Khi bắt đầu vào việc giao dịch đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư phải biết đọc hiểu các ký hiệu và thuật ngữ trong bảng giá chứng khoán. Trong đó dư mua, dư bán là một trong số những thuật ngữ được nhà đầu tư sử dụng rộng rãi. Vậy để hiểu rõ hơn dư mua dư bán là gì, mời bạn cùng Yuanta xem thêm qua bài viết này nhé!
Contents
Dư mua dư bán là gì?
Dư mua dư bán trong thị trường chứng khoán là lời chào mua của người bán và lời chào bán cho người mua.
Để thực hiện khớp lệnh thành công, nhà đầu tư có thể thực hiện hai cách sau:
- Dư mua là khi người bán bán xuống mức người mua đang chào mua.
- Dưa bán là khi người mua mua trên mức người bán đang chào bán.
Phần dư mua dư bán này bao gồm khối lượng và giá 1, 2, 3. Trong đó khối lượng 1 tương ứng với giá 1 – giá tốt nhất, khối lượng 2 tương ứng với giá 2 – giá tốt tiếp theo, và khối lượng 3 tương ứng với giá 3 – giá tốt cuối cùng trong bảng giá chứng khoán.
Để hiển thị được thông tin một cách tối ưu nhất, Nhà nước quy định lấy 3 giá tốt nhất để hiển thị. Vì trên thực tế, chứng khoán có rất nhiều người bán và người mua, khối lượng và mức giá của từng người cũng khác nhau và màn hình máy tính, màn hình hiển thị cũng có diện tích giới hạn, những giá cụ thể đó sẽ được ẩn đi.
Trong mua bán, đầu tư, ai cũng mong muốn kiếm được lợi nhuận cao nhất. Chính vì vậy, người bán cần tìm người mua được giá cao nhất – giá tốt nhất, và người mua cũng muốn tìm được người bán giá thấp phù hợp nhất để có lợi nhất – giá thấp nhất.
Dựa trên nguyên lý cạnh tranh ở một thị trường hoàn hảo, các mức giá được sắp theo theo thứ tự từ 1 đến 3.
Vì thị trường biến động liên tục, lúc lượng người mua nhiều, lúc lượng người bán ít, ngược lại có lúc người mua ít, người bán nhiều. Từ đó, có sự xuất hiện của dư mua, dư bán và con số dư mua dư bán này cũng vì thế mà thay đổi lên xuống liên tục.
Các thuật ngữ cơ bản trong bảng giá chứng khoán trên các sàn giao dịch:
>>> Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán
Ngoài phần dư mua dư bán, bạn cũng cần nắm rõ các khái niệm của các thuật ngữ và các ký hiệu khác trong bảng giá chứng khoán để thuận tiện cho việc giao dịch.
- Mã Chứng khoán (Mã CK): Là Mã của từng công ty phát hành chứng khoán riêng biệt được niêm yết trên sàn chứng khoán. Ví dụ: Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel – VTP ; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – TCB ; Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực – EVF ; Công ty Cổ phần Comeco – COM ;…
- Giá Tham chiếu (TC): Là giá đóng cửa gần nhất, giá có màu vàng nên hay được gọi là giá Vàng. Giải thích rõ hơn, giá tham chiếu là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất trước đó và đây cũng là cơ sở để tính giá trần, giá sàn. Riêng với sàn giao dịch UPCOM, giá tham chiếu được tính bằng trung bình giá của phiên giao dịch gần nhất.
- Giá Trần (Trần): Giá màu tím trong ngày giao dịch, đây là giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán. Giá này tăng ở mức +-7% so với giá TC trong cùng phiên giao dịch (sàn giao dịch HOSE); +-10% (sàn giao dịch HNX).
- Giá Sàn (Sàn): Giá màu xanh lam trong ngày giao dịch, đây là giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán. Giá này giảm ở mức -7% so với giá TC trong cùng phiên giao dịch (sàn giao dịch HOSE); -10% (sàn giao dịch HNX).
- Tổng KL: Tổng khối lượng khớp lệnh – tổng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong 1 ngày giao dịch. Dựa vào cột này nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ thanh khoản đó cũng như lượng dư mua dư bán của cổ phiếu trên thị trường.
- Bên mua: Chúng ta có thể thấy trong phần bên mua có 3 cột giá mua tương ứng với 3 cột KL mua – theo thứ tự ưu tiên giá tốt nhất, giá đặt mua cao nhất so với các đơn hàng giao dịch khác và khối lượng đặt hàng tương ứng. Ví dụ trong hình: Cổ phiếu ACB có giá khớp lệnh mua đang thực hiện là 32.9 nên những ai mua giá 1 lúc 32.85 sẽ phải chờ thêm để khớp lệnh với những ai có lệnh bán 32.85.
- Bên bán: Tương tự như bên mua, chúng ta cũng thấy có 3 cột giá bán tương ứng với 3 cột khối lượng bán – được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giá tốt nhất, giá chào bán thấp nhất so với các đơn hàng giao dịch khác và khối lượng đặt hàng tương ứng. Ví dụ trong hình: Cổ phiếu ACC có giá khớp lệnh bán đang thực hiện là 26.1 nên những ai bán giá 1 lúc 26.2 sẽ phải chờ thêm để khớp lệnh với những ai có lệnh mua 26.2.
- Khớp lệnh: Là khi người bán chấp nhận bán trực tiếp với giá mà người mua đang chờ mua, hoặc khi người mua chấp nhận mua trực tiếp với giá mà người bán đang chờ bán.
- ATO: At The Opening là xác định mức giá đầu tiên trong lúc phiên mở cửa của ngày giao dịch.
- ATC: At The Closing là xác định mức giá cuối cùng lúc phiên đóng cửa trong ngày giao dịch.
- GD NĐT NN: Khối lượng các Nhà đầu tư ở nước ngoài mua hoặc bán cổ phiếu trên sàn hiện tại.
Hy vọng sau khi tìm hiểu được khái niệm của thuật ngữ dư mua dư bán là gì, và các ký hiệu, thuật ngữ cơ bản khác trong Bảng giá Chứng khoán cơ sở trong bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam này sẽ giúp cho bạn mở rộng thêm vốn kiến thức về chứng khoán. Chúc các bạn có những giao dịch thành công tốt đẹp.