Là chủ của một khách sạn, bạn đã bao giờ tự hỏi “ Tại sao các khách sạn khác lại có thứ hạng cao hơn khách sạn của bạn trên các trang đặt phòng trực tuyến ? và Làm cách nào để thứ hạng khách sạn trên OTA cao của khách sạn ở vị trí đầu trang?”
Contents
- 1 Bạn có biết thứ hạng khách sạn mình trên các kênh OTA?
- 1.1 BẠN QUAN TÂM
- 1.2 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 1.3 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 1.4 1. Quản lý danh danh tiếng khách sạn
- 1.5 2. Chủ động thu thập các đánh giá từ khách hàng nhiều để cải thiện thứ hạng khách sạn trên OTA hơn
- 1.6 4. Duy trì cân bằng giá giữa các kênh (Rate parity)
- 2 5. Quản lý các kênh OTA hiệu quả
- 3 Blue Jay Pms: Giải pháp quản lý khách sạn toàn diện tất cả trong một giúp cải thiện khả năng hiển thị của khách sạn trên các kênh OTA
Bạn có biết thứ hạng khách sạn mình trên các kênh OTA?
Thứ hạng của khách sạn trên các trang Đại lý bán phòng trực tuyến (OTA) thường là vấn đề khó hiểu đối với các nhà quản lý kênh và quản lý kinh doanh khách sạn. Không có một câu trả lời nào rõ ràng để có thể lí giải tại sao xếp hạng giữa các khách sạn trên các trang đặt phòng có sự khác nhau. Bởi ở mỗi kênh sẽ có những tiêu chí riêng về xếp hạng khách sạn và sẽ được thay đổi thường xuyên, điều này gây khó khăn cho những người làm lĩnh vực Sale OTA.
Thật khó để xác định thuật toán áp dụng cho việc xếp hạng nhưng hầu hết chúng ta đều biết rằng việc xếp hạng này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh thu của mỗi khách sạn. Theo như Booking.com cho rằng, họ thường ước tính có khoảng 80-90% lượt đặt phòng được chuyển đổi thành công từ hai trang đầu tiên của danh sách trên OTA. Nếu khách sạn nào nhận được nhiều lượt đặt phòng hơn thì xếp hạng của khách sạn đó sẽ cao hơn so với các khách sạn khác.
Hầu hết các kênh OTAs đều mong muốn người tìm kiếm khách sạn có thể tìm thấy một địa điểm phù hợp và tìm thấy nhanh nhất có thể. Để có được những lợi thế trên trên những trang đặt phòng trực tuyến (OTAs), khách sạn có tham khảo một số lời khuyên về cách giúp đạt được được thứ hạng khách sạn trên OTA tốt nhất và giúp gia tăng đặt phòng của khách sạn một cách nhanh chóng.
Bạn có biết thứ hạng khách sạn mình trên các kênh OTA?
5 bí kíp giúp cải thiện thứ hạng khách sạn trên OTA
1. Quản lý danh danh tiếng khách sạn
Các kênh OTAs yêu cầu các khách sạn phải đảm bảo và nhất quán các loại hình dịch vụ trải nghiệm tại khách sạn như những gì khách sạn đã quảng bá trên danh sách hiển thị. Do đó, việc quảng bá cơ sở lưu trú với những đánh giá và danh tiếng xác thực sẽ thu hút được khách hàng. Và chủ khách sạn cũng nên chú ý đến xếp hạng và những đánh giá, vì điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả doanh thu của khách sạn.
Điều quan trọng là phải theo dõi thường xuyên danh tiếng của khách sạn trên tất cả các kênh OTA và các kênh truyền thông mạng xã hội, đề phòng các đánh giá tiêu cực. Hãy chuẩn bị những phương án giải quyết và các phương tiện liên lạc giúp xử lý vấn đề trong mọi trường hợp, thậm chí khi mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của khách sạn. Danh tiếng là tài sản quan trọng nhất của khách sạn, bởi lẽ điều này sẽ giúp gia tăng xếp hạng của khách sạn trên các kênh OTAs.
2. Chủ động thu thập các đánh giá từ khách hàng nhiều để cải thiện thứ hạng khách sạn trên OTA hơn
Như đã đề cập ở trên, việc xây dựng danh tiếng của khách sạn có thể được thực hiện thông qua các thông tin đánh giá và nhận xét tích cực từ khách hàng. Thay vì đợi khách hàng đánh giá thì hãy chủ động tạo động lực cho khách hàng có thể viết những đánh giá tốt cho khách sạn của bạn.
Khoảng thời gian khách còn lưu trú tại khách sạn sẽ là cơ hội để có thể thuyết phục và thu hút các nhận xét và đánh giá từ khách hàng về khách sạn. Điều này, giúp gia tăng số lượng review trên trên các kênh OTAs.
Khách sạn có thể đào tạo nhân viên trong việc thu thập, xin ý kiến và đánh giá của khách hàng về khách sạn trong quá trình thanh toán, khi làm thủ tục trả phòng, để lại lời nhắn dạng form hay biểu mẫu tại phòng hoặc tại quầy lễ tân. Tạo ra một dấu hiệu nhỏ giúp khách hàng nhận thấy rằng việc để lại đánh giá sẽ có lợi cho khách hàng. Chẳng hạn, khách hàng sẽ nhận được những gói quà lưu niệm, phiếu giảm giá khi sử dụng dịch vụ spa, voucher được miễn giảm khi dùng bữa sáng cho lần lưu trú tiếp trú tiếp theo…
3. Làm mới nội dung hiển thị trên OTA ( Liên tục cải thiện nội dung trên OTA)
Khi khách sạn của bạn đã được hiển thị trên các OTA, chủ khách sạn nên đánh giá hiệu quả tương tác qua các thông tin được mô tả và hình ảnh được sử dụng. Theo Expedia, khi mô tả đầy đủ thông tin về phòng và khách sạn giúp sẽ tăng 5% tỷ lệ chuyển đổi và khi số lượng hình ảnh nhiều thì có thể giúp tăng tỷ lệ đặt phòng lên 4.5%.
Hồ sơ của khách sạn cũng phải được tối ưu phù hợp cho từng kênh OTA vì mỗi kênh OTA sẽ có các yêu cầu cụ thể riêng. Đầu tiên, xác định những vị trí trên OTA cần cải thiện, chẳng hạn như thông tin liên hệ với khách sạn trong nội dung mô tả. Thông tin ở đây có thể được tinh chỉnh để quảng bá các đặc điểm quan trọng và độc đáo của khách sạn.
Đồng thời, đánh giá các bức ảnh trong danh sách hiện tại cũng sẽ có ích trong việc cải thiện ranking khách sạn trên OTA. Có nhiều hình ảnh hơn và chất lượng cao hơn sẽ giúp khách hàng có thể hình dung rõ ràng về không gian lưu trú tại khách sạn.
4. Duy trì cân bằng giá giữa các kênh (Rate parity)
Có một số OTA tự động cung cấp chiết khấu cho khách hàng thân thiết để mức giá tốt hơn nhằm giúp gia tăng đặt phòng qua chính kênh OTA của họ. Nhưng về lâu về dài, điều này sẽ không có hiệu quả với khách sạn vì giá đã được thỏa thuận niêm yết trên tất cả các kênh OTA cùng một mức giá như nhau. Khi phát hiện có sự chênh lệch giữa các kênh OTA, khách sạn vi phạm sẽ bị phạt bằng cách hạ thấp thứ hạng và kết quả tìm kiếm khách sạn trên kênh OTA đó.
Do vậy, tốt nhất là khách sạn cần tuân thủ đúng các thỏa thuận với OTA và duy trì tỷ lệ ngang giá như nhau trên tất cả các kênh đặt phòng của OTA nhằm tránh ảnh hưởng đến kết quả thứ hạng khách sạn trên OTA. Điều sẽ đem lại hiệu quả và cải thiện tần suất hiển thị của khách sạn trên các kênh OTA và gia tăng số lượng đặt phòng.
