Sản xuất điện sinh khối ngày càng phổ biến vì hiệu quả năng lượng cao, bảo vệ môi trường và các ưu điểm khác. Đây là loại năng lượng tái tạo có trữ lượng lớn nên đã nhận được sự đầu tư phát triển của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, giá FiT cũng tương đối hợp lý để thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án điện sinh khối. Bài viết này, PECC3 sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về xu hướng phát triển của ngành này.
Contents
Tìm hiểu điện sinh khối là gì?
Sinh khối là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến để chỉ các vật liệu có nguồn gốc sinh học như cây công nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp có thể được sử dụng làm năng lượng.
Điện sinh khối là điện được tạo ra từ nguyên liệu sinh khối. Sinh khối có thể được chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua nhiều phương pháp khác nhau như đốt trực tiếp, nhiệt phân, khí hóa và phân hủy kỵ khí. Các phương pháp khác nhau sử dụng các loại sinh khối khác nhau.
Năng lượng gió là một trong những dạng năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới và có tiềm năng rất lớn tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2020 là năm tăng trưởng cao nhất của ngành điện gió toàn cầu.
==> Xem chi tiết: Năng lượng xanh – Điện gió ngoài khơi Việt Nam
Tiềm năng phát triển điện sinh khối tại Việt Nam
Là một trong những quốc gia nằm trong vùng phân bố ánh sáng mặt trời hàng năm nhiều nhất thế giới. Việt Nam được đánh giá có nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng rất lớn cũng như nguồn nguyên liệu sinh khối dồi dào. Ước tính mỗi năm có hơn 160 triệu tấn.
Việt Nam cũng được giới chuyên môn đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng sinh khối như chất thải nông nghiệp, nước thải đô thị được phân bố rộng khắp cả nước. Đặc biệt, một số dạng sinh khối có thể tạo ra nhiệt, điện. Trung bình, cứ 5 kg trấu có thể tạo ra 1 KW điện.
Như vậy Việt Nam có thể sử dụng hàng triệu tấn trấu để tạo ra hàng trăm MW điện mỗi năm. Đồng bằng sông Cửu Long chứa một lượng lớn phế phẩm nông nghiệp khoảng 50% tổng lượng phế thải nông nghiệp của cả nước. Đồng bằng sông Hồng chiếm 15% tổng sản lượng của cả nước.
Ước tính đến năm 2030 và 2050, tổng tiềm năng năng lượng sinh khối lần lượt đạt 113 triệu MWh và 120 triệu MWh. Đến năm 2030, năng lượng sinh khối trên cả nước sẽ tăng khoảng 1,9%/năm.
Một số nhà máy sản xuất điện sinh khối tại Việt Nam
Hiện Việt Nam đang triển khai một số dự án xây dựng nhà máy điện sinh học. Điển hình như dự án xây dựng nhà máy điện sinh học Biomass tại khu Rừng Xanh tại Phú Thọ ở phía Bắc. Công suất lắp máy 40MW, công suất phát điện 331,5 triệu kWh / năm. Còn tại miền Nam phải kể đến nhà máy nhiệt điện sinh khối (biomass) tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (Bình Phước) có công suất thiết kế 19 MW, cung cấp hơi nước 70m3/giờ.
Các dự án nhà máy điện trấu với công suất lắp đặt bình quân 10MW/nhà máy tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng lượng trấu chiếm gần 55% tổng lượng trấu cả nước cũng là nơi có nhu cầu sử dụng nhiệt và điện rất lớn.
– Nhà máy An Khê có công suất 95 MW Điện sinh khối được xây dựng tại tỉnh Gia Lai
– Tại Khánh Hòa cũng được xây dựng nhà máy Đường Khánh Hòa có công suất 60 MW
– Nhà máy Điện sinh khối KCP – Phú Yên đạt công suất 30 MW.
– Không thể không kể đến nhà máy Điện sinh khối mía đường Tuyên Quang, công suất 25 MW, tỉnh Tuyên Quang.
PECC3 nhận thấy rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất điện sinh khối hiện nay và trong tương lai. Đây là điểm sáng để phát triển hệ thống lưới điện và năng lượng tái tạo giúp tạo nên cuộc sống tốt đẹp nhất.