ĐỨC TIN VÀ VIỆC LÀM
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂNKính chào quý khán thính giảNếu ai có đọc Kinh Thánh đều thấy trong Thánh Kinh có những điều gây lúng túng cho mình, Điều này khiến người đọc thắc mắc, đặt vấn đề là Thánh Kinh có phải là Lời Đức Chúa Trời hay không?
Trong lần phát hình trước, MS Trần Nhựt Thăng đã cho chúng ta biết khi đọc KinhThánh, việc gặp khó hiểu là việc đượng nhiên vì tác giả của quyển sách này là một Đức Chúa Trời với trí khôn vô hạn,, vĩ đại, toàn tri và trọn vẹn tuyệt đối. Quyển sách ấy là những mạc khải của Đức Chúa Trời dành cho loài người, là những hữu thể giới hạn, bất toàn. Khi con người với tri thức có giới hạn cố tìm hiểu cái vô hạn của Đức Chúa Trời, thì bắt buộc phải gặp khó khăn. Hơn nữa , quyển Kinh Thánh được viết từ hơn 2,000 năm nên ngôn ngữ thời đó trở thành cỗ ngữ và việc khó hiểu là lẽ tự nhiên.Và MS Thăng đã kết luận rằng khó hiểu không có nghĩa là sai và không có nghĩa là không thể hiểu được..
CÂU HỎI #1Hôm nay chúng tôi mời Mục Sư Trần nhựt Thăng trở lại với khán thính giả để làm sáng tỏ về một thắc mắc cũng rất phổ thông. Đó là trong Kinh Thánh, sứ đồ Phao lô cho rằng chỉ cần tin Chúa Jesus là được cứu. Trong khi đó, Gia cơ là em của Chúa Jesus cho rằng đức tin là không có việc làm là đức tun chết. Vậy xin mời mục sư giúp chúng tôi và khán thính giả giải thích như thế nào để được lưởng toàn. Xin cám ơn Mục sư
TRẢ LỜI #1
Đây là một câu hỏi rất hay vì hai nhân vật trong câu chuyện là Phao lô và Gia cơ là hai nhân vật chủ yếu quan trọng trong giai đoạn của các Hội Thánh đầu tiên. Phao lô là viết và người mang Tin lành của Chúa Jesus vượt qua biên giới nước Do Thái để lan rộng khắp năm châu. Cón Gia cơ, em của Chúa Jesus là quản nhiệm Hội Thánh đầu tiên tại Jerusalem. Hai ông chắc chắn không mâu thuẫn nhau và vì Kinh Thánh là lời của Đức Chúa Trời nên dù do người này viết hay ông nọ viết cũng không thể nào trái ngược với nhau được. Phao lô dạy rằng chỉ cần có đức tin vào Chúa Jesus là đủ. Ví dụ trong là tjư gởi cho Hội Thánh Rô-ma, Phao lô viết:Rô ma 3:28 “người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp”Rô ma 5:1 “Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta”Ga-la-ti 3:24 “Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình”.
Trong khi đó có một số câu Kinh Thánh trong lá thư của ông Gia cơ cho biết đức tin phải cộng với việc làm như Gia cơ 2: 14,17. “ Hỡi anh em, nếu ai nói mình có đức tin, song không có việc làm, thì ích chi chăng? Đức tin đó cứu người ấy được chăng?Về đức tin, cũng một lẽ ấy; nếu đức tin không sanh ra việc làm, thì tự mình nó chết. Gia Cơ 2:24. “nhân đó anh em biết người ta cậy việc làm được xưng công bình, chớ chẳng những là cậy đức tin mà thôi”.
Một số người thấy sự khác nhau giữa Phao Lô (Chỉ nhờ đức tin mà được cứu) và Gia Cơ (Được cứu bởi đức tin cộng với việc làm). Nhưng thực ra giữa Phao Lô và Gia Cơ chẳng có sự bất đồng nào cả.
