BẠN SẼ HỎI: GIÁ TRỊ SỐNG LÀ GÌ?
Giá trị cuộc sống ( hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.
Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Có người cho rằng “tiền bạc là trên hết”. Có người cho rằng tình yêu thương mới là điều quý giá nhất trên đời. Có người coi trọng lòng trung thực, sự bình yên…
VẬY KĨ NĂNG CUỘC SỐNG ( HAY KĨ NĂNG SỐNG) LÀ GÌ?
Kỹ năng cuộc sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực giúp bạn đối mặt với những thức thách của cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều các kĩ năng sống khác nhau. Chẳng hạn như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng ra quyết định; Kỹ năng duy trì các mối quan hệ; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kĩ năng thiết lập mục tiêu; Suy nghĩ tích cực; Kiểm soát tình cảm; Phát triển lòng tự trọng; Tránh áp lực từ bạn bè; Kĩ năng xác định giá trị bản thân…
Với tinh thần: Học để biết; học để làm; học để chung sống; học để tự khẳng định… bạn có thể học ở bất cứ nơi đâu, học bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời mình.
Khoá tập huấn “Giá trị sống và kĩ năng sống” này chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ, nhận định những giá trị sống chân thực, giúp nhau hình thành những kĩ năng sống để đạt được những gì chúng ta cho là tốt đẹp nhất trong cuộc đời của mình.
Cuốn tài liệu này phục vụ cho khoá tập huấn các gia trị sống và kĩ năng sống này chỉ là tài để các bạn đọc thêm, tham khảo sau này. Quan trọng nhất là sự tham gia đầy đủ và tích cực của các bạn trong thời gian tập huấn. Chúc các bạn thành công!
GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG ( LIVING VALUES)
I. Giá trị cuộc sống là gì?
Giá trị cuộc sống ( hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.
Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau. Có người cho rằng “tiền bạc là trên hết”. Có người cho rằng tình yêu thương mới là điều quý giá nhất trên đời. Có người coi trọng lòng trung thực, sự bình yên…
II. Tại sao chúng ta phải học giá trị sống?
Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung cho nhiều người và toàn xã hội như lòng trung thực, hoà bình, tôn trọng, yêu thương, công bằng, tình bằng hữu, lòng vị tha.
Không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống. Có người cho rằng trở thành người giàu có mới là “giá trị đích thực”. Khi ấy, họ sẽ phấn đấu để có tiền bằng mọi giá, kể cả giết người, buôn lậu, trộm cắp. Nhưng rồi cách kiếm tiền ấy đưa người ta đến chỗ phạm tội, làm hại người khác, làm hại cộng đồng. Họ quên rằng “người giàu cũng khóc”.
Có người lấy danh vọng làm thước đo giá trị. Vậy là họ cố gắng bằng mọi cách để có được những chức vị nào đó. Nhưng khi những chức vị ấy mất, bị tước bỏ, con người trở nên “trắng tay”, vô giá trị.
Có người coi sự nhàn hạ là giá trị cuộc sống. Họ trốn tránh trách nhiệm, lười lao động, chọn những công việc, nghề nghiệp không vất vả. Cuối cùng, họ chẳng làm được gì cho bản thân và xã hội.
Có bạn trẻ cho rằng phải hút thuốc lá, phải biết dùng heroin, biết yêu sớm, có quan hệ tình dục với nhiều người, phải cầm đầu băng nhóm nào đó… mới là “người hùng”, mới có giá trị. Vậy là các bạn đã nhận nhầm giá trị ảo, coi đó là giá trị đích thực.
Vì vậy, học tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với tất cả mọi người.
III. Những giá trị của cuộc sống
Có 12 điều được coi là những giá trị sống chân thực. Đó là Giản Dị; Hòa Bình; Hạnh Phúc ; Hợp Tác ; Khiêm Tốn ; Khoan Dung ; Tự Do ; Thương Yêu ; Trách Nhiệm ; Trung Thực ; Đoàn Kết ; Tôn Trọng .
3. 1. HÒA BÌNH
– Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình.
– Hòa bình còn có nghĩa là đang sống sự thinh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.
– Hòa bình bắt đầu nơi mỗi người chúng ta. Xuyên qua thinh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.
3. 2. TÔN TRỌNG
– Tôn trọng trước hết là tự trọng – là biết rằng tự bản chất tôi có giá trị. Một phần của tự trọng là nhận biết những phẩm chất của chính tôi. Tôn trọng là lắng nghe người khác. Tôn trọng là biết người khác cũng có giá trị như tôi. Tôn trọng chính bản thân là nguyên nhân làm tăng trưởng về sự tin cậy lẫn nhau.
– Khi chúng ta tôn trọng chính mình, thì dễ dàng để tôn trọng người khác. Những ai biết tôn trọng sẽ nhận đuợc sự tôn trọng. Hãy biết rằng mỗi người đều có giá trị và khi thừa nhận giá trị của người khác thì thế nào cũng chiếm được sự tôn trọng nơi người khác.
– Một phần của sự tôn trọng là ý thức rằng tôi có sự khác biệt với người khác trong cách đánh giá.
3. 3. HỢP TÁC
– Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác thì có những lời lẽ tốt đẹp và cảm giác trong sáng về người khác cũng như đối với nhiệm vụ.
– Thỉnh thoảng có một ý tưởng là cần thiết, thỉnh thoảng cần đưa ra ý tưởng của chúng ta. Thỉnh thoảng chúng ta cần được chỉ dẫn và cần nghe theo một ý tưởng. Hợp tác phải được chỉ đạo bởi nguyên tắc về sự tôn trọng lẫn nhau.
– Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu thương thì có sự hợp tác. Khi nhận thức được những giá trị của cuộc sống, tôi có khả năng tạo ra sự hợp tác.
– Sự can đảm, sự quan tâm, sự chăm sóc, và sự đóng góp là sự chuẩn bị đầy đủ cho việc tạo ra sự hợp tác.
3. 4. TRÁCH NHIỆM
– Trách nhiệm là việc bạn góp phần của mình vào công việc chung. Trách nhiệm là đang thực hiện nhiệm vụ với lòng trung thực.
– Muốn có hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm tạo ra sự yên ổn. Muốn có một thế giới hài hòa, chúng ta phải có trách nhiệm chăm sóc thiên nhiên. Một người được coi là có trách nhiệm khi người ấy đồng ý góp phần để gánh vác công việc chung với các thành viên khác.
– Như là một người có trách nhiệm, bạn làm nhiều hơn những điều/việc xứng đáng để góp phần với người khác. Một người có trách nhiệm thì biết thế nào là phải, là đẹp, là đúng, nhận ra được điều gì tốt để góp phần. Quyền lợi gắn liền với trách nhiệm . Trách nhiệm là đang sử dụng tiềm lực, tài nguyên của chúng ta để tạo ra những thay đổi tích cực.
3. 5. TRUNG THỰC
– Nói ngắn gọn: Trung thực là nói sự thật. Khi trung thực tôi cảm thấy tâm hồn trong sáng và nhẹ nhàng. Một người trung thực và chân chính thì xứng đáng được tin cậy.
– Trung thực thể hiện trong tư tưởng, lời nói và hành động thì đem lại sự hòa thuận. Trung thực là sử dụng tốt những gì được ủy thác cho bạn. Trung thực là cách xử sự tốt nhất. Đó là một mối quan hệ sâu xa giữa sự lương thiện và tình bạn.
– Khi sống trung thực, bạn có thể học và giúp người khác học cách biết trao tặng. Tính tham lam đôi khi là cội rễ của sự bất lương. Đó là đủ cho những người cần, nhưng không bao giờ thỏa mãn cho kẻ tham lam. Khi nhận thức được về mối quan hệ với nhau, chúng ta nhận ra được tầm quan trọng của lòng trung thực.
3. 6. KHIÊM TỐN
– Khiêm tốn là ăn ở, nói năng, làm việc một cách nhẹ nhàng và đơn giản và có hiệu quả. Khiêm tốn gắn liền với tự trọng. Khiêm tốn là khi bạn nhận biết khả năng, uy thế của mình, nhưng không khoác lác khoe khoang. Khi bạn khiêm tốn, tính kiêu ngạo phải trốn xa.
– Một người khiêm tốn tìm được niềm vui khi lắng nghe người khác. Khi quân bình được giữa tự trọng và khiêm tốn, tôi có được sức mạnh tâm hồn để tự điều khiển và kiểm soát chính mình. Khiêm tốn làm cho một người trở nên vĩ đại trong trái tim của nhiều người. Khiêm tốn tạo nên một trí óc cởi mở.
– Bằng khiêm tốn bạn có thể nhận ra sức mạnh của bản thân và khả năng của người khác.
3. 7. GIẢN DỊ
– Giản dị là sống một cách tự nhiên, không giả tạo. Khi bạn quan sát thiên nhiên bạn sẽ biết giản dị là như thế nào.
– Giản dị thì tốt đẹp. Giản dị là chấp nhận hiện tại và không làm mọi điều trở nên phức tạp. Người giản dị thì thích suy nghĩ và lập luận rõ ràng. Giản dị dạy chúng ta biết tiết kiệm – biết thế nào là sử dụng tài nguyên, tiềm năng một cách khôn ngoan; biết hoạch định đường hướng cho tương lai. Giản dị giúp bạn kiên nhẫn, làm nảy sinh tình bạn và khả năng nâng đỡ.
– Giản dị là hiểu rõ giá trị của những vật chất dù nhỏ bé nhất trong cuộc sống.
3. 8. KHOAN DUNG
– Khoan dung là tôn trọng qua sự hiểu biết lẫn nhau. Hòa bình là mục tiêu, khoan dung là phương pháp. Có khoan dung là bạn trở nên cởi mở và chấp nhận sự khác biệt với những vẻ đẹp của nó.
– Mầm mống của sự cố chấp là sợ hãi và dốt nát. Hạt giống khoan dung và yêu thương cần được tưới chăm bởi lòng trắc ẩn và sự ân cần quan tâm đến nhau. Người khoan dung thì biết rút ra những điều tốt nơi người khác cũng như trong các tình thế. Khoan dung là nhìn nhận cá tính và sự đa dạng trong khi vẫn biết dàn xếp mầm mống gây chia rẽ, bất hòa và tháo gỡ ngòi nổ của sự căng thẳng được tạo ra bởi sự dốt nát.
– Kiên nhẫn là khả năng để đương đầu với hoàn cảnh khó khăn. Khi chịu đựng những phiền phức của cuộc sống là đi tới, soi giọi và tạo ra ánh sáng mới để tiến lên.
3. 9. ĐOÀN KẾT
– Đoàn kết là sự hòa thuận ở trong và ở giữa các cá nhân trong một nhóm, một tập thể. Đoàn kết được tồn tại nhờ sự chấp nhập và hiểu rõ giá trị của mỗi người, cũng như biết đánh giá đúng sự đóng góp của họ đối với tập thể.
– Đoàn kết được xây dựng qua việc chia sẻ các mục tiêu, niềm hy vọng và viễn tượng tương lai. Khi các bạn đoàn kết, nhiệm vụ lớn dường như trở nên dễ dàng thực hiện. Sự thiếu tôn trọng dù là nhỏ có thể là lý do làm cho mất đoàn kết.
– Đoàn kết tạo nên kinh nghiệm về sự hợp tác, làm gia tăng sự hăng hái trong nhiệm vụ và tạo ra một bầu khí thân thiện. Đoàn kết tạo ra cảm giác hạnh phúc êm ái và gia tăng sức mạnh cho mọi người.
3. 10. TÌNH YÊU ( THƯƠNG)
– Yêu người khác nghĩa là bạn muốn điều tốt cho họ. Yêu là biết lắng nghe; yêu là chia sẻ. Albert Enstein nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải một cách tự do nơi chính bản thân nhân rộng ra xung quanh ta lòng trắc ẩn bao trùm tất cả cuộc sống của con người và thiên nhiên.”
– Bạn thật đáng yêu (đang được yêu) và có khả năng yêu – và tôi cũng thế. Khi tôi yêu thương trọn vẹn, giân dữ sẽ tránh xa. Tình yêu là giá trị làm cho mối quan hệ giữa chúng ta trở nên tốt hơn. Lep Tonstoy viết: “Luật của cuộc sống ở trong sự tử tế của tâm hồn chúng ta. Nếu con tim của chúng ta trống rỗng thì không có luật nào hay tổ chức nào có thể lấp đầy.”
3. 11. TỰ DO
– Tất cả mọi người đều có quyền tự do. Trong sự tự do ấy, mỗi người có bổn phận tôn trọng quyền lợi của những người khác. Tự do tinh thần là một kinh nghiệm khi tôi có những suy nghĩ tích cực về tất cả, kể cả về chính tôi.Tự do thuộc lãnh vực của lý trí và tâm hồn.
– Tự do là một món quà quý giá. Chỉ có thể tự do thật sự khi các quyền lợi quân bình với những trách nhiệm. Có tự do thực sự khi mọi người có được quyền bình đẳng
3. 12. HẠNH PHÚC
– Hạnh phúc là trạng thái bình an của tâm hồn khiến con người không có những thay đổi đột ngột hay bạo lực. Khi trao hạnh phúc thì nhận được hạnh phúc. Khi bạn hy vọng, đó là lúc hạnh phúc. Khi tôi yêu thương sự bình an nội tâm và hạnh phúc chợt đến ngay.
– Nói những lời tốt đẹp về mọi người đem lại hạnh phúc nội tâm. Những hành động trong sáng và quên mình sẽ đem đến hạnh phúc. Hạnh phúc lâu bền là trạng thái của sự hài lòng bên trong.
– Khi hài lòng với chính mình, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc. Khi những lời nói của tôi là “những bông hoa thay vì những hòn đá”, tôi đem lại hạnh phúc cho thế giới.
– Hạnh phúc sinh ra hạnh phúc. Buồn rầu tạo ra buồn sầu.