Giảng viên chắc hẳn là cụm từ chúng ta ai cũng hiểu, hiện nay các cơ sở giáo dục đại học cao đẳng hay bồi dưỡng cán bộ đều có giảng viên và quan trọng là vai trò của giảng viên chính trong giảng dạy của chương trình. Để hiểu thêm về giảng viên chính là gì? Tiêu chuẩn xét hạng giảng viên chính? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Giảng viên chính là gì?
Giảng viên là những người có trình độ chuyên môn, thực hiện công tác giảng dạy hay đào tạo chuyên sâu ở mức độ cao trên mức độ phổ thông. Giảng viên thường làm việc tại các trường cao đẳng, đại học hay trung cấp. Họ là những người có kiến thức chuyên môn, tìm hiểu sâu rộng về một chuyên ngành hay một lĩnh vực việc làm nào đó.
Giảng viên là một cấp bậc thực hiện công tác giảng dạy trong nhiều trường đại học, cao đẳng hay trung cấp. Ở mỗi quốc gia khác nhau, thuật ngữ này sẽ thay đổi ý nghĩa của thuật ngữ này thay đổi khác nhau. Nhưng nhìn chung, giảng viên là tên gọi dùng để biểu thị một chuyên gia học thuật được thuê để giảng dạy tại một cơ sở giáo dục cấp bật trên phổ thông nào đó, họ có thể giảng dạy toàn thời gian hoặc bán thời gian tùy thuộc vào hợp đồng và thỏa thuận đối với nhà tuyển dụng của mình. Có đôi khi, họ cũng có thể tiến hành công việc nghiên cứu.
Giảng viên cũng chính là những người đảm nhận vai trò chủ chốt trong một công việc giảng dạy thuộc chuyên ngành hoặc bộ môn nhất định. Họ có thể giảng dạy ở những cấp bậc khác nhau như trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc sau đại học. Đôi khi họ không giảng dạy, học thực hiện công việc nghiên cứu. Và đôi khi giảng viên họ cũng chính là những người thuyết trình, những diễn giảng về một đề tài nào đó thuộc chuyên ngành nghiên cứu của mình.
2. Giảng viên chính tiếng Anh là gì?
Giảng viên chính tiếng Anh là ” main lecturer”.
3. Tiêu chuẩn xét hạng giảng viên chính?
Căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 – Điều 6 – Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chứng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, có nhắc tới tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng giảng viên chính, cụ thể:
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
+ Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).
Xem thêm: Giảng viên cơ hữu là gì? Các quy định về giáo viên cơ hữu?
– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Có kiến thức vững vàng về các môn học được phân công giảng dạy và kiến thức cơ bản của một một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm.
+ Hiểu và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công đảm nhiệm; nắm bắt kịp thời yêu cầu thực tiễn đối với chuyên ngành đào tạo.
+ Chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn đã nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên.
+ Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) sách phục vụ đào tạo, được hội đồng khoa học (Do thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập) thẩm định, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trong đào tạo, bồi dưỡng từ trình độ đại học trở lên phù hợp với ngành, chuyên ngành giảng dạy hoặc đào tạo của giảng viên và có mã số chuẩn quốc tế ISBN.
+ Tác giả của ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học là công trình nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được công bố trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN.
+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên chính (hạng II).
+ Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 lên chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) mã số V.07.01.02 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 (chín) năm đối với người có bằng thạc sỹ, đủ 06 (sáu) năm đối với người có bằng tiến sĩ; trong đó phải có ít nhất 01 năm (Đủ 12 tháng) giữ hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), mã số V.07.01.03 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng có thời hạn đối với giáo viên, giảng viên dạy học mới nhất
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này ta thấy pháp luật đang hoàn thiện các quy định để đưa đội ngũ giảng viên chính được quan tâm, chú trọng phát triển hài hoà cả về số lượng và chất lượng, ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu của công tác giảng dạy cho đội ngũ tri thức cho tương lai. Đội ngũ giảng viên chính được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, luôn trung thành, tận tụy thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó thì việc đề ra quy định này nhằm mục đích đào tạo nên đội ngũ giảng viên được xây dựng theo những tiêu chuẩn, cơ cấu đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác giảng dạy. Giảng viên chính ngày càng được tiêu chuẩn hóa, trình độ ngày càng được nâng cao và nhất là năng lực nghiệp vụ được nâng lên rõ rệt.
4. Nhiệm vụ của giảng viên chính:
Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 6 – Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT, cụ thể:
– Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định.
– Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; đề xuất chủ trương, phương hướng và biện phát triển của ngành hoặc chuyên ngành được giao đảm nhiệm; chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học.
– Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo; chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
– Chủ trì, tham gia đánh giá các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học; viết và giam gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học, tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
– Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm, thực tập.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho giáo viên, giảng viên dạy học mới nhất
– Tham gia bồi dưỡng giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của khoa học chuyên ngành.
– Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
– Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy để thành giảng viên chính thì đều phải qua quá trình khác nhau và hiện nay có các hình thức thi nâng ngạch của giảng viên bao gồm rất nhiều bước. Mục đích của những bước này nhằm đảm bảo những điều cầu cơ bản cần có của một giảng viên cũng như đảm bảo chất lượng giảng dạy, chất lượng đào tạo sau này. Giảng viên chính có những nhiệm vụ được quy định rất rõ vì thế nên để hoàn thành tốt công việc cũng như trách nhiệm của mình, giảng viên cần lưu ý để thực hiện.
5. Một số giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ đội ngũ giảng viên:
Một là, đội ngũ giảng viên cần được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ trong giảng dạy và cập nhật về phương pháp giảng dạy hiện đại. Công tác bồi dưỡng này cần tiến hành hàng năm và một điều cần thiết là họ cần phải được bồi dưỡng ở nước ngoài.
Hai là, giảng viên cần chú ý bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về công việc thiết kế bài giảng, tổ chức bài giảng và các kỹ thuật sư phạm cần thiết.
Về thiết kế bài giảng: phân tích, giải thích rõ ràng về khái niệm, lý thuyết; cấu trúc nội dung một cách logic, chặt chẽ; tóm tắt từng phần nội dung trong bài giảng.
Về tổ chức bài giảng: trình bày nội dung đầy đủ một cách hào hứng, thú vị; kích thích sự quan tâm và tò mò của người học; sử dụng ví dụ, liên hệ thực tế có liên quan đến công việc của học viên; khuyến khích, động viên học tập một cách độc lập; tỏ ra nhiệt tình về chủ đề mình giảng.
Xem thêm: Giáo viên là gì? Phân biệt nhà giáo, giáo viên, giảng viên?
Vận dụng các kỹ thuật sư phạm cần thiết: chứng tỏ mình có kiến thức, kỹ năng, là “bậc thầy” về đề tài mình giảng; cung cấp những nghiên cứu, những điều mới nhất; có kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng trình bày; sử dụng từ ngữ chính xác; ứng xử như là người có chuyên môn sâu, một tấm gương về học thuật; tổ chức thực hành, lấy ví dụ từ kiến thức hiện có của người học.
Giảng viên có năng lực giảng dạy tốt, phải có những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nhất định và chỉ có thể tự tin với những kiến thức, kỹ năng mình có, tự trang bị và với niềm đam mê nghề nghiệp mới có thể chinh phục người học,làm giàu thêm tri thức cho người học.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Giảng viên chính là gì? Tiêu chuẩn xét hạng giảng viên chính” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc.