Doanh thu chính là dữ liệu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách chính xác và trung thực nhất. Tuy nhiên, trong báo cáo doanh nghiệp, các dữ liệu về doanh thu được xác định ở nhiều giá trị khác nhau như doanh thu thuần, doanh thu ròng. Có rất nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Cho nên, để giúp mọi người phân biệt dễ dàng hơn về 2 loại doanh thu này. Trong bài viết dưới đây sẽ làm rõ doanh thu thuần là gì, cách tính toán và ý nghĩa cụ thể. Hãy cùng theo dõi nhé!
Contents
Doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần trong tiếng anh được gọi là “Net Revenue”. Đây là khoản tiền doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa dịch vụ sau khi đã khấu trừ các loại thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…), các loại giảm giá (chiết khấu thương mại, giảm giá)…
Để hiểu rõ hơn về khái niệm doanh thu thuần, chúng ta cùng xem ví dụ sau:
Dựa theo hình ánh của ví dụ trên, khách hàng đã mua 2 mặt hàng là:
- Đinh tán phi 24, số lượng 1 chiếc, đơn giá 5.000 VNĐ/ chiếc
- Đinh tán phi 30, số lượng 1 chiếc, đơn giá 40.000 VNĐ/ chiếc
Doanh thu thuần của hóa đơn này được tính:
1 x 5.000 + 1 x 40.000 = 45.000 VNĐ
Trên hóa đơn, có phần chiết khấu: 500 VNĐ cho mặt hàng đinh tán 24 và 4.000 VNĐ cho mặt hàng đinh tán 30. Hai phần chiết khấu này sẽ được tính vào doanh thu thuần của doanh nghiệp trong đơn hàng này. Cho nên doanh thu thuần của doanh nghiệp sẽ là 40.500 đồng.
>> Xem thêm: Lãi gộp là gì?
Cách tính doanh thu thuần
Để tính doanh thu thuần, chúng ta có công thức tổng quát như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Trong đó:
- Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Các loại thuế: Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và Chi phí khác như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Theo quy định số 15/2006/BTC của Bộ Tài Chính, công thức tính doanh thu thuần được quy định:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.
Áp dụng công thức tính doanh thu thuần vào ví dụ sau:
Doanh nghiệp A có doanh thu của Quý 1 năm 2021 là 1.000.000.000 VNĐ. Trong Quý 1, doanh nghiệp A đã tổ chức chương trình giảm giá, tri ân khách hàng với tổng giá trị là 30.000.000 VNĐ. Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp các loại thuế cho nhà nước là 100.000.000 VNĐ.
Từ đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp A trong quý 1 năm 2021 là:
1.000.000.000 – 30.000.000 – 100.000.000 = 870.000.000 VNĐ
Ý nghĩa của doanh thu thuần
Đối với hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua việc xem xét số liệu của doanh thu thuần, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Khoản tiền công ty thu về.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp trước và sau thuế.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được lợi nhuận cuối cùng thu về đối với sản phẩm đó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần
Trên thực tế, có rất nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến số liệu của doanh thu thuần. Nhưng về cơ bản, chúng ta xét trên các yếu tố chính sau:
- Giá thành
Giá bán sản phẩm là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến doanh thu thuần. Khi giá tăng với các điều kiện khác không thay đổi, doanh thu thuần của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó cũng sẽ tăng lên và ngược lại.
- Chất lượng
Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ được xem là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu nói chung và doanh thu thuần nói riêng. Khi chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì số lượng sản phẩm được tiêu thụ sẽ gia tăng.
- Khối lượng sản xuất
Khối lượng sản phẩm được doanh nghiệp sản xuất phải khớp với nhu cầu của thị trường. Nếu doanh nghiệp sản xuất ít mà nhu cầu của thị trường cao thì sẽ giúp doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sản xuất quá nhiều nhưng nhu cầu tiêu thụ của thị trường ít, thì doanh nghiệp sẽ tăng lượng hàng tồn kho, từ đó giảm doanh thu.
Bên cạnh đó, khi giá bán sản phẩm tăng thì khối lượng hàng hóa sẽ giảm và ngược lại. Đây chính là mối liên hệ giữa giá cả và khối lượng, có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu thuần.
- Kết cấu của sản phẩm
Kết cấu của sản phẩm được hiểu là tỷ lệ giá trị hàng hóa A so với tổng giá trị toàn bộ hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong cùng một thời kỳ. Mỗi doanh nghiệp sẽ có các hình thức sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hóa với nhiều kết cấu khác nhau. Khi kết cấu này thay đổi, doanh thu sẽ thay đổi theo.
- Thị trường tiêu thụ
Việc đánh giá đúng nhu cầu của thị trường và tìm đúng tệp khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa được lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra. Từ đó tăng lượng doanh thu thuần. Hơn hết, nếu doanh nghiệp biết tận dụng nhu cầu của thị trường cũng sẽ có thể mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
- Chính sách bán hàng
Mỗi doanh nghiệp cho dù trong cùng một lĩnh vực sẽ có những chính sách bán hàng khác nhau. Chính sách bán hàng này sẽ là một công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm tới người tiêu dùng trở nên thuận lợi hơn.
So sánh giữa doanh thu và doanh thu thuần
Doanh thu và doanh thu thuần là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ, chúng ta cùng so sánh công thức tính của hai chỉ số này:
- Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.
- Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra * Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác.
Dựa vào công thức trên, có thể thấy, doanh thu thuần là lợi nhuận sau khi đã trừ thuế. Doanh thu được hiểu là toàn bộ khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về sau khi bán một đơn vị sản phẩm mà chưa trừ các loại thuế và các chi phí giảm giá, chiết khấu khác.
Kết luận
Nhìn vào bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp có nhiều loại doanh thu như: doanh thu thuần, doanh thu ròng… Vì thế việc hiểu rõ định nghĩa của từng loại doanh thu sẽ giúp cho các nhà đầu tư và các chủ doanh nghiệp đánh giá được chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó xác định đúng mục tiêu và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra.
Hy vọng thông qua bài viết 8th Street Grille chia sẻ, các bạn đã hiểu rõ cho mình được khái niệm doanh thu thuần là gì, cũng như phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa doanh thu và doanh thu thuần. Chúc các bạn thành công!