Công chứng là một thủ tục để chứng nhận tính hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng. Ngày nay, nhu cầu của người dân về xác thực tính hợp pháp của giấy tờ ngày càng tăng cao. Vì vậy, sự ra đời ngày càng nhiều các tổ chức hành nghề công chứng. Bên cạnh các văn phòng công chứng tư nhân, các phòng công chứng là đơn vị thuộc nhà nước hoạt động theo quy định của pháp luật cũng được thành lập ra để đáp ứng nhu cầu của người dân về công chứng giấy tờ, các hợp đồng,… Các phòng công chứng có giờ mở cửa làm việc nhất định, nắm rõ được giờ làm việc của phòng công chứng, người dân sẽ làm việc dễ dàng hơn. Bài viết sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin về giờ làm việc của phòng công chứng.
Tìm hiểu thêm: văn phòng công chứng gần đây
Hiểu thế nào về phòng công chứng?
Phòng công chứng là một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự quản lý của Sở Tư pháp tỉnh, do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, nhằm mục đích thực hiện các dịch vụ bổ trợ tư pháp. Phòng công chứng có con dấu riêng, quy trình xin khắc dấu và quản lý sử dụng con dấu được quy định theo pháp luật về con dấu. Người đại diện theo pháp luật của phòng công chứng là công chứng viên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, có chức danh là Trưởng phòng.
Phòng công chứng thường thực hiện các dịch vụ, thủ tục công chứng các văn bản sau: Hợp đồng thế chấp/cầm cố; Văn bản sửa đổi hợp đồng thế chấp/cầm cố; Giấy cam đoan; Giấy ủy quyền; Thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế; Hợp đồng mua bán/tặng cho xe máy; Văn bản hủy di chúc; Văn bản hủy giấy ủy quyền; Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế; Các hợp đồng liên quan đến tài sản không phải là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm: Hợp đồng mua bán; Hợp đồng tặng cho; Hợp đồng đổi; Hợp đồng thuê; Hợp đồng mượn; Hợp đồng ủy quyền; Văn bản quy định về tài sản của vợ chồng; Di chúc; văn bản khai nhận thừa kế; Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; Hợp đồng góp vốn; Hợp đồng đặt cọc; Văn bản thỏa thuận hủy hợp đồng/chấm dứt thực hiện hợp đồng, giao dịch (trừ trường hợp đã được quy định ở những mục trên).
Xem thêm: Công chứng
Giờ làm việc của phòng công chứng
Phòng công chứng là một tổ chức dịch vụ hành chính công và được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, nó được vận hành theo những chế định, nguyên tắc được quy định chặt chẽ trong Luật Công chứng 2014 cùng những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32, 33 Luật Công chứng 2014 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, phòng công chứng có nghĩa vụ phải thực hiện thời gian theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước. Cụ thể, đơn vị này phải mở cửa vào các ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, thời gian mở cửa mỗi ngày phải đáp ứng theo quy định, thường thì nó sẽ mở cửa phục vụ người dân trong bốn tiếng buổi sáng bắt đầu từ 7h30, và chiều là ba tiếng rưỡi trong khoảng từ 13h đến 17h. Bên cạnh đó, giờ làm việc của phòng công chứng có phần đặc biệt hơn so với các cơ quan hành chính nhà nước nhà khác. Nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân, pháp luật cũng đã quy định cho phòng công chức được quyền cung cấp các dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.Tức là phòng công chứng có thể mở cửa làm việc vào thứ bảy, chủ nhật hoặc các ngày nghỉ, ngày lễ nếu có nhu cầu.
Thông tin thêm: công chứng viên là gì?
Phòng công chứng có làm việc thứ 7 không?
Như đã đề cập quy định về thời gian mở cửa của phòng công chứng, hiện nay hầu hết đơn vị này có thời gian mở của là giờ hành chính trùng với thời gian của đa số người đi làm vì thế họ khó có thể đến phòng công chứng vào giờ hành chính trong tuần mà chỉ có thể thực hiện công chứng giấy tờ vào các ngày cuối tuần. Phòng công chứng có mở cửa thứ 7 không? Là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục công chứng giấy tờ.
Mặc dù, pháp luật quy định các phòng công chứng phải thực hiện chế độ thời gian theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật không có quy định cấm các phòng công chứng không được mở cửa ngoài thời gian hành chính mà ngược lại có quy định cho phép chúng được cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Điều này có nghĩa là các đơn vị này vẫn có quyền tổ chức cung cấp dịch vụ công chứng, mở cửa vào các ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ. Quy định này nhằm khuyến khích việc cung cấp dịch tốt hơn cho người dân, đáp ứng nhu cầu càng cao của xã hội về dịch vụ công chứng.
Như vậy, các phòng công chứng có thể mở cửa vào thứ 7. Tuy nhiên, mọi người cần liên hệ với phòng công chứng cụ thể để biết thời gian mở cửa của nó hoặc đặt lịch hẹn với phòng công chứng để làm thủ tục công chứng giấy tờ nhanh chóng và dễ dàng hơn.