Bạn đang xem bài viết Cách Phân Biệt Khướu Trống Mái / 2023 được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thường thì trong các loài chim thú, xét về vóc dáng bên ngoài, giống đực bao giờ cũng mạnh mẽ và tốt đẹp hơn giống cái. Như gà trống có bộ lông mã và cái mồng tươi đẹp hơn gà mái. Như con chim Trĩ trống trên mình có bộ lông sặc sỡ, trong khi trĩ mái lại mang bộ lông giản dị quê mùa của con gà mái tre. Con Chích Chòe Than, Lửa, chim trống bao giờ cũng có bộ lông tươi đẹp hơn chim mái… Đó là chưa nói đến thân mình giống đực thường lớn hơn giống cái, chỉ nhìn sơ qua cũng đủ thấy rõ…
Điều dễ phân hiệt hơn nữa là tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của con đực hao giờ cũng có khác với con cái. Chẳng hạn như giống chim Chích Chòe Than, trống và mái đều biết hót, nhưng giọng hót của con chim trống hay hơn, dài hơi hơn, trong khi chim mái thì hót nho nhỏ vừa đủ nghe, hơn nữa nó chỉ hót lặp đi lặp lại một giọng, và giọng ngắn ngủn… như giọng chim con mới tập hót lần đầu.
Tóm lại, để phân biệt giới tính của một giống chim nào ta phải xét qua vóc dáng, sắc lông, tiếng kêu hay giọng hót của chúng mới xét đoán đúng được. Thật ra, giữa giới tính đực, cái đều có một hay vài điểm dị biệt nào đó, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên ta mới dễ lầm lẫn mà thôi.
Chẳng hạn như con chim Yến phụng, nếu chi nhìn vào vóc dáng, sắc lông, điệu bộ, kể cả tiếng kêu, ta thấy chim trống mái không khác gì nhau. Thế nhưng, nó vẫn có điểm dị biệt bên cạnh vô số những điểm tương đồng: đó là cục thịt đóng trên mũi của nó, Với chim có lông xanh (xanh lục, xanh nước biển, xanh đọt chuối, màu két, màu tím) Thì mũi chim trống màu xanh, cùn mũi chim mái màu trắng. Còn với chim vàng hay trắng (vàng tuyền, vàng bông, trắng tuyền, trắng bông) thì cục thịt trên mũi Yến Phụng trống màu hồng, còn mũi chim mái vẫn màu trắng…
Về chim hót thì ngoài vóc dáng, sắc lông, điệu bộ ra, ta nên chú trọng đến tiếng kêu, giọng hót của chúng.
Nhưng, không phải giống chim nào cũng giống như giống chim nào, đó là điều ta nên lưu ý. Thí dụ:
Chích Chòe Than trong cũng như mái đều hót.
Chích Chòe Lửa cũng vậy.
Họa Mi thì chim trống hót hay, nhưng chim mái chỉ biết “xũy” tức kêu sè sè, chứ không hề biết hót.
Khướu trống thì hót hay, nhưng Khướu mái thì chỉ biết kêu ro ro…
Với chim Khướu, dù là Khướu Mun hay Khướu Bạc Má, nếu chỉ nhìn sơ qua vóc dáng bên ngoài thì khó phân biệt con nào là chim trống, con nào là chim mái được. Nếu chờ mua về một thời gian để phái hiện con nào hót, con nào ro ro thì có khi mất tiền oan uổng vì như quí vị đã biết giá tiền mua một Khướu trống thường đắt gấp ba bốn lần chim Khướu mái!
Tuy vậy, vẫn có cách nhìn sơ qua mà vẫn phân biệt được Khướu trống, Khướu mái một cách chính xác. Đó là cách quan sát chùm lông ở trên mũi của chúng:
Khướu trống, chùm lông mũi này lớn và mọc dài nên nhô cao lên.
Khướu mái thì chùm lông mũi nhỏ hơn, và lông ngắn hơn nên thấp lè lè.
Ngoài ra còn có cách khác để phân biệt Khướu trống mái, là quan sát kỹ vệt lông đen ở đuôi mắt của Khướu:
Khướu trống, vệt lông đen này lớn bản, về phía cuối hơi nhọn.
Khướu mái, vệt lông đen này nhỏ bản hơn, có vẻ sắc nét hơn, về phía cuối không nhọn mà thẳng góc.
Muốn quan sát kỹ vệt lông đen này, quí vị cần phải bắt Khướu cầm chặt ở tay, còn tay kia vuốt xuôi theo chiều lông ở mí mắt thì mới nhìn rõ được phần cuối của vệt lông đen đó là nhọn hay vuông góc. Quan sát Khướu Mun thì dễ, nhưng với Khướu Bạc Má thì phải chịu khó vạch phần lông trắng ở má sang một hên thì mới dễ dàng thấy được vệt lông đen hiện ra.
Có người còn quan sát phần yếm đen ở cổ và ngực Khướu, nhưng điều này chúng tôi cho là không mấy chính xác bằng hai cách trên, nhất là quan sát chùm lông mũi, đáng tin cậy nhất.
Về cách phân biệt chim trống mái, và cách chọn lựa con chim có vóc dáng tốt mà nuôi, những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trong nghề khuyên chúng ta nên quan sát thật nhanh thì mới có thể phát giác ra được những nét tốt mà mình thấy được ở con chim. Tức là phải nhìn một cách toàn diện, chứ đừng kỹ lưỡng quan sát từng phần một. Vì nếu cứ nhởn nha quan sát, hoặc cố tình lại gần mà quan sát kỹ thì thế nào cũng bị… hoa mắt, không còn giúp ta phân hiệt được gì…
Đó là điều con chim khác với con chó. Ở con chó, càng nhìn lâu càng nhận ra được đâu là nét tốt để chọn nuôi. Còn ở con chim, có lẽ nó thường hay nhảy loạn xạ trong lồng nên dễ làm rối mắt, không cho phép ta quan sát được kỹ hơn. Và nếu trường hợp này xảy ra, thì tốt hơn hết ta nên… bỏ đi đâu đó một lúc rồi sau đó quay lại quan sát tiếp, hy vọng đạt được kết quả mong muốn hơn.
Với Khướu, chim mái rất mau miệng, dù là mái bồi, chỉ nuôi độ một buổi, lâu lắm là một ngày, mái sẽ mở miệng kêu ro ro. Ngược lại, Khướu trống bổi có khi phải nuôi một hai tuần trở lên mới chịu hót.
Khổ nổi, chim Khướu trống bổi trong những ngày đầu nhốt trong lồng chật chội, do chưa thích hợp với môi trường sống mới, do tâm trí nó còn hoang mang sợ sệt, nên nhiều con trống cũng kêu ro ro như Khướu mái.
Tuy nhiên, người có kinh nghiệm vẫn phân biệt được ngay: tiếng kêu ro ro của chim mái vừa to vừa rõ, lại thưa ra. Còn tiếng ro ro vì sợ của chim trống vừa nhỏ lại nhặt, có khi liên hồi như đang run sợ vậy…
Dù sao thì chúng tôi cũng xin có lời khuyên đối với quí vị nào chưa rành rẽ trong việc phân biệt trống mái, mà lỡ mua Khướu bổi về nuôi, cứ nên bình tĩnh nuôi trong vài tuần để biết đích xác đâu là trống mái. Tốt hơn là nhờ những nghệ nhân có kinh nghiệm về Khướu chọn lựa hộ cho.
Cách Phân Biệt Vành Khuyên Trống Và Mái / 2023
Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những người nhiều nãm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống, con nào là mái mà thôi.
Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:Cách phân biệt vành khuyên trống mái : – Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao. – Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.
Có người căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì: – Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu. – Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.
Còn một cách là xem tu, khá chính xác đối với mùa chim sinh sản,hoặc chim già rừng: Bắt chim trên tay, lật ngửa chim lên và thổi vào phần hậu môn, nếu chim trống thì phần huyệt ( tu ) sẽ nổi cuộn lên rất rõ, còn chim mái thì ngược lại.
Mẹo nhỏ: Một số cửa hàng chim cảnh không cho mình bắt chim trên tay,thì dùng thòng lọng móc chim ra ,sau đó tách lồng riêng ra rồi nghe tiếng, đừng để chim thấy mặt đồng loại và bật file chim mái lên,nếu chim có phản xạ kêu gắt thì đó là trống.
