Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học hay tưởng tượng 10 năm sau em về thăm trường cũ là một đề thường gặp ở môn Ngữ văn lớp 6. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số bài văn mẫu tưởng tượng về chuyến về thăm trường cũ sau 10 hay chọn lọc, mời các bạn cùng tham khảo.
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (8 mẫu)
- Viết thư UPU lần thứ 50 gửi bố về đại dịch Covid19
- Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch Covid-19
Contents
- 1 1. Dàn ý Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường lớp 6
- 2 BẠN QUAN TÂM
- 3 Top các app giải toán cấp 2 THCS lớp 6, 7, 8, 9 TỐT nhất 2023
- 4 “Kỷ Niệm” trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
- 5 2. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học – Mẫu 1
- 6 3. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học – Mẫu 2
- 7 4. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học – Mẫu 3
- 8 5. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học – Mẫu 4
- 9 5. Tưởng tượng 10 năm sau em về thăm lại trường cũ – Mẫu 1
- 10 6. Tưởng tượng 10 năm sau em về thăm lại trường cũ – Mẫu 2
- 11 7. Tưởng tượng 10 năm sau em về thăm lại trường cũ – Mẫu 3
1. Dàn ý Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường lớp 6
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về hoàn cảnh mười năm sau em trở lại thăm trường cũ.
2. THÂN BÀI
Những thay đổi về cơ sở vật chất của ngôi trường:
+ Con đường đến trường có thay đổi gì không?
+ Trường lớp được xây dựng lại như thế nào?
+ Bàn ghế có còn giữ nguyên như hồi em học hay không?
+ Sân trường và cây cối so với hồi em học thì thay đổi như thế nào?,…
Những thay đổi về việc dạy và học của trường?,…
Sự gặp gỡ với các thầy cô giáo cũ diễn ra như thế nào?
3. KẾT BÀI
Cảm xúc của em sau khi thăm lại trường cũ?
2. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học – Mẫu 1
Thời gian qua thật nhanh, thấm thoát đã mười năm trôi qua. Bây giờ tôi là một sinh viên, tôi trở về thăm lại mái trường trung học cơ sở thân yêu.
Con đường dẫn tôi đến trường đã có một sự thay đổi kì lạ, khiến tôi không thể nhận ra được nữa. Đường được trải nhựa phẳng lì, khác xa con đường đầy sỏi đá, ổ gà ngày nào. Thấp thoáng mái trường hiện ra trong sương sớm. Cổng trường ngày xưa nước sơn phai màu vì mưa nắng, nay đã được sơn lại. Bước vào sân trường tôi thấy cả một rừng cây cổ thụ. Cây phượng do lớp tôi trồng nay cũng đã lớn ơi là lớn. Chao ôi! Nó lớn nhanh thật đấy, thân cây to lớn, tán lá trải rộng như muôn che kín cả một góc sân trường. Tôi ngồi dưới gốc cây và nhìn quang cảnh trường. Dãy nhà có lớp 6B của tôi nay đã được xây dựng lại, đẹp và khang trang hơn rất nhiều. Nhà có cửa kính, nền lát đá hoa, trong phòng có quạt trần, có đèn điện. Từ xa, tôi đã nghe thấy giọng nói âu yếm và quen thuộc trong lớp 6B vọng ra. Tôi tiến lại gần hơn, những cô cậu học sinh ngồi cạnh cửa sổ nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên. Tôi đứng cạnh cửa sổ nhìn vào thấy một dáng người gầy và dong dỏng cao, mái tóc dài xoã ngang vai, tôi nhận ra là cô Nga, cô đã từng chủ nhiệm năm tôi học lớp sáu. Tôi đứng nghe cô giảng bài và nhớ lại cái cảm giác được nghe cô dạy học. Tôi không bao giò quên được những bài học mà cô đã dạy.
Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Cố Nga cho cả lớp nghỉ rồi cô thu dọn sách vở và ra khỏi lớp. Tôi liền bước đến bên cô và chào:
– Em chào cô ạ! Cô có nhận ra em không?
– Cô nhìn tôi với ánh mắt dịu hiền, trong ánh mắt ấy có sự ngỡ ngàng. Cô nhìn tôi một lúc rồi nói:
– Có phải Thảo không em?
