1. Mục đích yêu cầu:
a. Kiến thức
– Trẻ nhận biết được tay phải, tay trái của mình.
– Trẻ nhận biết được đồ dùng, đồ chởi phía tay nào của mình.
– Biêtc họn đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu của cô
b. Kĩ năng
– Rèn kĩ năng nhận biết phân biệt tay phải tay trái cho trẻ.
– Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
– Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc
c.Thái độ
– Giáo dục trẻ không đưa tay vào miệng, giữ gìn tay sạch sẽ.
2. Chuẩn bị
– Đồ dùng của cô: 1 bàn chải đánh răng, 1 cốc; 1 bút màu, 1 tranh chưa tô
– Đồ dùng của trẻ: 1 bàn chải đánh răng, 1 cốc; 1 bút màu, 1 tranh chưa tô
– Bài hát “ Đôi bàn tay,
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú;
– Cô cùng trẻ vđ bài hát “ Đôi bàn tay”
– Chúng mình vừa múa bài hát gì?
– Đôi tay rất là quan trọng đấy, bạn nào giỏi cho cô biết đôi tay giúp chúng mình làm gì?
Giáo dục trẻ: Đôi bàn tay giúp chúng mình rất nhiều việc như: đánh răng, xúc cơm, vẽ tranh, viết chữ…vì vậy các con phải biết giữ gìn và bảo vệ đôi tay nhé.
– Cô đố các con mỗi người có mấy tay?
À đúng rồ các con thử đếm lại xem nào!
– Đúng rồi mỗi chúng mình thì đều có hai tay đấy, hôm nay cô sẽ dạy chúng mình nhận biết tay phải, tay trái của bản thân nhé.
Hoạt động 2: nhận biết tay phải, tay trái của bản thân.
* Ôn Nhận biết phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của vật làm chuẩn
– Nghe nói lớp mình học rất ngoan và giỏi nên hôm nay có một bạn nhỏ muốn đến thăm lớp chúng mình đấy, chúng mình hãy cùng qs xem đó là ai nhé
( Bạn nhỏ vào và chào cả lớp)
( Cả lớp chào lại bạn Yến Thu)
– Đến với lớp mình bạn Yến Thu còn muốn đố chúng mình xác định được phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bạn ấy và xem phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bạn có gì?
– Mời cá nhân trẻ đứng lên trả lời, cô cho cả lớp kiểm tra lại
(phía trên có mũ, phía dưới có đôi dép, phía sau có ba lô, phía trước có lẵng hoa)
– Bạn Yến Thu muốn tham gia học cùng với cả lớp, chúng mình có đồng ý không?
*Dạy trẻ nhận biết tay phải, tay trái của bản thân
– Cô cho trẻ chơi “trời tối trời sáng’’
– Khi trời sáng chúng mình phải làm gì?
– Cô cho trẻ đi lấy bàn chải,cốc về chỗđứng
– Cô cho trẻ làm động tác đánh răngkết hợp với nhạc.
– Các con vừa làmđộng tácgì ?
– Các condơ tay cầm bàn chải lên nào.
– Tay cầm bàn chảilàtay nào?(cả lớp, tổ, cá nhân trả lời)
– Cô kết luận: Tay cầm bàn chải là tay phải.
– Các con giơ tay phải và nhắc lại: Tay phải
– Các condơ tay cầm cốc lên nào.
– Hỏi trẻ: Tay cầmcốclàtay nào?(cả lớp, tổ, cá nhân trả lời)
– Cô kết luận: Tay cầm cốc là tay trái các con cùng giơ tay trái và nhắc lại: tay trái.
– Cô khái quát lại:Khi đánh răng tay các con cầm bàn chải là tay phải,tay các con cầm cốc là tay trái.
-Cô khen trẻ , cho trẻđicấtbàn chải, cốc, và lấy bút, tranh về chỗ ngồi để vẽ.
-Bây giờ đã đến giờ tạo hình rồi đấy các con cầm bút để tô màu chiếc mũ nào
+Các con hãy dơ tay cầm bútlên nào.
+ Hỏi trẻ: Tay cầm bút là tay nào? (cả lớp, tổ, cá nhân trả lời)
+ Cô kết luận tay cầm bút là tay phải.
+Các con hãy dơ tay cầmbảnglên nào.
+ Hỏi trẻ: Tay cầm bảng là tay nào? (cả lớp, tổ, cá nhân trả lời)
+ Cô kết luận tay cầm bảng là tay trái.
* Cô khái quát lại;Tay các con cầm bàn chải để đánh răng, cầm bút để vẽ, cầm thìa để ăn cơmlà tay phải. Còn tay các concầmcốc để đánh răng, cầmbảngđể viết, vẽ, cầm bát để ăn cơmlà tay trái.
*Luyện tập củng cố
Trò chơi: “Thi xem ai giỏi’’
Trẻ về chỗ ngồi,cô yêu cầu trẻ dùng tay phải cầm rùi trống và đánh trống, còn tay trái cầm trống.
– Lần 1: Cô yêu cầu trẻ giơ tay trái, tay phải lên và nói tay phải, tay trái.
– Lần 2: Cô yêu cầu trẻ cầm dùi trống bằng tay phải, cầm trống bằng tay trái. Trẻ chơi đánh trống theo yêu cầu của cô, sau mỗi lần chơi cô động viên, khen trẻ
– Tổ chức cho trẻ chơi
*Trò chơi:“Bé chọn tay nào”cho trẻ chơi 2 lần
Cách chơi: Các con đứng dậy, 2 tay để vào vai bạn rồi đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài hát, khi nào nghe thấy cô nói tay phải, các con dơ tay phải lên và nói tay phải. Khi nào nghe thấy cô nói tay trái, các con dơ tay trái lên và nói tay trái.
– Tổ chức cho trẻ chơi
3.Kết thúc: cô nhận xét buổi học và chuyển hoạt động
– Trẻ vận động cùng cô.
– Đôi bàn tay
– Trẻ trả lời.
– Trẻ lắng nghe
– Có 2 tay
– 1-2- tất cả có 2 tay
– Cả lớp giơ tay phải lên
– Trẻ chơi
– Trẻ trả lời
– Trẻ lên lấy đồ dùng
– Trẻlàm động tácđánh răng
– Trẻ trả lời
– Trẻ giơ tay
– Tay phải
Trẻlắng nghe
– Trẻ nhắc lại nhiều lần
– Trẻ giơ tay
– Tay trái
Trẻ cất đồ dùng
– Trẻ nhăc lại nhiều lần
– Trẻ lấy bút, lấy bảng về chỗ ngồi
– Trẻthực hiện
– Trẻ giơ tay
Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
– Trẻlắng nghe
– Trẻchơi trò chơi
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi