Facebook mà trang mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam với lượng người dùng lên đến 48,8 triệu. Tuy nhiên không phải ai trong số đó cũng biết về những sự thật thú vị của font logo của trang mạng xã hội vô cùng phổ biến này. Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu hiểu font chữ của Facebook là gì và những câu chuyện đằng sau nó.
Advertisement
Nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất nhì toàn cầu đôi khi lại chỉ được dựa trên các mẫu thiết kế đơn giản đến không tưởng. Nhiều người cảm thấy khó chịu khi họ phải bỏ ra hàng giờ để sáng tạo ra một logo, trong khi đó một số người chỉ chỉnh sửa một font có sẵn và cuối cùng lại tạo ra một trong những thiết kế mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử, ví dụ như là logo của Facebook.
Tuy nhiên, tính đơn giản lại có thể đánh lừa chúng ta. Đôi khi một sự chỉnh sửa thích hợp cho một kiểu chữ nào đó, mặc dù nhỏ, lại cực kì quan trọng và phải cần một nhà thiết kế thực sự tinh mắt mới tạo ra được. Hãy cùng xem qua logo cực kì nổi tiếng của Facebook và tính đơn giản của nó.
Advertisement
Xem thêm:
- Hướng dẫn đổi tên Faceook thành 1 chữ đơn giản
- Xóa tin nhắn trên Messenger bằng 1 cú click chuột
Font chữ của Facebook là gì?
Advertisement
Quen thuộc chứ? Đây chính là mẫu của font chữ Klavia, kiểu chữ được dùng trong logo của Facebook.
Trong câu chuyện này có 3 nhân vật chính: Process Type Foundry, công ty đã tạo ra kiểu chữ Klavika năm 2004; Mark Zuckerberg, đang cần một font chữ cho website đang lớn mạnh của mình vào năm 2005; và hãng thiết kế Cuban Coucil, đơn vị đã chỉnh sửa font Klavika cho Mark, từ đó xác định danh tính của thứ mà sẽ trở thành một trong những công ty có giá trị cao nhất thế giới.
Eric Olson, một nhà thiết kế đồ họa đến từ Minnesota với một tình yêu dành cho typography. Ông đã thành lập ra Process Type Foundry vào năm 2002 mà không có kế hoạch kinh doanh và khách hàng nào cả. Tuy nhiên ông thật sự có tài, thế nên công việc kinh doanh ngày càng phát triển. Klavika ra đời vào năm 2004.
Theo như chia sẻ của Process Type Foundry: “Vì khó chịu bởi sự thiếu thốn những font chữ vừa uyển chuyển vừa hiện đại, chúng tôi quyết định thiết kế font chữ không chân (sans serif) Klavika đầy đủ tính năng và có thể đáp ứng mọi nhu cầu của thế kỉ 21. Kết quả là một mẫu thiết kế giản dị, hiện đại và vô cùng linh hoạt”.
Họ còn chia sẻ thêm: “Bởi vì một phần của mục tiêu của chúng tôi là sự linh hoạt, chúng tôi rất vui mừng khi thông báo rằng kể từ khi ra đời vào năm 2004, Klavika đã tìm đường xâm nhập vào mọi mảng của truyền thông đa phương tiện, từ sản phẩm in cho đến trên máy tính”. Họ không nêu tên các sản phẩm sử dụng font Klavika của họ.
Thế nhưng Cuban Council thì có. Ở trên website của mình, họ hồi tưởng lại: “Thời điểm khi chưa có ai thèm quan tâm đến trang thefacebook.com, Zuckerberg đã tới văn phòng SF của chúng tôi. Anh ấy hỏi chúng tôi với giọng thách đố “Các anh có thể nói tôi nghe xem thiết kế là gì được không?’’. Để đáp lại, chúng tôi lôi từ trong cặp ra một logo tuyệt đỉnh này và hỏi: “Mark, anh bạn. Liệu cái này đã đủ để trả lời câu hỏi của anh chưa?”.
Câu chuyện tuyệt vời đấy, nhưng Cuban Council thực sự đã làm gì để tạo một logo tuyệt đỉnh như vậy? Sau cùng thì 90% trong đó là Klavika. Không phải phần lớn công trạng phải thuộc về Olson ư?