Tôi reo lên:
– Dạ thưa cô, đúng rồi ạ! Em là Thảo, học sinh cũ của cô đây.
Tôi rất mừng vì cô đã nhận ra tôi, một đứa học sinh ngang bướng và nghịch ngợm thuở nào. Tôi còn nhớ, có lần tôi đã làm cho lớp không xếp thứ nhất toàn trường chỉ vì tôi đi học muộn. Nhưng hôm đó, cô đã không trách mắng tôi, cô chỉ khuyên: “Lần sau em cố gắng đi học sớm, đừng để cả lớp vì em mà bị ảnh hưởng”.
Khi nói chuyện với cô tôi nhận ra trên khuôn mặt cô đã có nhiều nếp nhăn và tóc cô đã điểm bạc.
Bỗng, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã hết, cô phải vào lớp dạy học, nhưng cô trò vẫn lưu luyến mãi không muốn rời nhau.
Tạm biệt mái trường trung học thân yêu, nơi đã để lại trong tôi bao kỉ niệm vui buồn và là nơi đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hi vọng. Dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, tôi cũng sẽ mãi nhớ về ngôi trường thân yêu của tôi. Xin chào nhé mái trường thân yêu!
3. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học – Mẫu 2
Vừa bảo vệ xong khoá luận tốt nghiệp, tôi trở về quê hương Yên Bái — nơi tôi sinh ra và lớn lên. Đang cùng gia đình quây quần, đoàn tụ bên mâm cơm ấm cúng thì tôi nhận được giấy mời tới dự Lễ kỉ niệm 50 năm thành lập Trường THCS Lê Hồng Phong, ngôi trường cấp 2 thân yêu của tôi. Điều đó làm tôi hồi hộp suốt đêm không ngủ. Cái cảm giác đó cứ theo tôi như buổi đầu đi học.
Trong tà áo dài, tôi đạp xe trên con đường tối trường quen thuộc. Kia rồi, trường tôi đó. Tấm biển màu xanh năm nào nhỏ bé, giản đơn nay được kẻ chữ to, rõ và phun màu rất đẹp: Trường THCS Lê Hồng Phong. Bước vào trường, cảnh quan thay đổi rất nhiều khiến tôi không khỏi bỡ ngỡ. Mới mười năm mà trường, lớp đã bề thế, khang trang hơn. Dãy nhà hai tầng cũ kĩ giờ là khu nhà bốn tầng có lớp học sạch sẽ, ngăn nắp, bảng xanh chống loá. Những ô cửa sổ thoáng, rộng làm cho lớp học tràn ngập ánh sáng tự nhiên và khí trời. Những bộ bàn ghế chuyên dụng cho học sinh được làm bằng gỗ ván ép, những trang thiết bị, phòng thí nghiệm hiện đại. Thời chúng tôi đi học, vì kinh tế khó khăn nên điều này chỉ nằm trong mơ ước.
Sân trường xưa nền đất nay được trải bê tông nhẵn nhụi, hàng cây xanh xanh toả bóng phủ kín cả sân trường. Vài tia nắng khôn khéo lọt qua kẽ lá in bóng xuống sân làm nên nhũng chùm “hoa nắng” tinh nghịch. Mùi hoa sữa thoang thoảng đâu đây làm cho không gian đầy thơ mộng gợi về kí ức xa xưa.
Tôi bâng khuâng dạo quanh sân trường với sự bỡ ngỡ để rồi cố tìm cho mình một lối cũ, một khoảng trời xưa. Đây, chính đây là nơi tôi vẫn gọi là góc tâm sự để thả hồn sau mỗi buổi học. Ôi! Bác phượng già đấy ư? Bác đang vẫy những cành lá như mời gọi tôi, những mắt lá như đang nhìn tôi trìu mến. Cảnh vật đổi thay nhiều nhưng riêng bác vẫn nguyên vẹn trong tâm trí tôi. Chính bác đã chứng kiến biết bao kỉ niệm vui buồn của tuổi thần tiên. Bác vẫn còn nhớ cháu Huyền học lớp 6B chứ, cô bé hay lặng buồn mỗi khi bị điểm kém, rồi để những giọt nước mắt lăn dài trên má mỗi khi bị bạn bè chê trách. Chỉ một mình bác biết mà thôi. Niềm vui của Huyền cũng không giấu bác bao giờ, những lời thầy cô khen ngợi, sự khâm phục của bạn bè và những tiếng cười trong trẻo của tuổi học trò đều gửi gắm bác cả.