Tiếng kêu của chim khuyên chỉ có “Chep! chép!”…. đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.Tốt nhất là tìm một người bạn đầy đủ kinh nghiệm và theo dõi cách thức họ chơi và chăm sóc … qua đó chúng ta mới đc truyền “lửa” để đủ đam mê theo đuổi dòng chim này, vì đây một nghề chơi cần lắm công phu và không dành cho người dễ nản.
Những Cách Phân Biệt Chim Chích Choè Than Trống Mái / 2023
Chim chích choè có khá nhiều loại, trong đó loài chim được yêu thích và được nuôi nhiều nhất chính là chích choè than. Việc phân biệt trống mái đối với loại chim này rất quan trọng đối với mục đích và nhu cầu riêng của từng người. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn một số cách đơn giản để phân biệt chim chích choè than trống, mái giúp cho những người mới tập tành chơi chim cũng có thể áp dụng và phân biệt được.
1. Hình dạng
Chim chích choè than trống có phần chân to, thân hình cao và bộ móng dài hơn chim mái, phần râu mọc dài và đâm ra phía trước xuôi theo mỏ. Bên cạnh đó, phần mỏ của chích choè trống cũng to hơn chim chích choè than mái. Về chim mái, thân hình chim có phần bé hơn, đầu khá nhỏ, bộ móng và phần mỏ đều nhỏ hơn chim trống. Để so sánh như thế này, bạn gần như phải đặt hai con cạnh nhau cho tiện trong việc so sánh, hoặc nếu không thì bạn nên tìm hiểu một chút để có những nhận định chung về chim chích choè than trống- mái trước.
2. Mắt
Phần mắt của chích choè than trống khá dữ dằn, mi mắt kéo xệch xuống dưới và đuôi mắt kéo dài ra phía sau, ánh nhìn dữ tợn. Mắt chích choè than mái hiền hơn chích choè than trống rất nhiều.
3. Bộ lông
Chích choè mái thường có bộ lông màu xám được phủ dài từ đầu xuống lưng. Trong khi đó, con trống lại được phủ một màu đen tuyền rất mượt trên thân. Khi đứng dưới ánh nắng, bạn có thể cảm thấy bộ lông này có màu xanh.
4. Tiếng hót
Về tiếng hót, chích choè than trống mái đều nổi tiếng về giọng hót hay. Tuy nhiên, giọng của chích choè than trống vẫn nổi bật hơn, vang và lớn hơn của chích choè than mái. Giọng chích choè than mái tuy có âm lượng bé hơn nhưng vẫn mang đủ âm sắc đặc biệt. Vì thế, giọng hót của chích choè than chính là một trong những điểm nổi bật làm các nhà chơi chim hứng thú.
Ngay khi trứng vừa nở, bạn đã có thể quan sát xem đó là chích choè than trống hay mái bằng một số thủ thuật sau:
Chim trống to hơn chim mái, đặc biệt nổi bật ở phần đầu.
Chim trống thường nở trước chim mái.
Mép dưới miệng chim con có màu đen sậm từ đầu mỏ đến hai bên mỏ thì đó sẽ là chim trống, chim mái thì phần này có màu nhạt hơn và không kéo dài đến hai bên mỏ.
Theo chúng tôi
chòe than mái
phan biet chich choe than chong
phân biêt choe than trong mai
Cách Phân Biệt Chim Sơn Ca Trống Mái / 2023
Có những giống chim mới nhìn sơ qua, ta có thể phân hiệt được trống, mái một cách dễ dàng, nhờ vào việc quan sát sắc lông, hình dáng, hay một bộ phận nào đó trên thân mình của chúng.
Nhưng, cũng có những giống chim trống cũng như mái đều giống nhau như hai giọt nước, nếu không là người chuyên môn thì khó lòng phân biệt được giới tính của chúng!
– Về sắc lông: Thường thì đa số chim trống trời phú cho có bộ lông đẹp đẽ, màu sắc tươi tắn, còn chim mái thì sắc lông tôi tăm, mờ nhạt. Do đó, hai chim trống mái mà đứng cạnh nhau thì rât dễ nhận ra; bộ lông chim trống tươi tắn bao nhiêu thì trái lại bộ lông chim mái lại mộc mạc, tầm thường và quê mùa bấy nhiêu.
Thí dụ chim Chích Chòe Than trống tuy bộ lông chỉ có hai màu đen trắng, nhưng đen thì đen nhánh, mà trắng thì trắng toát. Hai màu lông đó tuong phản nhau nên nhìn sơ qua đã thấy nổi bật. Trong khi đó, Chích Chòe Than mái bộ lông cũng hai màu đen trắng, nhưng đen thì đen… mốc, mà trắng thì tăm tôi như xám tro, trống chẳng đẹp chút nào. Chích Chòe lửa cũng vậy con trống thì màu đen ở phần đầu, cô cánh, đuôi đều đen nhánh; phần ức và bụng lông vàng sẫm và những cọng lông trắng ở mặt dưới đuôi cũng là màu trắng tinh. Trong khi đó bộ lông của Chích Chòe Lửa mái tuy cũng mang những sắc lông nầy nhưng màu nhạt nhạt hơn, tăm tối hơn.,Sự khác biệt đó như… một trời một vực. Rõ nét nhạt là con Công, Công trống đuôi dài đến gần hai thước, lông có màu sắc lộng lẫy, lung linh ánh sắc, và trên lông nổi lên những điễm “mắt” trống rất sang cả và ngộ nghĩnh. Còn Công mái thì đuôi ngắn, bộ lông tuy cũng màu xanh nhưng sắc tôì đen so với chim trống thì rất đỗi tầm thường.
Cũng có những giống chim mà bộ lông trống mái nhìn qua thấy y hệt nhau như chim Cu gáy, Khướu, Họa Mi… đến nỗi trong nhất thời không dễ gì phân biệt được trống, mái nhưng nếu quan sát kỹ ta cũng nhận ra: sắc lông của chim trống bao giờ cũng tươi tắn, ánh sắc hơn chim mái, dù chỉ chút ít.
– Về vóc dáng: Nhìn vóc dáng của chim cũng có thể biết được con nào là trống, con nào là mái. Nhưng nếu chỉ xét qua phần vóc dáng mà đoán giới tính của chim thì không ai dám quá quyêl đúng được một trăm phần trăm! Thường thì chim trống có thân hình lớn, đầu to vai rộng, ngực nở, đòn dài và thân cao ráo. Trong khi đó, chim mái thường có thân hình nhỏ và gọn, vai hẹp, ngắn đòn, và đôi chân thấp. Nếu đặt hai chim trống, cùng một giống đứng cận kể nhau ta thấy chúng có vóc dáng chênh lệch lớn, nhỏ rõ rệt, ít khi lầm lẫn. Xét qua hình dáng bên ngoài, chim trống cao to, hùng dùng hơn chim mái.
– Về điểm dị biệt: Có những giống chim mà từ sắc lông đến vóc dáng, điệu bộ của trống, mái đều giống nhau, như hai giọt nước, khó lòng phân được đâu là chim trống chim mái. Nhưng, nếu quan sát thật kỹ, ta sẽ dễ dàng nhận ra được giới tính của nó, và trường hợp nầy thì khó trật được. Đó là nhờ chúng có những điểm dị biệt, mà chỉ có người chuyên môn mối nhận ra được mà thôi.
Chim mà sắc lông cũng như vóc dáng của trống, mái giống nhau như khuôn đúc, cũng có nhiều giống. Chẳng hạn như Yến Phụng, Khướu, Họa Mi, Bồ Câu, Cu gáy…
Thí dụ nhìn vào cặp trống, mái chim Yến Phụng, quí vị thấy chúng giống nhau như hai giọt nước, từ hình dáng cũng như sắc lông không có gì khác biệt, đến nỗi nhiều người nuôi Yến Phụng lâu năm mà không thế phân biệt được giới tính ra sao. Thế nhưng, trống, mái có điểm khác nhau là màu sắc cua miêng thịt như sáp đóng trên mũi chúng. Màu da sáp ờ mũi của Yên Phụng mái (dù là màu lông gì) cũng là màu trắng ở chim tơ và ngà sang màu ngà khi mái đã già. Riêng đối với Yến Phụng thì mũi có hai loại màu là màu hổng và màu xanh biếc. Trống cũng có mùi màu hồng là những con bộ lông trắng tuyền, vàng tuyền, vàng bông hay trắng bông. Còn mũi màu xanh biết chỉ có ở chim mang bộ lông xanh dương, xanh két, xanh đọt chuối, màu tím hay màu xám. Nói cách khác, với chim Yến Phụng, chỉ có cách nhìn vào màu sắc ở lớp da trên mũi để phân biệt chim trống, mái.
Phân biệt giới tính trống, mái bồ câu cùng căn cứ vào cục thịt ở mũi. Con trống cục thịt nầy to, đầy đặn và nở bề ngang, trong khi chim mái thì hai thớ thịt này vừa hẹp vừa dài.
Riêng Khướu và Họa Mi thì trống mái có sự khác biệt ở chùm lông đóng trên mũi. Chim Khươu trống thì chùm lông mùi vừa to vừa cao, Còn Khướu mái thì chùm lông nầy vừa nhỏ vừa ngắn…
– Về giọng hót hay tiếng gáy, tiếng gù: Nếu căn cứ vào tiếng hót, tiếng gáy, tiếng gù để phân biệt giói tính của chim là tuyệt diệu nhất, rõ ràng nhất. Nhưng, thường thì chim con phải từ vài tháng tuổi trơ lên mới bắt đầu tập gáy, tập hót, và chim đã lớn thì chỉ những lúc tâm hổn nó thật sự định tĩnh, nó mới chịu cất tiếng hót. Vậy thì trong trường họp này, chúng ta chỉ có cách chờ đợi, theo dõi một thời gian mới có thể phân biệt đuợc đâu là con trống, đâu là con mái. Ai nôn nóng thì chỉ “dục tốc bất đạt” mà thôi!
Trở lại vấn đề phân biệt giới tính của Sơn Ca, chúng ta thấy rằng, chuẩn xác nhất là phải chờ cho chim… biết hót! Nhiều nghệ nhân nuôi Sơn Ca lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi, nhung về mặt phân biệt trống mái thì họ vẫn tỏ ra mù mờ, không ai dám chắc sự chọn lựa của mình qua vóc dáng đứng được 100 phần trăm cả! Trừ giới thương lái, vì ngày nào họ cũng thường xuyên va chạm với “thực tế”, lúc nào cũng để tâm chuyên chú vào việc lựa chọn đến bán chim cho khách hàng nên trực giác họ bén nhạy, nhìn là biết ngay, nhưng… nếu giải thích thì họ tỏ ra lúng túng… Nhiều người cho là họ giấu nghề (?) Thật ra, một khi chỉ biết được sự việc qua trực giác thì khó lòng lý giải theo cách lý luận được! Chim Sơn Ca trống mái đều có bộ lông không khác gì nhau, vì vậy không ai có tài nào mà chỉ nhìn vào sắc lông không thôi mà phân biệt được giới tính của Sơn Ca cả. Ngay người trong nghề, dù có trực giác bén nhạy cũng không thể biêt được chuyện này. Xét về vóc dáng thì giữa chim Sơn ca trống mái có nhiều điểm khác nhau, nhưng thật ra thì không được rõ nét lắm, do đó nếu căn cứ vào những chi tiết nầy để chọn lựa vẫn có khi bị lầm. Thường Sơn Ca trống có đầu to, vai lớn, chân cao. Sơn ca mái thì đầu nhỏ, vai nhỏ, mình dài chân thấp. Nhưng, thực tế vẫn có nhiều chim mái có thân hình đẫy đà hơn cả chim trống, và khó khăn nhất là trong lứa chim con, vóc dáng chúng sàn sàn như nhau thì làm sao có thể chọn lựa chính xác trống, mái được? Cách tốt nhất để phân biệt giới tính của chim Sơn Ca là phải kiên nhẫn chờ cho đến lúc… chim bắt đầu tập hót! Như vậy là phải chờ đến lúc chim được bảy tám tháng tuổi. Cũng vì lý do nầy nên giá chim con thì rẻ, mà giá chim trống dù là trống tơ đã có giá cao gấp cả… chục lần!
