Tiệm tạp hóa là nơi buôn bán nhu yếu phẩm từ đồ ăn uống cho đến đồ dùng cá nhân, đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm,… Tùy quy mô tiệm mà số lượng hàng hóa có thể linh động, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các mặt hàng tạp hóa thiết yếu sau.
Contents
1. Các loại đồ uống
Đồ uống các loại luôn là một trong những mặt hàng bán chạy nhất ở tiệm tạp hóa. Ngoài bia và nước ngọt của các hãng quen thuộc thì trà, trà sữa,… gần đây cũng khá được yêu thích. Vì là loại hàng rất thiết yếu nên tiệm tạp hóa nên nhập và bán theo hình thức đa dạng. Ví dụ, với bia thì bán cả bia lon, bia chai, bán lẻ lẫn bán sỉ (thùng, két). Tương tự với các loại nước ngọt có ga như Coca Cola, 7UP,… Một số cửa hàng còn bán cả rượu, đồ uống ngoại theo xu hướng (như Hàn Quốc, Đài Loan,…). Nếu tiệm tạp hóa có quy mô nhỏ và ở các vùng nông thôn, khu vực thu nhập thấp thì không cần thiết. Nếu có khả năng, bạn nên đầu tư một chiếc tủ mát để bán đồ uống lạnh cho khách hàng và tiện thể bảo quản các sản phẩm như sữa chua.
2. Các loại đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh có thể hiểu là các loại đồ ăn có thể ăn liền và có hạn sử dụng ngắn (trong ngày hoặc vài ngày) như bánh tươi. Không phải tiệm tạp hóa nào cũng kinh doanh loại sản phẩm này mà thường chỉ có ở các tiệm lớn, đã có lượng khách hàng ổn định mỗi ngày. Nếu có nhập về bán thì bạn nên cân nhắc số lượng hàng sao cho phù hợp, tránh bị hàng tồn sẽ tốn kém chi phí.
3. Các loại đồ ăn vặt khô
Đồ ăn vặt ở đây là các sản phẩm đóng gói, đóng hộp có thể sử dụng trực tiếp như bánh, kẹo, bim bim, hạt (hạt hướng dương, hạt bí,…), mứt, thạch,… Tiệm tạp hóa nào cũng thường có một kệ riêng lớn bán bánh vì danh mục rất đa dạng. Nếu ở vùng quê, bạn nên chú trọng vào các thương hiệu Việt giá thành tốt như Kinh Đô, Bảo Ngọc, Cosy,… Còn ở thành thị thì nên nhập đa dạng cả các hãng bánh ngoại như Danisa. Với mặt hàng bim bim và kẹo, chúng ta nên trưng bày ở ngay bên ngoài, vị trí dễ nhìn thấy hoặc gần nơi thanh toán vì đây là sản phẩm phục vụ trẻ nhỏ. Khi trẻ cùng người lớn vào tiệm sẽ dễ bị thu hút hơn. Khách hàng khi vào tiệm tạp hóa dù ban đầu không có ý định mua đồ ăn vặt nhưng nếu thấy sản phẩm bắt mắt ở nơi dễ nhìn thì sẽ mua thêm.
4. Thực phẩm khô
Đồ khô bao gồm mì (hoặc phở, bún, miến, bánh đa, cháo, hủ tiếu…) gói. Nhóm hàng này luôn phải đảm bảo luôn có hàng 24/7 vì được tiêu thụ hàng đầu trong các mặt hàng tạp hóa thiết yếu. Ngoài các thương hiệu mỳ gói “quốc dân” mặc định phải có như Hảo Hảo, Omachi, Cung Đình, Miliket, Kokomi,… bạn cũng có thể nhập bán mỳ hãng nước ngoài hoặc hương vị lạ hơn như mỳ tương đen, mỳ cay Hàn Quốc, mỳ Ý,…
Một số tiệm tạp hóa còn bán cả nguyên liệu nấu ăn như tỏi, mộc nhĩ, hành, gừng, thịt khô, cá khô, tôm khô,… Các sản phẩm này cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, vệ sinh. Trong điều kiện thời tiết xấu chúng có thể lên men, nấm mốc, hỏng hóc,… nên phải kiểm tra thường xuyên.
5. Thực phẩm lạnh
Hầu hết tiệm tạp hóa đều nên trang bị ít nhất một chiếc tủ đông để bán thực phẩm lạnh các loại. Thực phẩm lạnh cần để tủ đông không chỉ bao gồm kem như nhiều người nghĩ mà còn có xúc xích, thịt xông khói, khoai tây, rau củ quả, thực phẩm cần bảo quản ở nhiệt độ thấp. Bạn nên sắm tủ đông có nắp là mặt kính nhìn xuyên thấu sẽ giúp khách hàng dễ quan sát hơn khi mua đồ, tránh tình trạng đóng mở thường xuyên nhiều ảnh hưởng tới tuổi thọ và cả hiệu quả làm lạnh.
Thực chất, nhóm sản phẩm này cho doanh thu kém hơn các sản phẩm khác vì phải đầu tư mua tủ và tốn điện. Nhưng chúng là sản phẩm quen thuộc, nhu cầu cao nên bạn không thể bỏ qua nó trong các mặt hàng tạp hóa thiết yếu.
6. Gia vị
Kinh doanh mặt hàng thiết yếu thì không thể thiếu mặt hàng tuy nhỏ nhưng ai cũng dùng mỗi ngày, đó là gia vị. Gia vị chính phổ thông gồm có bột canh, hạt nêm, mì chính, đường các loại, dầu ăn (dầu động vật lẫn thực vật), nước mắm, xì dầu, tương ớt, tương cà, mayonnaise… Nếu mở rộng danh mục hàng hóa, bạn nên nhập cả các loại sốt làm sẵn mới lạ hơn của các hãng như Kewpie, Ajimayo,… hoặc hãng nhập ngoại nếu ở khu vực nhóm khách hàng thu nhập tốt.
Gần đây trên thị trường còn có bán cả các loại gia vị làm sẵn từng món như của Maji-Quick hay bột tẩm sẵn chiên liền tiện lợi. Các sản phẩm này thường có hạn sử dụng khoảng từ vài tháng, không phải quá dài nên không nên nhập quá nhiều trong 1 lần.
7. Lương thực
Các sản phẩm như gạo, khoai mì, ngô,… không phải tiệm tạp hóa nào cũng bán nhưng rất nên bán, nhất là gạo. Mặt hàng lương thực thực phẩm không chỉ có các loại được liệt kê phía trên mà có thể phong phú hơn nữa. Nhìn chung, đây là nhóm hàng bán lẻ có giá trị không quá cao trở xuống, không đòi hỏi điều kiện bảo quản quá cao.
8. Thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, pate, xúc xích,… cũng nằm trong danh mục hàng tạp hóa. Ở Việt Nam hiện nay thì thương hiệu chiếm lĩnh thị trường này là Vissan. Nhưng cũng có ngày càng nhiều người, nhất là người trẻ yêu thích các món thịt hộp hãng nước ngoài. Bạn có thể nhập song song cả hàng nội lẫn ngoại để khách có nhiều lựa chọn.
9. Mặt hàng tiêu dùng nhanh
Có một thực tế ít người biết là các mặt hàng tạp hóa thiết yếu tiêu hao nhanh như giấy vệ sinh, tã bỉm trẻ em, băng vệ sinh phụ nữ,… là nhóm hàng mang lại doanh thu nhiều hàng đầu cho tiệm tạp hóa. Tuy giá không quá cao nhưng người dùng sẽ phải liên tục mua thường xuyên, và thường thói quen mua sắm của mọi người là mua ở đâu quen sẽ tiếp tục mua mãi cho tiện.
Về thương hiệu giấy, các cái tên đang nổi nhất thị trường gồm Hà Nội, Sài Gòn, Watersilk, Emos,… Bỉm tã các loại thì còn đa dạng hơn nhiều. Nếu không sống ở nơi đặc thù (người dân xung quanh thu nhập chung rất thấp hoặc rất cao) thì bạn nên nhập về nhiều hãng từ bình dân tới cao cấp vì mỗi nhà lại có nhu cầu khác nhau.
