Trong lĩnh vực kinh tế hay triết học có lẽ mọi người đã quen thuộc với thuật ngữ “giá trị hàng hóa”. Bất cứ một mặt hàng hóa nào cũng đều có những giá trị nhất định. Vậy giá trị hàng hóa là gì? Các yếu tố cấu thành là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa như thế nào? Tất cả câu trả lời sẽ có trong chia sẻ của Khóa Luận Tốt Nghiệp sau đây.
1. Giá trị hàng hóa là gì?
Giá trị hàng hóa là thuộc tính của hàng hóa, là công sức của người sản xuất để có thể tạo ra hàng hóa đó. Hay hiểu một cách đơn giản thì giá trị của hàng hóa chính là giá trị lượng lao động mà người sản xuất đã bỏ ra. Chúng được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
2. Các yếu tố cấu thành giá trị hàng hóa là gì?
Giá trị của hàng hóa do rất nhiều các yếu tố cấu thành cụ thể như sau:
- Lượng giá trị của hàng hóa (như đã nêu trên) là lượng lao động của người sản xuất ra chính hàng hóa đó bằng thời gian lao động.
- Lượng giá trị đặc biệt của từng người sản xuất là khác nhau bởi mỗi người có một tay nghề riêng.
- Khi hàng hóa được trao đổi trên thị trường thì chúng không căn cứ vào lượng giá trị của từng người sản xuất. Bởi như vậy người có tay nghề tốt thì có nhiều lợi thế hơn. Thay vào đó, giá trị của hàng hóa được căn cứ vào lượng giá trị xã hội.
- Lượng thời gian sản xuất lao động tạo ra hàng hóa được tính là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội, tức trình độ kỹ thuật và tay nghề ở mức trung bình và thời gian làm việc cũng không cao.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa cụ thể như sau:
3.1. Năng suất lao động
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa là gì? Đó chính là năng suất lao động, nghĩa là năng lực của người lao động. Chúng được tính bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian nhất định. Hay chính là khoảng thời gian để có thể tạo ra được 1 sản phẩm.
Khi năng suất lao động tăng lên thì chắc chắn số lượng sản phẩm cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, lượng giá trị sản phẩm có thể sẽ giảm đi kéo theo đó năng suất lao động sẽ tỉ lệ nghịch với lượng hàng hóa.
3.2. Cường độ lao động
Cường độ lao động cũng ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa. Cường độ lao động được hiểu là mức độ hao phí lao động trên 1 đơn vị thời gian nhất định. Nếu cường độ lao động tăng lên thì đồng nghĩa với số lượng sản phẩm cũng tăng lên và thời gian lao động xã hội cần thiết nhất. Chính vì vậy, giá trị của hàng hóa không có sự thay đổi.
Nếu tăng cường độ lao động hay mà kéo dài thời gian lao động thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa. Bởi dĩ nhiên, thời gian lao động kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, kết quả hoàn thành sẽ không đạt chất lượng.
3.3. Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng có những ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Độ phức tạp của hàng hóa thường được chia ra là lao động đơn giản và lao động phức tạp.
Lao động đơn giản là sự hao phí lao động một cách đơn giản mà bất cứ người lao động nào cũng thực hiện được. Còn lao động phức tạp đòi hỏi người lao động đó phải trải qua quá trình đào tạo, huấn luyện trở thành một lao động lành nghề. Lao động phức tạp luôn mang lại giá trị hàng hóa cao hơn.
4. Thuộc tính của giá trị hàng hóa là gì?
Hai thuộc tính cơ bản của giá trị hàng hóa là giá trị trao đổi và giá trị sử dụng.
4.1. Giá trị sử dụng
Khái niệm:
Giá trị sử dụng là công dụng của việc tiêu dùng hàng hóa; sức mạnh thỏa mãn mong muốn của con người đối với một hàng hóa hoặc dịch vụ trong nền kinh tế chính trị cổ điển.
Giá trị sử dụng của hàng hóa cung cấp tài liệu cho một nghiên cứu đặc biệt, đó là kiến thức thương mại của hàng hóa. Giá trị sử dụng chỉ trở thành hiện thực khi sử dụng hoặc tiêu dùng: chúng cũng cấu thành bản chất của mọi của cải, bất kể hình thái xã hội của của cải đó. Trong hình thức xã hội mà chúng ta sắp xem xét, ngoài ra, chúng còn là những kho vật chất có giá trị trao đổi.
Ví dụ, nước có giá trị sử dụng vô cùng to lớn nhưng không có giá trị trao đổi. Ngược lại, kim cương có giá trị trao đổi rất lớn nhưng không có giá trị sử dụng.
Đặc trưng:
- Một loại hàng hóa không chỉ có một mà có thể có nhiều giá trị sử dụng khác nhau. Giá trị sử dụng của một hàng hóa không phải phát hiện ra ngay trong một thời điểm mà nó được phát hiện dần dần qua quá trình phát triển.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn vì nó do thuộc tính tự nhiên của vật thể quyết định.
- Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện khi con người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa, vật chất của cải.
- Xã hội ngày càng phát triển, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú, do đó giá trị sử dụng của hàng hóa ngày càng cao.
4.2. Giá trị trao đổi
Khái niệm:
Giá trị trao đổi là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta có thể có được trên thị trường để đổi lấy một thứ cụ thể. Nói cách khác, đó là giá của một hàng hóa cụ thể có thể được bán và mua trên thị trường.
Giá trị trao đổi phụ thuộc vào yếu tố thời gian. Có nghĩa là, với sự thay đổi của giá trị thời gian đổi lấy một hàng hóa so với hàng hóa khác sẽ thay đổi.
Giá trị trao đổi cũng tùy thuộc vào địa điểm. Giá trị trao đổi đối với một hàng hóa cụ thể thay đổi từ thị trường này sang thị trường khác. Do đó, nó thay đổi tùy theo thời gian và địa điểm. Một loại hàng hóa có thể có giá trị sử dụng to lớn nhưng không có giá trị trao đổi hoặc ngược lại.
Ví dụ, 1m vải = 10kg thóc.
Đặc trưng:
- Giá trị trao đổi là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
- Giá trị trao đổi của hàng hóa là một phạm trù lịch sử bởi nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất, nơi có sản xuất và trao đổi.
- Giá trị trao đổi biểu hiện quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa, tức quan hệ sản xuất xã hội.
- Khi giá trị sử dụng thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.
Với những thông tin nêu trên, Khóa Luận Tốt Nghiệp hy vọng giúp cho các bạn hiểu được giá trị hàng hóa là gì? Các yếu tố cấu thành đến giá hay thuộc tính của hàng hóa. Để có thêm nhiều thông tin hấp dẫn khác các bạn có thể truy cập vào website của chúng tôi để theo dõi hoặc gọi điện trực tiếp đến số 0915 686 999 để được tư vấn trực tiếp và hỗ trợ.
Nguồn: Khoaluantotnghiep.com