Thông thường chúng ta nghe đến nhiều khái niệm tấn, tạ, yến, kilogam … đây là những đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng. Vậy đơn vị đo là gì và khối lượng là gì?
Contents
1. Khái niệm đơn vị đo là gì và khối lượng là gì
Đơn vị là một đại lượng dùng để đo, được sử dụng trong các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống.
Ví dụ: Đơn vị đo độ dài là ki-lô-mét, cen-ti-mét, mét. Chiều dài cái bàn là 1,5 mét, chiều rộng cái bàn là 1 mét. Một cậu bé cao 1,2 mét.
Khối lượng là lượng chất chứa trong vật đó khi ta cân được. Như vậy để đo khối lượng ta cần phải dùng cân.
Ví dụ: Khối lượng bao gạo là lượng gạo trong bao và bao bì.
Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị dùng để cân 1 sự vật cụ thể. Chúng ta thường dùng cân để đo khối lượng của một đồ vật.
Ví dụ: Một người đàn ông nặng 65 kg, đơn vị để đo là kg
Xem thêm: 1g bằng bao nhiêu mg
2. Bảng đơn vị đo khối lượng
Bảng đơn vị đo khối lượng được thiết lập theo quy tắc từ lớn đến bé và theo chiều từ trái qua phải. Đặc biệt lấy đơn vị đo khối lượng kg (kg) là trung tâm để quy đổi ra các đơn vị khác hoặc ngược lại.
Mỗi đơn vị đo khối lượng đều gấp 10 lần đơn vị bé hơn, liền nó.
Cụ thể các đơn vị khối lượng như sau:
- Đơn vị đo khối lượng Tấn – viết là “tấn” sau số khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Tạ – viết là “tạ” sau số khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Yến – viết là “yến” sau số khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Ki-lô-gam – viết là “kg” sau số khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Hec-tô-gam – viết là “hg” sau số khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Đề-ca-gam – viết là “dag” sau số khối lượng.
- Đơn vị đo khối lượng Gam – viết là “g” sau số khối lượng.
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn ki-lô-gam, người ta thường dùng những đơn vị: tấn, tạ, yến.
Để đo khối lượng các vật nặng hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam, người ta thường dùng các đơn vị: đề-ca-gam, héc-tô-gam.
Click ngay: Hướng dẫn cách đổi feet sang m
3. Cách đổi giữa các đơn vị khối lượng với nhau
Mỗi đơn vị bằng 1/10 đơn vị liền trước. Khi đổi từ đơn vị đo lớn hơn sang đơn vị đo bé hơn liền kề, thì nhân số đó với 10:
Ví dụ: 1 kg = 10 hg = 100 dag = 1000g.
Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề, thì chia số đó cho 10.
Ví dụ: 10 dag = 1hg.
Khi đổi đổi 5 ki-lô-gam (kg) ra gam (g) thì ta làm như sau :
5 x 1000 = 5000 g
Trong đó: 1000 là thừa số (không có đơn vị đằng sau).
4. Các ví dụ cụ thể
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng
12 yến = …. kg 10 tấn = … g 100 tạ = …. hg
13 tạ = … dag 4 tạ 12 kg = … kg 4 tấn 6 kg = … kg
Dạng 2: Các phép tính toán với đơn vị đo khối lượng
17 kg + 3 kg = ?
23 kg + 123 g =?
54 kg x 2 =?
1055 g : 5 =?
6 tạ 4 yến + 20 kg =
10kg 34 dag – 5523 g
Dạng 3: So sánh
600 g và 60 dag
6 kg và 7000 g
4 tấn 3 tạ 5 yến và 4370 kg
623 kg 300 dag và 6 tạ 35 kg
Dạng 4: Giải bài toán có lời văn
Một ôtô chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở được 3 tạ muối. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu yến?
Trên đây là bảng đơn vị đo khối lượng lớp 4 các em được làm quen. Chúc các em học tập thật tốt.