Đang mơ mộng lạc vào quá khứ, thì tiếng trống trường vang lên, tiếng trống vẫn như năm xưa: hào hùng tươi trẻ. Ôi! Kìa các thầy cô đã dạy lớp tôi khi xưa. Thầy chủ nhiệm, cô dạy văn, cô dạy tiếng Anh,… Các thầy cô đều đã già hơn, mái tóc pha sương. Các thầy cô đã chở bao chuyến đò qua sông, dìu dắt bao thế hệ học trò ở mái trường THCS này.
Tôi lặng người đi vì cảm xúc trào dâng khi cô giáo dạy Văn hỏi:
– Huyền đấy à?
Tôi run lên vì hạnh phúc. Tôi không thể nào quên được cô, người có khuôn mặt dịu hiền, miệng cười rất duyên và đặc biệt là giọng nói nhẹ nhàng, truyền cảm. Ôi! Cô vẫn còn nhớ em ư? Đứa học trò làm văn dài lê thê miên man theo cảm xúc. Tôi sà vào lòng cô, mặc dù đã lớn nhưng khi bên cô tôi như trở về ấu thơ với sự yêu thương và che chở từ người mẹ thứ hai này. Cô cười, nụ cười dịu dàng như xưa:
Huyền lớn bằng này rồi cơ đấy, học hành thế nào, đang làm gì?
Tôi nắm tay cô nghẹn ngào:
Cô vẫn khoẻ chứ ạ, em học hành vẫn tốt và em dự định học cao học luôn ạ!
Cô trò tôi vui mừng khôn xiết cùng ôn lại kỉ niệm xưa. Cô hỏi han về tình hình học tập của một số bạn cũ.
Chẳng mấy chốc, trời đã chiều muộn, tôi trở về trong lòng đầy luyến tiếc. Giá nhự cho tôi một ngày, chỉ một ngày thôi, tôi còn học dưới mái trường này. Để tôi có thể ngồi ngẩn ngơ bên gốc phượng, ngắm những chùm hoa đỏ rực nở tự bao giờ…
4. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học – Mẫu 3
Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.
Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.
Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếu phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.
Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niệm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.
Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
5. Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học – Mẫu 4
Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, chẳng mấy chốc 10 năm trôi qua. Cứ mỗi độ thu về, lớp 6A của chúng tôi lại tụ họp dưới mái trường tuổi thơ. Vậy mà giờ đây, tôi mới có dịp trở dịp trở lại thăm trường, bao xúc cảm trào dâng khó nói thành lời.
Khi đặt chân tới cổng, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi da thịt của nơi đây. Mái trường của tôi trước kia nằm khiêm tốn sau lũy tre làng, nó cổ kính, rêu phong mà trang nghiêm tới lạ. Giờ đây, hiện ra trước mắt tôi là ngôi trường khang trang, hai tầng sạch sẽ. Khuôn viên trường là vườn hoa rực rỡ sắc màu, nằm trước sân trường rộng lớn. Những hàng cây cổ thụ ngày xưa, nay vẫn vươn ra tán lá rộng, xanh tốt như những người khổng lồ có mái tóc màu xanh. Nơi đó tôi như bắt gặp hình bóng bạn bè mình hồi nhỏ, vô tư chơi đùa, nâng niu từng cánh phượng đỏ. Trường có nhiều đổi thay mà tôi vẫn thấy thân thuộc với không gian này- ngôi nhà thứ hai của mình, nơi ghi dấu bao kỉ niệm tươi đẹp tuổi học trò.
Tôi rảo bước qua từng lớp học, lớp nào cũng thông thoáng, bàn ghế được kê ngay ngắn. Nhà trường còn trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ việc giảng dạy hiệu quả hơn. Tôi cảm thấy vui mừng và tự hào khôn xiết bởi từ một trường huyện nơi tỉnh lẻ hẻo lánh, được chính quyền quan tâm hơn tới chất lượng giáo dục, trường tôi như có thêm động lực để có bước tiến dài trong công tác dạy và học. Lúc tôi đi dọc hành lang, tôi bắt gặp cô Thủy ngày trước chủ nhiệm lớp tôi. Tôi bước lại gần cô hơn, lễ phép cúi chào cô như ngày nào. Vẫn nụ cười dịu dàng ấy, vẫn ánh nhìn trìu mến ấy nhưng tôi thấy mái tóc cô điểm thêm nhiều sợi bạc. Tôi thưa cô:
– Cô ơi, cô còn nhớ con là trò nào không ạ? Con muốn cảm ơn nhiều lắm vì nhờ sự giúp đỡ của cô con được giảm bớt tiền học phí để tiếp tục tới trường ạ!
Suy nghĩ một hồi, cô chợt nhớ ra tôi. Cô hỏi thăm sức khỏe gia đình và công việc của tôi. Cuộc trò chuyện như đưa tôi trở về ngày thơ bé, giọng cô vẫn trầm ấm quá. Lúc chia tay hai cô trò lưu luyến mãi. Tôi còn một niềm hạnh phúc lớn khi “ tái ngộ” tiểu gia đình thân thương lớp 6A. Buổi họp lớp không đầy đủ mọi thành viên bởi công việc mỗi người một ngả. Những cuộc hàn huyên vẫn diễn ra sôi nổi, ai cũng trưởng thành, chững chạc hơn và dạn dày kinh nghiệm, đâu còn là những cô cậu trò nghịch ngợm như trước. Tôi không ngờ Trân “tròn trĩnh” bây giờ là cô gái duyên dáng đang làm kế toán. Hoa “hóm hỉnh” thì theo đuổi giấc mơ làm cô giáo trường mầm non. Cậu “hot boy” duy nhất lớp tôi giờ đã lập gia đình và là một luật sư có triển vọng. “Thời thế” thay đổi nhanh thật khiến ta cũng đổi thay nhanh chóng. Chúng tôi say sưa ngồi ôn lại những kỉ niệm tuổi thơ, nó giúp chúng tôi nhìn lại một thời ngây dại của mình và những giờ phút ấy làm thắt chặt hơn tình bạn giữa chúng tôi.
Cuốn theo dòng chảy vô tình của thời gian, có thể làm mờ nhạt những điều ta từng gắn bó nhưng trong tôi, nghĩa bạn, tình trường vẫn vẹn nguyên, biếc rờn như ngày hôm qua.
5. Tưởng tượng 10 năm sau em về thăm lại trường cũ – Mẫu 1
Nhân ngày 20/11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được quét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xuê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?” Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
– Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
– Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
– Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
– Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
– Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
– Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
– Họ về hưu cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưu nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm:
– Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
– Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
6. Tưởng tượng 10 năm sau em về thăm lại trường cũ – Mẫu 2
Thời gian qua thật nhanh, thấm thoát đã mười năm trôi qua. Bây giờ tôi là một sinh viên, tôi trở về thăm lại mái trường trung học cơ sở thân yêu.
Con đường dẫn tôi đến trường đã có một sự thay đổi kì lạ, khiến tôi không thể nhận ra được nữa. Đường được trải nhựa phẳng lì, khác xa con đường đầy sỏi đá, ổ gà ngày nào. Thấp thoáng mái trường hiện ra trong sương sớm. Cổng trường ngày xưa nước sơn phai màu vì mưa nắng, nay đã được sơn lại. Bước vào sân trường tôi thấy cả một rừng cây cổ thụ. Cây phượng do lớp tôi trồng nay cũng đã lớn ơi là lớn. Chao ôi! Nó lớn nhanh thật đấy, thân cây to lớn, tán lá trải rộng như muôn che kín cả một góc sân trường. Tôi ngồi dưới gốc cây và nhìn quang cảnh trường. Dãy nhà có lớp 6B của tôi nay đã được xây dựng lại, đẹp và khang trang hơn rất nhiều. Nhà có cửa kính, nền lát đá hoa, trong phòng có quạt trần, có đèn điện. Từ xa, tôi đã nghe thấy giọng nói âu yếm và quen thuộc trong lớp 6B vọng ra. Tôi tiến lại gần hơn, những cô cậu học sinh ngồi cạnh cửa sổ nhìn tôi với ánh mắt ngạc nhiên. Tôi đứng cạnh cửa sổ nhìn vào thấy một dáng người gầy và dong dỏng cao, mái tóc dài xoã ngang vai, tôi nhận ra là cô Nga, cô đã từng chủ nhiệm năm tôi học lớp sáu. Tôi đứng nghe cô giảng bài và nhớ lại cái cảm giác được nghe cô dạy học. Tôi không bao giờ quên được những bài học mà cô đã dạy.
Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Cố Nga cho cả lớp nghỉ rồi cô thu dọn sách vở và ra khỏi lớp. Tôi liền bước đến bên cô và chào:
Em chào cô ạ! Cô có nhận ra em không?
Cô nhìn tôi với ánh mắt dịu hiền, trong ánh mắt ấy có sự ngỡ ngàng. Cô nhìn tôi một lúc rồi nói:
Có phải Thảo không em?
Tôi reo lên:
Dạ thưa cô, đúng rồi ạ ! Em là Thảo, học sinh cũ của cô đây.
Tôi rất mừng vì cô đã nhận ra tôi, một đứa học sinh ngang bướng và nghịch ngợm thuở nào. Tôi còn nhớ, có lần tôi đã làm cho lớp không xếp thứ nhất toàn trường chỉ vì tôi đi học muộn. Nhưng hôm đó, cô đã không trách mắng tôi, cô chỉ khuyên: “Lần sau em cố gắng đi học sớm, đừng để cả lớp vì em mà bị ảnh hưởng”.
Khi nói chuyện với cô tôi nhận ra trên khuôn mặt cô đã có nhiều nếp nhăn và tóc cô đã điểm bạc.
Bỗng, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã hết, cô phải vào lớp dạy học, nhưng cô trò vẫn lưu luyến mãi không muốn rời nhau.
Tạm biệt mái trường trung học thân yêu, nơi đã để lại trong tôi bao kỉ niệm vui buồn và là nơi đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hi vọng. Dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, tôi cũng sẽ mãi nhớ về ngôi trường thân yêu của tôi. Xin chào nhé mái trường thân yêu!
7. Tưởng tượng 10 năm sau em về thăm lại trường cũ – Mẫu 3
Sau bốn năm miệt mài học tập ở trường Đại học Bách khoa, tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà. Thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào tôi là cậu học sinh lớp 6, thoắt cái mà đã mười năm. Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch, đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức.
Năm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy. Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu.
Hồi học lớp 6A do cô Nhân dạy toán làm chủ nhiệm, tôi được cử làm lớp trưởng. Các bạn trong lớp “tín nhiệm” phần vì tôi học khá, phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp.
Trường tôi nằm trên một khu đất rộng, có tường xây bao quanh. Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét, hai bên trồng bạch đàn. Chiếc bảng đề tên trường màu xanh, nổi bật hàng chữ trắng: Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, từ xa đã nhìn thấy rất rõ. Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U, ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu. Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ. Về thăm trường lần này, tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời.
Nhưng sao lạ thế này!? Vẫn tên trường cũ, vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút, thân tròn, thẳng tắp. Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu. Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp.
Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tần cao sừng sững, mái ngói đỏ tươi. Tường quét vôi vàng, cửa lớn, cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa. Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu, hội trường, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng vi tính và phòng truyền thống. Trước cửa các lớp học đều có bồn hoa. Hoa cúc, hoa hồng rung rinh trước gió. Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây. Ở mỗi cây đều có gắn bảng đề tên thường gọi là tên khoa học. Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu.
Gặp lại các thầy cô cũ, lòng tôi trào lên một niềm xúc động lạ thường. Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi, trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt. Cô Nhân xiết tay tôi thật chặt, chúc mừng tôi đã trưởng thành. Tôi thầm nghĩ: Dù đi đâu, về đâu, mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này, về các thầy cô và bạn bè yêu quý.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.