Câu hỏi này vẫn còn đang được bỏ ngỏ để tranh luận, nhưng sự đóng góp của Cuban Council cũng vô cùng quan trọng. Klavika trông lởm chởm khiến nó trở nên độc đáo, nhưng đồng thời cũng tạo ra sự giao nhau vụng về của chữ “f’’ và “a’’ trong “Facebook’’. Vì thế họ đã kéo thẳng nó ra, nới rộng chữ “c’’ để khiến nó đối xứng với chữ “e’’, và ghép những mảnh rời nhau của chữ “k’’ lại thành một.
Mặc dù khó nhận ra, nhưng nhìn kĩ vào phiên bản gốc và bản đã chỉnh sửa lại ta có thể thấy có nhiều sự khác biệt. Klavika là một font chữ linh hoạt, đáng ghi nhớ và độc đáo. Sự chỉnh sửa của Cuban Council đã đem lại cho nó sự mượt mà và chắc chắn, giúp đem lại lợi ích cho thương hiệu Facebook.
Ở trên là lịch sử ra đời của font chữ logo của Facebook, giờ ta hãy đi sâu vào phân tích kiểu chữ này.
Facebook là một trường hợp thú vị bởi vì font chữ của họ trông khá chung chung và giống với các loại font khác. Cho đến giữa năm 2014, họ sử dụng font được nhiều người gọi là Klavika Bold. Nếu như so sánh với logo hiện tại, bạn sẽ thấy một chút khác biệt. Font chữ mới đang được dùng hiện nay trông gần giống với bản cũ, nhưng một số kí tự đã được thay đổi góc độ và khoảng cách với nhau.
Font mới này không có tên riêng, ít nhất là đối với người ngoài bởi vì nó không được chia sẻ rộng rãi ra bên ngoài. Nó được thiết kế dựa trên sản phẩm của Eric Olson từ Process Type Foundry.
Vì thế không thể tải font của logo Facebook một cách chính thức. Font chữ giống nhất với nó là Klavika Bold. Nếu bạn là một nghệ sĩ đồ họa tài năng, bạn có thể tùy chỉnh một chút để trông giống font chính thức của họ.
Sự khác biệt lớn nhất giữa thiết kế font Facebook cũ và mới là loại chữ “a’’ mà nó sử dụng. Trong bản cũ, chữ “a’’ có cái móc nhỏ tương tự với nhiều font khác. Bản mới đã bỏ cái móc đi. Phiên bản có móc được gọi là chữ “a’’ 2 tầng, trong khi bản mới là chữ “a’’ một tầng. Một điều thú vị nho nhỏ là font chính thức được thiết kế cho người dùng mắc chứng khó đọc vẫn sử dụng chữ “’a’’ 2 tầng, ám chỉ rằng sự thay đổi này khiến cho logo của Facebook khó đọc hơn đối với nhóm người dùng nói trên.
Còn về loại font sử dụng cho trang mạng xã hội thì phụ thuộc vào từng loại nền tảng. Trên máy tính họ dùng Tahoma, trong khi trên máy tính Apple thì lại dùng Lucida Grande, thiết bị iOS dùng Helvetica Neue, trong khi Android dùng Roboto. Các font này đều là loại sans serif, nghĩa là chúng không có kẻ chân như các loại font phức tạp khác. Times New Roman là loại font có chân đầu tiên, trong khi Arial là font không chân tiêu chuẩn.
Nếu như bạn tò mò, Facebook sử dụng 5 sắc thái khác nhau của màu xanh dương trong thiết kế trang web và sản phẩm marketing của họ. Mã của 5 sắc thái màu này là 0e1f56, 3b5998, 6d84b4, afbdd4, và d8dfea, từ tối nhất cho đến sáng nhất. Màu xanh Facebook phổ biến nhất là sắc thái thứ 2, 3b5998.
Qua bài viết này chắc hẳn là các bạn đã hiểu rõ hơn font chữ của Facebook là gì và câu chuyện đằng sau của nó rồi. Nếu các bạn vẫn muốn tìm hiểu thêm về Facebook thì hãy xem qua các bài viết này:
>>> ID Facebook là gì và nó được sử dụng như thế nào?
>>> Facebook Lite là gì và nó có tốt hơn Facebook tiêu chuẩn không?
>>> Workplace Facebook là gì và nó khác Facebook thông thường như thế nào?
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có thắc mắc hay góp ý hãy để lại Comment cho GhienCongNghe nhé.
Tham khảo: Boostlikes và 99designs