Trước hết chúng ta nên xác nhận 3 điều:
- Những gì Gia cơ dạy, đức tin phải có việc làm , bàn bạc trong Tân ước. Chính Giăng Báp tít giảng rằng “các người hãy xứng đáng với sự ăn năn” ( Math 3:8) và chính Chúa Jesus cũng dạy rằng phải sống thế nào để thế gian thấy các việc làm của họ mà tôn vinh Đức Chúa Trời (Math 5:16). Chúa nhấn mạnh người ta nhận chân hay giả căn cứ vào trái của nó. Đức tin bằng lời chẳng bao giờ thay thế cho đức tin tự phô bày bằng việc làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời (Math 5:15-21)
- Chính Phao Lô cũng đã nhiều lần nhấn mạnh đến việc làm. Trong Rôma 2:6 ông lưu ý rằng Chúa sẽ báo trả cho mỗi người tuỳ theo việc làm của họ. Ông còn nhắc nhở rằng rồi đây mỗi người sẽ phải khai trình việc làm của mình trước Đức Chúa Trời trong Rôma 14:12. Rõ ràng nhất là trong I Cô rinh tô 3:8 ông viết “Người trồng kẻ tuới đều bằng nhau, ai nấy sẽ nhận phần thưởng tuỳ theo việc mình làm”. Rồi trong II Cô rinh tô 5:10 ông viết: Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt
Sở dĩ chúng ta có cảm tưởng hai ông có chủ trương khác nhau vì trong khi Phao lô nhấn mạnh đến ân điển và đức tin, còn Gia cơ thì ông nhấn mạnh đến hành động và việc làm lành.
Theo lời nhận định của tiến sĩ William Barclay :
“Lập trường chính yếu của Phaolô, nếu chỉ tóm lược trong một câu là : “Hãy tin Chúa Cứu Thế Jesus thì người và cả nhà đều sẽ được cứu” (Công vụ 16:31). Nhưng rõ ràng tư tưởng này đưa đến những đòi hỏi nào thì hoàn hoàn tuỳ thuộc vào ý nghĩa mà chúng ta muốn gán cho chữ “tin”. Có hai cách tin. Cách thứ nhất là tin hoàn toàn theo lý trí, chấp nhận bằng trí tuệ. Niềm tin đó có thể chứng minh. Ví dụ tôi tin 2+2 =4. Đức tin này không liên hệ đến cuộc sống của tôi. Cách tin thứ hai là áp dụng điều mình tin đó vào đời sống của mình. Đó là tôi nhất định không trả nhiều hơn 4 đồng nếu tôi mua 2 cái bánh mỗi cái giá là 2 đồng. Đó là một đức tin không chỉ bằng lý trí mà còn bằng hành động và áp dụng vào cuốc sống của tôi. Gia cơ chống lại cách tin thứ nhất . Ma quỷ cũng tin có Thượng đế , run sợ trước mặt Đức Chúa Trời nhưng Satan không tuân phục Đức Chúa Trời và chống lại Ngài.
- Điều khác nhau nữa là hai ông đã nói trong hai thời điểm khác nhau:
Phao lô bắt đầu ngay khởi điểm. Ông nhấn mạnh là chưa hề có ai nhờ lập công mà được sự tha tội của Đức Chúa Trời. Bước đầu tiên đó phải do ân điển được ban cho vô điều kiện của Chúa, loài người chỉ có thể nhận sự tha thứ tội mà Đức Chúa Trời ban cho qua Chúa Cứu Thế Jesus. Còn Gia cơ thì bắt đầu ở giai đoạn hai, bắt đầu với những người đã là Cơ đốc nhân. Gia cơ muốn nói rằng họ một khi được tha tội, giải hòa với Đức Chúa Trời rồi thì phải là con người mới, phải chứng tỏ mình là người đã được nên thánh.
- Điều tôi muốn lưu ý là trong các lá thư, Chúa không bao giờ cho chúng ta biết đó là công việc gì. Tại sao ? Vì tất cả công việc nào mà chúng ta làm vì danh Chúa, vì Hội Thánh của Chúa, vì lời dạy dỗ của Chúa đều quan trọng như nhau.
- Điểm thứ hai là Chúa cũng không bao giờ cho biết công việc đó thành công hay thất bại, kết quả to lớn hay chẳng ra gì. Tại sao? Chúa không cần chúng ta phải thành công trong việc Ngài và Chúa cũng không đặt vấn đề lắng khi chúng ta thất bại. Với Chúa, thành công hay thất bại của cá nhân chúng ta không quan trọng , không ảnh hưởng đến chương trình chung cuộc của Ngài. Vả lại, trong ngắn hạn, chúng ta không biết kết quả của việc làm của chúng ta.
- Tôi dùng hình ảnh của hai chìa khóa để mọi người dễ hiểu về sự khác biệt quan trọng của đức tin và việc làm. Một chìa khóa cho biết sống ở đâu và một chìa khóa cho biết sống như thế nào: chìa khóa đức tin đưa con người mở của thiên đàng (thay vì cửa địa ngục) và chìa khóa thứ hai là chìa khóa việc làm đưa đến phần thưởng mà con dân Chúa sẽ nhận lãnh khi ở thiên đàng.
Thưa quý khán thính giả
Vì thời gian phát hình có giới hạn nên chúng tôi tạm chấm dứt tại đây. Xin hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.Chúng tôi xin kính chào và kính chúc quý vị dồi dào sức khỏe, sống vui thỏa bình an.