mí 4 mẹo đó, em sẽ nói sơ một chút về tình trạng “nặng vía” ở trẻ cho các mẹ hiểu rõ, khỏi phải thắc mắc nha.Theo dân gian, trẻ sơ sinh đang ngoan bỗng dưng quấy khóc liên tục, dỗ mãi không nín (mà không hề có nguyên nhân gì) sau khi đổi nơi ở, có người lạ bế, mặc đồ mới, vừa đi chơi về… được gọi là hiện tượng “nặng vía”. Dân gian lý giải trẻ “nặng vía” vì gặp “vía xấu”, năng lượng xấu khiến bé khó chịu, khóc nhiều. Ví dụ: nếu hàng ngày trẻ ở yên trong nhà, được bố mẹ, ông bà bế bồng thì không sao. Đùng một cái có họ hàng tới thăm hoặc được mẹ bế đi chơi thì ngay lập tức sẽ khóc ngằn ngặt không dứt. Có bé lúc đó bình thường nhưng đêm đến lại trở chứng quấy nhiễu.Theo dân gian là vậy nhưng nhìn dưới góc nhìn khoa học thì nặng vía do trẻ nhỏ sức đề kháng khá yếu ớt. Chính vì năng lượng cơ thể con yếu nên dễ bị các năng lượng xấu, khí xấu xâm nhập khiến bé khó chịu, bất an, khóc ngặt về đêm. Hoặc cũng có thể do người lạ ôm ấp khiến trường năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng. Từ đó bé khóc, không chịu chơi không chịu ngủ, bỏ bú. Riêng các bác sĩ thì cho rằng trẻ quấy khóc như vậy do sức đề kháng yếu, tiếp xúc với người lạ, môi trường mới không quen và dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi, khó ở trong người, khóc ngặt về đêm.Thực ra hiểu cách nào thì hiểu nhưng quan trọng nhất vẫn là tìm ra giải pháp đúng đắn để “gỡ vía” cho con:Để “giải vía” cho con, trước tiên mẹ cần kiểm tra thật kĩ xem con bị “nặng vía” hay là bị đau ốm sốt gì. Nếu thật sự con không sao mà cứ khóc suốt thì nên áp dụng 4 mẹo sau: Thứ nhất, mẹo dân gian 1/ Xông khói quả bồ kết Mẹ tạm thời bế bé sang phòng khác. Ở phòng cũ, mẹ chuẩn bị một niêu than hồng rồi cho vài trái bồ kết vào nướng để khói bốc lên khắp phòng. Xông phòng bằng khói quả bồ kết theo cách này sẽ giúp các luồng khí xấu và hơi ẩm trong phòng mất đi. Mặc khác, hương bồ kết còn có tính sát khuẩn, tốt cho việc phòng trừ bệnh đường hô hấp nên cực tốt cho phòng bà đẻ và phòng có con nít. Sau đó, mẹ đợi phòng thông thoáng hoàn toàn, không còn khí than và mùi bồ kết nữa thì ẵm bé quay trở lại phòng, bảo đảm bé sẽ đỡ khóc, ngủ ngoan hơn hẳn. 2/ Để củ tỏi, cành dâu đầu giường ngủ Mẹ nhớ nói người nhà lấy một vài củ tỏi hoặc cành dâu tằm để ở đầu giường nằm của hai mẹ con. À cũng đừng quên may một cái túi dây rút nhỏ, bỏ vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim đính vào áo bé nha. Bé sẽ ngoan hơn rất nhiều, ít khóc, ít quấy và ít bị bệnh vặt nữa. Tỏi và thân lá cây dâu tằm từ lâu đã là hai loại thuốc dân gian cực kỳ hiệu nghiệm trong việc sát khuẩn, tăng cường sức đề kháng, làm mạnh khí huyết… Mặt khác, tỏi để trong phòng trẻ sơ sinh có thể sát trùng không khí phần nào, hạn chế vi khuẩn xâm nhập môi trường sống và nhờ đó ngừa bệnh tật, khó chịu, giúp bé ăn ngủ nghỉ ngon hơn. 3/ Dùng hương lá trầu không Mẹ có thể lấy vài lá trầu không đem hơ nóng rồi đắp lên trán, lên bụng và lưng cho bé. Nhớ độ nóng vừa phải kẻo làm con bị bỏng đó nha, da con mỏng và nhạy cảm lắm đó. Ngoài ra, mẹ có thể vò nát lá trầu không trong lòng bàn tay rồi bỏ xác lá đi, lấy tay sờ lên trán, lên thóp con, bé sẽ đỡ quấy khóc đi nhiều. Lá trầu cực tốt trong phòng và chữa nhiều bệnh cho bà đẻ và trẻ sơ sinh. 4/ Các mẹo dân gian khácNgoài 3 cách trên, nhiều người còn bảo để một con dao ở đầu giường bé nằm, bế bé nhảy qua bếp than, lấy 1 bộ đồ cũ trong nhà đốt đi, ngậm một nhúm rượu rồi phun xung quanh các chân giường… cũng có thể giải được tình trạng “nặng vía” cho bé. Mấy cách này cá nhân em không biết giải thích sao về góc độ khoa học của nó nên chưa thử. Không biết thực hư ra sao, có mẹ nào áp dụng rồi không ạ? Thứ hai, mẹo theo y học hiện đại-Vuốt ve bàn chân của bé: Bàn chân là nơi hội tụ nhiều dây thần kinh quan trọng. Mẹ massage, vuốt ve nhẹ nhàng bàn chân con có thể trấn tĩnh tinh thần và giúp bé ngủ ngon. -Ôm và vỗ về bé: Khi khóc có thể bé đang sợ hãi, mẹ hãy ôm ấp vỗ về nhịp nhàng để an tâm và nín khóc từ từ.-Cho bé bú mẹ: Bú mẹ cũng là một cách cực kỳ hay để giúp bé nín khóc, vừa không bị đói vừa ổn định thần kinh, con sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn. -Đưa bé đi xét nghiệm vi chất xem có bị thiếu chất gì khiến cơ thể khó chịu, khó ăn, khó ngủ hay không.
Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
Qua bài viết này mobo.vn xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về ứng dụng giải...