Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và tiêu chí đánh giá chất lượng cây trồng. Vậy độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì nhiêu có những đặc điểm gì? Làm sao để biết được độ phì nhiêu của đất? Bài viết sau đây, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH sẽ giải đáp cho quý khách từ A – Z.
Contents
- 1 Độ phì nhiêu của đất là gì?
- 2 Đặc điểm của độ phì nhiêu
- 3 Thành phần của độ phì nhiêu
- 4 Đặc điểm của đất có độ phì nhiêu cao
- 5 5 Cách làm tăng độ phì nhiêu của đất
- 6 Những lý do nên sở hữu máy bay nông nghiệp P-Globalcheck
- 7 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH – Đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất là gì? Đánh giá độ pH của đất bằng máy đo độ pH
Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Độ phì nhiêu là khả năng đất đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết, đảm bảo sự sinh trưởng tốt và phát triển ổn định của cây trồng. Bên cạnh đó, độ phì nhiêu của đất còn tạo điều kiện cho hệ vi sinh có lợi trong đất phát triển mạnh mẽ.
Phì nhiêu là gì? Thế nào là độ phì của đất? Các yếu tố thể hiện độ phì nhiêu của đất gồm:
- Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cây dễ dàng hấp thụ.
- Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, giúp cây thực hiện tốt quá trình quang hợp, hô hấp.
- Hệ vi sinh phát triển mạnh.
- Không chứa kim loại nặng, các chất độc, sâu bệnh.
- Đất thông thoáng, tơi xốp, giúp bộ rễ phát triển, dễ dàng hấp thụ chất khoáng và chất dinh dưỡng.
Độ pH là thước đo độ axit, bazơ của đất, có ảnh hưởng lớn tới tính chất và chất lượng của đất. Mỗi loại cây trồng sẽ có độ pH lý tưởng để có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Độ pH từ 5,5 – 7,5 là phạm vi tối ưu đối với hầu hết các cây trồng. Trong đó, cây lúa có độ pH phù hợp để phát triển tốt là từ 5,5 – 6,5. Để đánh giá độ pH của đất, quý khách có thể dùng máy đo độ pH.
Máy đo độ pH của đất
Đặc điểm của độ phì nhiêu
Để hiểu rõ hơn về định nghĩa độ phì nhiêu của đất là gì, quý khách cần biết được đặc điểm của độ phì nhiêu. Cụ thể như sau:
- Các loại đất có tính chất khác nhau thì độ phì nhiêu tự nhiên cũng khác nhau.
- Đất phì nhiêu giàu chất mùn và chất hữu cơ.
- Quá trình hình thành độ phì nhiêu của đất rất chậm.
- Việc sử dụng phân bón sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất trên đất có độ phì nhiêu cao.
Thành phần của độ phì nhiêu
Độ phì nhiêu của đất là gì? Độ phì của đất là gì? Độ phì nhiêu bao gồm một tập hợp các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất. Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau. Sau đây là các thành phần của độ phì nhiêu.
- Cải tạo đất: Biến đất khô cằn thành đất màu mỡ.
- Độ sâu tầng đất thực: Đất canh tác yêu cầu tầng đất thực có độ sâu khoảng 1m, không có lớp đất bị nén chặt.
- Cấu trúc đất: Dựa trên sa cấu trong đất và sự sắp xếp các hạt. Cấu trúc quyết định độ rỗng của đất, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước và không khí cho rễ.
- Phản ứng của đất: Là tính chất, quá trình cân bằng hóa học trong đất.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng có hàm lượng và tác dụng khác nhau đối với cây trồng.
- Khả năng giữ chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng từ phân bón được hòa tan trong đất.
- Hàm lượng và chất lượng mùn: Bao gồm một phần chất hữu cơ dễ khoáng hóa.
- Mật độ của hệ vi sinh vật: Hệ vi sinh vật tham gia vào các tiến trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cây hấp thụ nhanh chóng và phát triển tốt.
- Hàm lượng các chất ức chế sự phát triển của cây: Các chất hình thành trong tự nhiên như: muối trong đất nhiễm mặn, độc tố nhôm (Al) trong đất chua, phèn,…
Đặc điểm của đất có độ phì nhiêu cao
Đất có độ phì nhiêu cao sẽ có các tính chất sau:
- Giữ được các chất dinh dưỡng hòa tan, dễ hấp thụ, đồng thời ít bị rửa trôi các chất dinh dưỡng.
- Có khả năng tự điều chỉnh, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng một cách cân bằng theo nhu cầu của cây trồng.
- Cung cấp và duy trì độ ẩm cho cây trồng.
- Duy trì độ thoáng tốt, đáp ứng tốt nhu cầu oxy cho rễ.
- Đất có độ phì tự nhiên cao, không bón phân, cây trồng cũng có thể cho năng suất cao. Tuy nhiên, năng suất sẽ không thể tăng hơn nữa nếu không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Như vậy, đất có mức độ phì nhiêu cao là nền tảng cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, giảm được chi phí sử dụng phân bón để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng.
5 Cách làm tăng độ phì nhiêu của đất
Sử dụng phân bón hợp lý
Phân bón có tác động rất lớn đến tính chất của đất trồng. Do đó, quý khách nên hạn chế sử dụng phân hóa học vì sản phẩm này có thể làm thoái hóa đất. Thay vào đó, quý khách nên sử dụng phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để cải tạo đất. Đây là những loại phân được khuyên dùng để làm tăng độ phì nhiêu của đất.
>>> Tham khảo: Phân bón hữu cơ vi sinh.
Trồng cây luân canh, xen canh hợp lý
Để hạn chế xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trong đất, quý khách có thể trồng các loại cây ven vùng đất canh tác. Trong đó, các cây họ đậu giúp cải tạo độ phì nhiêu cho đất hiệu quả, cung cấp thêm chất hữu cơ cho cây trồng.
Cày, xới phù hợp
Sau mỗi mùa vụ, quý khách nên cày, xới đất. Điều này giúp đất thông thoáng, các chất dinh dưỡng ở sâu bên dưới mà rễ cây chưa hấp thụ được sẽ sử dụng cho mùa vụ tiếp theo. Quý khách nên bón lót phân hữu cơ để cung cấp lượng dinh dưỡng cho đất đã bị cây lấy đi.
Nguồn nước tưới đảm bảo
Nguồn nước tưới đảm bảo không bị nhiễm các chất độc hại. Hệ thống kênh, mương dùng làm nước tưới đảm bảo sạch sẽ. Quý khách cần kiểm tra khu vực xung quanh để xác định độ an toàn của nguồn nước trước khi sử dụng với mục đích cải tạo đất và chăm sóc cây.
Ứng dụng công nghệ thông minh để bón phân và phun thuốc
Ứng dụng công nghệ thông minh để bón phân và phun thuốc
Sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với thiết bị công nghệ cao là bước ngoặt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Rải phân bón, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), sạ giống, gieo hạt bằng máy bay nông nghiệp P-Globalcheck (máy bay không người lái) là giải pháp tối ưu, được nhiều bà con nông dân áp dụng.
Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều dự án kết hợp phân bón hữu cơ với máy bay P-Globalcheck đã đem lại hiệu quả rất cao. Việc rải phân bằng máy bay nông nghiệp cho phép phân hữu cơ vi sinh/thuốc BVTV được phân bổ đều, chính xác tại khu vực gieo trồng, tăng hiệu quả phản ứng của phân bón, rút ngắn thời gian, giảm sức lao động và chi phí nhân công.
Những lý do nên sở hữu máy bay nông nghiệp P-Globalcheck
Máy bay nông nghiệp P-Globalcheck được tích hợp nhiều tính năng nổi bật
- Giải quyết bài toán về chi phí: Nếu quý khách đầu tư một chiếc máy bay phun thuốc thì sau đó lại phải trả thêm một số tiền lớn để mua máy gieo sạ và rải phân bón hay thuê nhân công. Trong khi đó, P-Globalcheck tích hợp cả 3 tính năng: phun thuốc, gieo sạ hạt giống và rải phân bón sẽ giải quyết đồng thời 3 bài toán về chi phí, nhân công, năng suất cho cả 3 công đoạn.
- Ưu điểm vượt trội của P-Globalcheck:
- Bình chứa thông minh: Dung tích lớn cho phép tùy chọn dung tích như: 12 lít, 16 lít, 20 lít. Bình tương thích với các loại thuốc nước, thuốc bột hoặc phân bón dạng hạt. Đặc biệt, máy bay nông nghiệp PGxp 2020 có khả năng hoạt động với hiệu suất hơn 29% so với các dòng trước đó.
- Động cơ, cánh quạt lớn: Cánh quạt sải cánh đến 4.0 inch giúp việc vận hành bay trở nên dễ dàng, tốc độ bay nhanh, giảm tiếng ồn.
- Camera DLS Full HD độ nét cao: Giúp quý khách theo dõi tình trạng sức khỏe cây trồng, sâu bệnh.
- Radar hình ảnh MIMO 4D: Quét hình ảnh 4 chiều, phát hiện vật thể có kích thước nhỏ đến từng micromet ở khoảng cách xa 30m.
- Bản đồ điện toán đám mây: Tạo bản đồ điện toán đám mây được mã hóa trên quy mô lớn, tạo bản đồ 3D với độ nét cao.
- Pin thông minh 13 cells: Sử dụng pin Li-Po siêu bền, có khả năng sạc, xả liên tục 1000 lần, cấp bảo vệ IP67 – chống nước hiệu quả, có khả năng vừa sạc, vừa ngâm nước làm mát. Máy bay nông nghiệp PGxp 2020 sử dụng cả 2 pin với hiệu suất vận hành liên tục.
Ví dụ minh họa: Cánh đồng 4.0 ở An Giang – Kết hợp sử dụng máy bay nông nghiệp P-Globalcheck để bón lót, bón phân trong từng giai đoạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH – Đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH là một trong những đơn vị tiên phong trong áp dụng thiết bị công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp, tiêu biểu như: máy bay nông nghiệp không người lái P-Globalcheck, máy bay viễn thám X-Globalcheck, robot nông nghiệp R-Globalcheck, vô lăng điện tử A-Globalcheck, hệ thống giám sát nông nghiệp thông minh DTSMARTAG, hệ thống gieo hạt, phần mềm truy xuất nguồn gốc Agricheck, phân bón hữu cơ vi sinh Rural Boss DTOGNFit, thuốc trừ cỏ hữu cơ DTOGNHBC.
Trong thời gian vừa qua, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH đã chuyển giao thành công công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho nhiều tổ chức, cá nhân uy tín tại Việt Nam và các nước trong khu vực. Điều này khẳng định được độ uy tín của công ty và giải pháp của chúng tôi được đón nhận nhiệt tình trên thị trường.
Trên đây, CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI THÀNH vừa giải đáp câu hỏi “độ phì nhiêu của đất là gì?” và cung cấp những thông tin hữu ích về việc ứng dụng công nghệ thông minh để tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp. Mọi thắc mắc về máy bay nông nghiệp P-Globalcheck, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình và nhanh chóng nhất!
Nguồn tham khảo:
- S. Lê Văn Dũ. “Độ phì đất đai và phân bón”. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
- TS. Nguyễn Như Hà. “Phân bón cho cây trồng”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2006.