Hiện nay nhu cầu sử dụng các thiết bị điện gia đình như: đồ điện tử, đồ dùng gia đình… hay các thiết bị điện đều được đo lường bằng thông số công suất. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được các đơn vị công suất và công thức tính công suất chính xác. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về công suất và các đơn vị đo công suất một cách nhanh nhất.
Contents
Khái niệm và công thức tính công suất
Công suất (được ký hiệu là P) là một đại lượng đặc trưng cho biết công có được thực hiện bởi người hoặc máy hay không và được xác định bằng công thực hiện năng lượng biến đổi trong một khoảng thời gian t (Δt).
Công thức tính công suất như sau:
P = A.t
Trong đó:
P: là công suất (Jun/giây (J/s) hay Watt (W)).
A: là công thực hiện (N.m hoặc J).
t: là thời gian thực hiện công (ký hiệu là s).
Các đơn vị đo công suất
Đơn vị của công suất chuẩn được ký hiệu là Watt (W). Ngoài ra, các tiền tố để đo được các công suất nhỏ hoặc lớn hơn được ký hiệu như: mW, MW, KW, kVA.
1KW = 1000 W ; 1MW = 1 000 000 W
1kvA = 1MVA = 1000VA = 1000W và được dùng cho máy phát, còn KW thường dùng cho động cơ điện như: các loại máy sấy khí, máy nén khí, máy rửa xe…
Trong đó:
- kvA: là loại mạch điện xoay chiều, có công suất biểu kiến (S) là vecto tổng của công suất thực (P) và công suất phản kháng (Q). Volt Ampere (VA) là đơn vị đo công suất dòng điện và được tính bằng việc nhân hiệu điện thế tính theo V với cường độ dòng điện theo A. Đơn vị này được sử dụng cho công suất biểu kiến của mạch điện xoay chiều.
Trong mạch điện một chiều (được ký hiệu là DC), VA được so tương đương với W. Nhưng trong điện xoay chiều thì VA thường được dùng để tính công suất biểu kiến. Còn W thì được dùng để tính công suất thực. Do đó, trên cùng một mạch điện xoay chiều công suất biểu kiến có độ lớn thường lớn hơn công suất thực.
- kW: Watt (W) chính là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế và được lấy theo tên của James Watt. Công suất này biểu thị cho sự thay đổi năng lương ΔE trong khoảng thời gian Δt (1W là sự thay đổi năng lượng 1Joule/1giây).
Cách tính công suất điện
Công thức tính công suất điện tức thời như sau:
p(t) = u(t) . i(t)
Trong đó: u, i là giá trị tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện. Trong điều kiện nếu nếu u và i không thay đổi theo thời gian (dòng điện không đổi) thì:
P = U . I
Bên cạnh đó, điện xoay chiều có ba loại công suất:
– Công suất hiệu dụng (P).
– Công suất hư kháng (Q).
– Công suất biểu kiến (S)
Thì: S = P + iQ (i: là đơn vị số ảo) hay S2 = P2 + Q2
Cách tính công suất tiêu thụ
Công thức tính công suất tiêu thụ cho các thiết bị điện trong gia đình như sau:
A= P.t
Trong đó:
A: là lượng điện tiêu thụ trong thời gian t
P: là công suất (KW)
t: là thời gian sử dụng (giờ).
Tuy nhiên trên thực tế, lượng điện tiêu thụ có thể sẽ ít hơn trên thực tế và không phải lúc nào các thiết bị điện cũng có thể chạy được với công suất tối đa. Nhất là đối với các thiết bị điện được trang bị máy nén Inverter trong nhà, nó có khả năng tiết kiệm điện thì lượng điện tiêu thụ sẽ thấp hơn.
Bên cạnh đó, nếu trên nhãn năng lượng của sản phẩm được đề cập tới điện năng tiêu thụ, người sử dụng cũng có thể dựa vào đó để tính toán một cách tương đối lượng điện mà thiết bị tiêu tốn trong một ngày tại nhà là bao nhiêu. Bạn có thể lấy số điện năng tiêu thụ trong 1 năm, sau đó chia cho 365 ngày là đã có thể ra được lượng điện thiết bị tiêu thụ trong 1 ngày.
Ví dụ: Trên tem năng lượng có thông số Điện năng tiêu thụ là: 485kWh/năm, vậy thì trong một ngày thiết bị đó sẽ tiêu thụ lượng điện: ~485kWh/365 ngày = 1,32 kWh.
>>>Tham khảo: Kinh doanh cửa hàng thiết bị điện công nghiệp cho người mới bắt đầu
Hệ số công suất là gì
Hệ số công suất là lượng công suất được truyền từ nguồn đến tải và tồn tại 2 thành phần gồm : Công suất tác dụng và công suất phản kháng.
Trong đó:
- Công suất có tác dụng cho khả năng sinh ra công hữu ích của thiết bị (đơn vị W hoặc kW) giống như công suất cơ (sức kéo) của động cơ.
- Công suất phản kháng không có khả năng sinh ra công hữu ích. Nhưng nó lại nhiều chức năng cho quá trình biến đổi năng lượng (đơn vị VAR hoặc kVAR).
Có thể thấy rằng công suất tổng hợp cho 2 loại công suất này được gọi là công suất biểu kiến (đơn vị VA hoặc KVA).
Vì vậy mà ba loại công suất này có một mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua tam giác công suất như sau:
Trên đây là chia sẻ về các đơn vị đo công suất, cũng như cách tính công suất điện, công suất tiêu thụ và khái niệm hệ số công suất là gì. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn để có thể sử dụng đúng công thức tính công suất phù hợp!
Công suất điện của hệ thống điện mặt trời hòa lưới phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Như cách nối ghép các tấm pin mặt trời, hướng đặt pin, cường độ ánh nắng, hay các thiết bị dây dẫn kèm.