5. Quản lý các kênh OTA hiệu quả
Khi khách sạn đã thiết lập thông tin trên các OTA đã chọn, bước tiếp theo là theo dõi quản lý kênh để đẩy số lượng phòng trống mà khách sạn đang có lên các kênh OTA phù hợp nhất. Việc này có thể được thực hiện khi khách sạn đã có thông tin tổng hợp doanh thu lần lượt trên tất cả các kênh.
Và để việc quản lý OTA trở nên hiệu quả hơn, các khách sạn cần đầu tư sử dụng Phần mềm quản lý kênh (Channel Manager) giúp kết nối quản lý khách sạn của bạn trên tất cả các kênh OTA cùng một lúc. Điều này, sẽ giúp khách sạn tăng khả năng hiển thị nhiều hơn so với các khách sạn khác trên OTA và giúp quản lý tất cả các kênh OTA chỉ trên một nền tảng thay vì như trước đây phải quản lý riêng lẻ trên từng kênh OTA.
Việc sử dụng hệ thống Channel Manager sẽ có lợi cho khách sạn rất nhiều, vì hầu hết các đơn vị cung cấp hệ thống thống đã thiết lập mối quan hệ với các kênh OTA quan trọng trên thị trường. Do đó, sẽ mang lại nhiều lợi thế về khả năng hiển thị sẽ được cải thiện và xếp hạng cao hơn, giúp gia tăng số lượng đặt phòng trong thời gian dài.
Blue Jay Pms: Giải pháp quản lý khách sạn toàn diện tất cả trong một giúp cải thiện khả năng hiển thị của khách sạn trên các kênh OTA
Blue Jay Pms là một giải pháp quản lý khách sạn toàn diện, cung cấp hệ thống quản lý phòng Pms, hệ thống Channel manager và hệ thống đặt phòng trực tuyến (Booking Engine) trên website khách sạn.
Giải pháp này sẽ cung cấp phần mềm quản lý khách sạn “Tất cả trong một” với đầy đủ những tính năng giúp khách sạn quản lý toàn bộ hoạt động và quy trình công việc tại khách sạn. Đồng thời, hệ thống được liên kết và tích hợp đồng bộ quản lý tất cả các kênh đặt OTA một cách tự động. Giúp cập nhật tình trạng phòng trống và giá phòng chính xác theo thời gian thực.
Một trong những nguyên nhân khiến hiển thị khách sạn trong danh sách tìm kiếm của các kênh OTA giảm dần là bởi khách sạn đang trong tình trạng phòng bị đóng trên OTA ngoài ý muốn. Thực tế, phòng trống tại khách sạn còn nhưng vì không có nhân viên theo dõi và quản lý OTA một cách thường xuyên, không có thời gian để cập nhật số lượng phòng mở bán trên OTA nên dẫn đến tình trạng đóng phòng.
Tuy nhiên, khi được tích hợp với hệ thống Channel manager thì việc đóng/ mở phòng và cập nhật số lượng phòng trống được diễn ra liên tục một cách liên tục, khách sạn không cần phải thực hiện thủ công trên từng kênh như trước đây. Do đó, khách sạn cũng sẽ tăng khả năng hiển thị và xếp hạng cao hơn so với các khách sạn khác trên OTA.
Blue Jay Pms: Giải pháp quản lý khách sạn toàn diện tất cả trong một giúp cải thiện khả năng hiển thị của khách sạn trên các kênh OTA.
Bên cạnh đó, với giải pháp “Tất cả trong một” sẽ giúp tăng tỷ lệ bán phòng trực tiếp thông qua công cụ đặt phòng trực tuyến Booking Engine trên website được tích hợp liên kết với hệ thống quản lý phòng Pms giúp thứ hạng khách sạn trên OTA. Điều này sẽ giúp khách sạn gia tăng lượng đặt phòng trực tiếp và tiết kiệm một khoản lớn chi phí hoa hồng mà khách sạn phải chi trả OTA, và cải thiện thứ hạng khách sạn trên OTA được rõ rệt hơn.
(Theo Zenroom)