Khái niệm về đời sống văn hóa, đời sống văn hóa cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay là gì? Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một định hướng đúng đắn mà Đảng ta đã xác định trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng là phương hướng quan trọng trong việc thực hiện chiến lược con người, xây dựng, phát huy nguồn nội lực con người nhằm làm cho những nét đẹp văn hóa thấm sâu vào đời sống xã hội, đến từng cá nhân, từng gia đình, từng tập thể, đến các khu dân cư, cộng đồng, lan rộng ra trên các lĩnh vực sinh hoạt cũng như các mối quan hệ của con người nhằm tạo dựng một đất nước Việt Nam có một đời sống nhân văn, dân chủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa, và những tài liệu liên quan đến luận văn đời sống văn hóa, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.
===>>> Luận Văn Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Contents
1. Khái niệm về đời sống văn hóa
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, con người đã sáng tạo ra văn hóa. Nhờ có văn hóa mà loài người có sự tiến bộ vượt bậc trong đời sống xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và chính nó lại tham gia tác động vào việc hình thành, tái tạo nên con người. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, nền văn hóa của nước ta ngày càng phong phú và đa dạng với những truyền thống quý báu của ông cha ta được hun đúc từ ngàn năm để lại. Tất cả được bảo tồn, gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay. Nó được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống của xã hội, cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà chúng ta đã tạo ra trong mấy nghìn năm lịch sử.
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thể các hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu tinh thần trên một cơ sở vật chất. Khái niệm “đời sống văn hoá” là cụm từ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX. Tiền thân của cụm từ này là cụm từ đời sống mới, tiêu đề của bài viết dưới dạng hỏi – đáp, công bố năm 1947, tác giả Tân Sinh, một bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh [45]. Trong bối cảnh trình độ học vấn của dân ta còn thấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng từ “mới” thay cho từ “văn hoá” để cho dân dễ hiểu về xây dựng đời sống văn hoá. Có thể coi Đời sống mới là bài viết đầu tiên đặt cơ sở lý luận cho việc xây dựng đời sống văn hóa ra đời sau Cách mạng Tháng Tám 1945 [45]. Cho mãi tới những năm 80 của thế kỷ XX, trong chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá, Đảng, Nhà nước vẫn sử dụng từ “mới” được hiểu là kết tinh hàm lượng văn hoá, tri thức, cách tổ chức, giá trị mới trong xây dựng nếp sống, nền văn hoá và con người.
Năm 1987, cuốn sách Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã luận giải: “Đời sống văn hoá chính là những hành vi sống biểu hiện một trình độ văn hoá, bao gồm các hoạt động của xã hội, của tập thể, của từng cá nhân, nhằm mục đích văn hóa hoá tức là hoàn thiện con người” [45].
Tác giả Nguyễn Hữu Thức trong cuốn sách Một số kinh nghiệm quản lý và hoạt động tư tưởng – văn hóa quan niệm:
Đời sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người [34, tr.35].
Tuy nhiên, quan niệm, nhận thức về văn hóa này đã đề cập tới phạm vi quá rộng, sẽ khó xác định cho việc triển khai về xây dựng đời sống văn hóa gắn với không gian, lĩnh vực cụ thể. Theo Đại từ điển của tác giả Nguyễn Như Ý thì nghĩa hẹp, có thể nói:
Đời sống văn hóa chính là sự hoạt động của các quá trình sản xuất, phân phối, lưu giữ và tiêu thụ những công trình khoa học văn hóa (sản phẩm văn hóa). Quá trình này biến các giá trị văn hóa tiềm tàng, thành những giá trị văn hóa hiện thực sao cho những giá trị văn hóa đó đi vào đời sống hàng ngày của mọi người trở thành một bộ phận hợp thành không thể tách rời, một thành tố thiết yêu của đời sống [43, tr.27].
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về đời sống văn hóa. Nội hàm của đời sống văn hoá tương đối rộng. Đời sống văn hoá đề cập đến những điều kiện, những hành vi văn hoá của con người xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong từng hoàn cảnh cụ thể của đời sống. Để đi đến một quan niệm hoàn chỉnh hơn về đời sống văn hoá, chúng ta phải tiếp cận thêm đời sống văn hoá trong toàn bộ đời sống xã hội và phải khu biệt, giới hạn lĩnh vực sáng tạo văn hoá trên cơ sở xuất phát từ quan niệm văn hoá theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.
Trước hết, nói đến đời sống văn hóa là nói đến hoạt động của con người làm nên đời sống tinh thần của xã hội. Khái niệm “Đời sống” được đưa ra trong Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên là “hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó nói chung” [43, tr.670]. Đời sống của con người bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau, chẳng hạn như: Đời sống kinh tế, đời sống chính trị, đời sống xã hội, đời sống văn hóa .v.v… Như vậy, đời sống văn hóa là lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội.
Trong một số công trình nghiên cứu Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, tác giả Hoàng Vinh cho rằng, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội. Đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Trong đó các hoạt động văn hóa đáp ứng nhu cầu tinh thần, làm cho con người tồn tại với tư cách là một sinh thể xã hội, tức là con người tồn tại như một nhân cách văn hóa [42]. Xã hội càng tiến hóa, nhu cầu văn hóa và sự đáp ứng nhu cầu đó càng cao, thể hiện trình độ phát triển Người. Các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người, đó chính là hoạt động văn hóa.
Như vậy có thể hiểu: Đời sống văn hóa chính là tổng thể sống động các hoạt động văn hóa trong quá trình sáng tạo (sản xuất), bảo quản, phổ biến, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa và sự giao lưu văn hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của một cộng đồng. Hay nói cách khác nó thuộc đời sống xã hội, trong đó diễn ra các hoạt động văn hóa. Và con người là chủ thể thông qua các hoạt động sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa, cũng là chủ thể tiêu dùng các sản phẩm đó và bảo quản, truyền bá văn hóa. Như vậy, con người là một dạng sản phẩm văn hóa cao cấp, bởi chính hoạt động văn hóa đã làm hoàn thiện bản chất người.
Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa, và những tài liệu liên quan đến luận văn, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.
====>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản lý văn hóa
2. Khái niệm về đời sống văn hóa cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được coi là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho tới nay có rất nhiều cách hiểu, quan niệm về đời sống văn hóa cơ sở, để xác định thực sự đúng đắn về khái niệm đời sống văn hóa ở cơ sở không hề đơn giản, các nhà nghiên cứu đều có những quan niệm khác nhau về đời sống văn hóa ở cơ sở, theo những căn cứ riêng, những góc độ riêng và những mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu. Thuật ngữ “Đời sống văn hóa ở cơ sở” đã được sử dụng trong ngành văn hóa từ năm 1982 nhưng không phải tất cả mọi người đã có một quan niệm thống nhất về nó. Vì vậy, trước hết phải làm rõ nghĩa của thuật ngữ này trước khi trình bày các vấn đề tiếp theo. Thuật ngữ “Đời sống văn hóa cơ sở” được lắp ghép bởi hai khái niệm: Đời sống văn hóa và cơ sở.
Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, mà đời sống xã hội là một phức thể những hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó. Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể, còn nhu cầu tinh thần thì giúp con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa [41, tr.262].
Như chúng ta đã biết khái niệm “đơn vị” được quan niệm như yếu tố làm thành một chỉnh thể, trong mối quan hệ với chỉnh thể ấy. Hay nói một cách khác đơn vị được quan niệm như một bộ phận trong một hệ thống tổ chức nào đó. Còn từ ngữ “cơ sở” hàm chứa nhiều nghĩa, nhưng nó được dùng ít nhất trên ba phương diện sau:
- Cơ sở được quan niệm như những gì căn bản, làm nền, làm gốc, làm căn cứ chính cho một lĩnh vực hoạt động, hay một tri thức nào đó. ví dụ: Cơ sở lý luận, cơ sở văn hóa, cơ sở vật chất…
- Cơ sở được quan niệm như một địa điểm, địa chỉ, tụ điểm trung tâm… diễn ra một loại hình hoạt động nào đó về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội như: Cơ sở hoạt động cách mạng, cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, v.v…
- Cơ sở được quan niệm như một địa bàn, một đơn vị hành chính, một tổ chức… có cơ cấu hoàn chỉnh ở cấp cuối cùng của một hệ thống. Ví dụ, trong hệ thống chính trị có Đảng bộ cơ sở, Đoàn cơ sở, Công đoàn cơ sở hay đơn vị hành chính cấp cơ sở… Ở nước ta, bộ máy tổ chức quản lý nói chung đều tổ chức theo 4 cấp: Trung ương – Tỉnh (thành phố) – Quận (huyện) và Xã (phường, thị trấn).
Đơn vị “cơ sở” là hình thức tổ chức cơ bản của văn hóa. Đó là những cộng đồng dân cư liên kết với nhau trong các sinh hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày [41, tr.269]. Lâu nay, ngành VHTT thường tập trung chú ý nhiều đến việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn cơ sở (theo phân cấp hành chính), cho nên lý luận phương pháp công tác cũng chỉ mới nói đến việc xây dựng đời sống văn hóa theo địa bàn.Trong trường hợp đang bàn, từ “cơ sở” gắn với ý nghĩa thứ ba, “cơ sở” ở đây được hiểu là một địa bàn, địa điểm cụ thể, gắn với một đơn vị hành chính cơ bản hoặc một đơn vị cụ thể của một tổ chức chính trị xã hội.
Từ đó chúng ta đi xác định “Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” là gì? Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta được đặt ra từ Đại hội toàn quốc lần thứ V
(1982). Đây là chủ trương quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, lối sống và con người phù hợp với đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khi nói về chủ trương này, trong Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII có đoạn viết:
Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bảo đảm nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường, ấp, đều có đời sống văn hóa [8, tr.257].
Theo tinh thần văn kiện của Đảng và Chính phủ, ngành văn hóa đã có những giải pháp tích cực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở cơ sở. Từ đó đến nay, những công việc tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở lúc nào cũng được đặt thành công tác trọng tâm của ngành văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra ba chương trình công tác có mục tiêu cấp nhà nước và đã được Chính phủ thông qua, ghi vào kế hoạch thực hiện từ năm 1994 trở đi. Điều này một lần nữa chứng tỏ: Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là một chủ trương mang tính chiến lược lâu dài, thực hiện suốt trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng văn hóa để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, sáng tạo văn hóa và hưởng thụ văn hóa.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa, tạo nên một cảnh quan văn hóa truyền thống, nhưng cảnh quan ấy mang đặc trưng kiến trúc của thời đại mới vừa dân tộc, vừa hiện đại, góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước và mỗi địa phương.
Là một công việc quan trọng, có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa, lối sống, con người trong thời đại mới, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thực hiện nhiệm vụ đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống, làm cho văn hóa ngày càng trở thành yếu tố khăng khít của đời sống xã hội, nhằm hình thành nếp sống và các chuẩn mực đạo đức, tạo ra môi trường lành mạnh để người dân tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
Ngoài ra, để hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành Luật Học được tốt hơn, Luận văn Panda có hỗ trợ các bạn bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình làm việc của Luận văn Panda các bạn có nhu cầu tham khảo thì truy cập tại đây nhé.
===>>> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