10. Các sản phẩm hóa mỹ phẩm
Bên cạnh các sản phẩm ăn uống, danh mục hàng tiêu dùng của tiệm tạp hóa còn phải có sản phẩm mỹ phẩm: dầu gội, dầu xả, xà phòng tắm, sữa rửa mặt, mỹ phẩm các loại,… và hóa phẩm: nước rửa bát, nước lau sàn, nước hoặc chất tẩy rửa, bột/nước giặt xả quần áo,… Đây đều là những sản phẩm ai cũng dùng hằng ngày. Nếu khách hàng của bạn đông đối tượng là phụ nữ, bà nội trợ thì nên đầu tư nhập nhiều hàng. Nhưng lưu ý là với mỹ phẩm, chúng ta chỉ nên tập trung vào nhập hàng phục vụ vệ sinh cá nhân chứ không cần nhập nhiều đồ mỹ phẩm. Khi muốn mua mỹ phẩm, mọi người vẫn sẽ thích tìm đến hàng bán mỹ phẩm chuyên hơn.
11. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân
Đồ dùng cá nhân chính là các món đồ tuy nhỏ nhưng cần thiết, như bàn chải, khăn mặt, kem đánh răng, dao cạo râu,… hay rộng hơn nữa là vật dụng sinh hoạt như lược chải tóc, bao cao su,… Các mặt hàng tạp hóa thiết yếu nên nhập đa dạng mẫu mã và giá tiền từ thấp đến cao, mỗi sản phẩm chỉ cần nhập số lượng ít cũng được.
12. Thẻ cào điện thoại
Từ lâu, nhắc đến mua thẻ điện thoại thì mọi người đều nghĩ tới tiệm tạp hóa mua. Nhập và bán thẻ điện thoại hoàn toàn không lo rủi ro vì chúng không có hạn sử dụng. Nhưng tất nhiên lợi nhuận từ đây cũng không quá nhiều. Bạn chỉ cần nhập đủ thẻ cào của 3 hãng mạng lớn nhất Viettel, Vinaphone, Mobiphone,… là được, không nhất thiết bán thẻ của nhà mạng không phổ biến.
13. Văn phòng phẩm
Không phải tiệm tạp hóa nào cũng bán văn phòng phẩm, bạn cũng không cần nhập nhiều loại mặt hàng này. Nếu bán, chúng ta chỉ cần nhập bút viết, giấy in, tập hồ sơ, băng dính, hồ dán,… và những thứ thật thiết yếu.
Tìm nguồn nhập hàng cho tiệm tạp hóa là một trong những công việc quan trọng hàng đầu quyết định việc kinh doanh của bạn. Bạn cần giải quyết tất cả các vấn đề: Nhập hàng nguồn nào đảm bảo chất lượng, uy tín mà đa dạng mẫu mã? Giá cá mua sỉ có hợp lý hấp dẫn và tối ưu lợi nhuận cho mình? Việc vận chuyển giao hàng có nhanh chóng?
Ứng dụng tiệm tạp hóa công nghệ VinShop có thể trở thành giải pháp nguồn hàng tuyệt vời cho bạn, nhất là những ai mới mở tiệm tạp hóa hoặc đang gặp khó khăn trong việc điều tiết nguồn hàng, muốn mở rộng tiệm. Trên VinShop có bán cực kỳ phong phú các mặt hàng tạp hóa thiết yếu từ đồ ăn thức uống tới đồ gia dụng, đồ dùng cá nhân, hàng tiêu dùng,… Cách sử dụng app VinShop thân thiện và dễ dàng với bất kỳ ai. Bên cạnh việc làm nhà buôn bán sỉ, VinShop còn cung cấp cho người dùng hệ thống quản lý hàng hóa, máy bán hàng 1POS và nhiều hỗ trợ khác nữa.
Mở tiệm tạp hóa có đặc trưng là vốn luôn xoay vòng, mặt hàng rất đa dạng nên cần sự quản lý, kiểm kê nghiêm ngặt. Lên danh sách hàng hóa đầy đủ, hợp lý và luôn cập nhật, bổ sung thường xuyên quyết định rất lớn đến kết quả kinh doanh của bạn.
Xem thêm bài viết liên quan:
Nghệ thuật trưng bày sản phẩm tăng doanh thu ở cửa hàng tạp hóa
POS trên ứng dụng VinShop là gì? Hướng dẫn cách sử dụng POS