Contents
1. Mẫu đơn xin vào Đảng mới nhất
2. Ví dụ cụ thể đơn xin vào Đảng
Lưu ý:
1. Nơi không có chi uỷ thì ghi chi bộ
Chi ủy là tổ chức Đảng, do chi bộ lãnh đạo và quyết định mọi hoạt động, là cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị nội dung sinh hoạt, hoạt động của chi bộ và không có thẩm quyền ra Nghị quyết, thi hành kỷ luật.
Chi bộ cơ sở là một trong những nền tảng của Đảng và có nhiệm vụ:
– Là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Chi bộ cơ sở cùng với Đảng bộ cơ sở là tổ chức cơ sở Đảng.
– Tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan.
– Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động.
– Xây dựng Đảng bộ, chi bộ và cơ quan vững mạnh…
2. Ghi nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
(theo Hướng dẫn chi tiết tại Ban Chấp hành Trung ương Đảng)
3. Ý nghĩa của Đơn xin vào Đảng
Đây là một trong những giấy tờ quan trọng nhất cho người có nguyện vọng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, trong quá trình xem xét kết nạp Đảng cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng;
– Đơn xin vào Đảng;
– Lý lịch của người vào Đảng và các văn bản thẩm tra kèm theo;
– Giấy giới thiệu của Đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ;
– Nghị quyết giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc của công đoàn cơ sở (nếu có);
– Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy (hoặc chi bộ) nơi cư trú đối với người vào Đảng.
Như vậy, khi tự nguyện làm đơn xin vào Đảng, căn cứ vào quá trình phấn đấu, rèn luyện mà người đó có được kết nạp vào Đảng hay không.
Xem thêm: Các loại hồ sơ cần có để kết nạp Đảng viên
4. Điều kiện để được kết nạp Đảng
Theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, là:
– Chiến sỹ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam;
– Phấn đấu suốt đời vì lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích của mình;
– Chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết của Đảng, pháp luật Việt Nam;
– Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
– Có đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân;
– Phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Do đó, để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, công dân cần đáp ứng một số điều kiện nhất định:
- Tuổi đời từ 18 đến 60 tuổi;
- Có trình độ học vấn từ tốt nghiệp THCS trở lên;
- Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng;
- Được hai Đảng viên chính thức giới thiệu.
- Dự bị Đảng viên trong vòng 12 tháng trước khi được kết nạp chính thức…
5. Đảng viên được kết nạp theo quy trình thế nào?
Đảng viên muốn được kết nạp thì phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
Bước 1: Học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng và sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Bước 2: Họp và giới thiệu vào Đảng
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét kết nạp Đảng
Người muốn vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng và tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực.
Bước 4: Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
Ở bước này, người muốn vào Đảng sẽ được thẩm tra lý lịch Đảng theo bản tự khai lý lịch của mình gồm bản thân và người thân của người muốn vào Đảng (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ).
Bước 5: Xét kết nạp
Sau khi được thẩm tra lý lịch, chi bộ sẽ tiến hành họp để ra đề nghị kết nạp Đảng viên.
Bước 6: Tổ chức lễ kết nạp
Trong thời hạn 30 ngày làm việc.
Bước 7: Đảng viên trải qua thời gian dự bị
Thời gian làm Đảng viên dự bị là 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp.
Bước 8: Chuyển Đảng chính thức
Kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, trong thời hạn 30 ngày làm việc, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên. Nếu không đủ điều kiện thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền ra quyết định xóa tên.
Trên đây là chi tiết mẫu đơn xin vào Đảng mới nhất và các quy định liên quan. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.