Chim Sơn Ca con rất chậm biết hót so với tất cả các giống chim hót rừng khác. Chim con của các giống chim khác độ tháng rưỡi tuổi đà bắt đầu tập hót, còn Sơn Ca con phải đến bảy hoặc tám tháns tuổi mới bắt đầu tập hót nhu tiếng dế kêu. Khi chim tập hót là người nuôi đã biết chắc chim nào là trống để bắt nuôi riêng. Những chim nghi ngờ là mái, nếu tiếc thì nuôi thêm một thời gian ngắn nữa, tất nhiên là phải để tâm theo dõi kỹ. Và khi biết chắc đó là mái thật thì… còn cách thả nó vào rừng để sinh sản tiếp! Chim mái Sơn Ca không hót, cũng hiếm con biết đứng trên dù. Nếu khéo nuôi thì một năm tuổi mái sẽ đẻ trứng màu trắng như viên sỏi tròn. Trước khi đẻ một đôi ngày chim mái thường hót, với giọng trầm và ngắn, so với giọng chim trống thì không hay ho gì. Từ trước đến nay, hình như chưa có nghệ nhân nào nuôi Sơn Ca để cho sinh sản, dù là nuôi để thí nghiệm. Có lẽ do số chim rừng bắt về (cả chim con lẫn chim bổi), cung ứng cho thị trường thường cao hon số cầu. Mặt khác, giống Sơn Ca quá nhát, nếu cho chúng sinh sản trong chuồng, chắc chắn phải đặt cách thật xa nơi cư ngụ của người thì mới có kết quả tốt được. Liệu lợi tức mang lại có bù đắp nổi sự phiền phức và tốn kém hay không? Gần như đa số những giống chim nhỏ kiếm ăn và có đời sống liên hệ trực tiếp đến tầng thấp nhất của cây cỏ như các ruộng vườn, nương rẫy, động cát, ven sông, đồng cỏ… chúng đều có sắc lông dù đen, hay trắng hoặc vàng cũng đều lợt lạt, u tối, lại thêm những đốm, những chấm, những sọc vằn vện trống chẳng hấp dẫn tí nào. Thế nhưng, ngẫm nghĩ lại, ta thấy đó là sự sắp đặt quá tai tình của đấng hoá công, giúp đỡ cho các giống chim nầy tránh được họa tuyệt chủng. Nhờ các sắc lông vằn vện đó, chúng mới len lỏi kiếm ăn trong cỏ cây hoa lá mà không bị kẻ thù phát hiện được. Lông của chúng tiệp với màu cây cỏ và rác rến. Hơn nữa, các giống chim nhỏ nầy lại có biệt tài lủi nhanh và ẩn núp khéo léo đến độ tài tình.
Cứ nhìn vào bộ lông của các loại Gà nước, Mỏ nhát, Choắt mỏ cong, Choắt mỏ thẳng, Dã chúng tôi thấy chúng đểu có bộ lông sọc vằn vện na ná như nhau cả. Thế nhưng, thể xác to nhỏ thì mồi giống một khác, chỉ trừ có một giống có sắc lông và thân mình giống y như con Sơn Ca, mà từ trước đên nay đã có một số ít người lầm lẫn. Đó là chim Dã ca.
Mới nhìn qua ta thấy hình dáng cũng nhu sắc lông của Dã ca giống hệt như chim Sơn Ca. Đã thế, hai giống chim cảnh nầy cũng thường sống chung đụng vói nhau, cũng kiêm ăn chung trên một cánh đồng cỏ hoặc nương vuờn nên mói dễ bị bắt lầm nhất là khi chúng còn non ngày tuổi.
Khả năng lầm lẫn của người bán thì ít, nhưng với người mua còn thiếu kinh nghiệm thì dễ bị lầm lắm. Đến chừng lỡ mua rồi, về nuôi mãi không thấy chim hót thì mới biết đó là Dà ca, thì chuyện đã rồi.
Thật ra, giữa Sơn Ca và Dã Ca có nhiều điểm khác nhau, mà với người có kinh nghiệm thì không thể nào lầm lẫn được, đủ khi chim còn non ngày tuổi (bắt trong tổ) người ta cũng có thể nhận biết được một cách dễ dàng.
Sơn Ca thì có mỏ dài màu vàng, ngón chân cũng dài, và tiếng kêu giống như tiếng dế gáy. Trong khi đó, Dà Da mỏ vừa ngăn lại vừa đen, ngón chân cùng ngắn, và khi kêu thì kêu hai tiếng chíp chíp…
Đó là những điểm khác nhau giữa hai giống chim nầy. Chúng ta cần thiết để tránh bị thiểu số con buôn bất lương lừa phỉnh, và cũng tránh được trường họp khi bắt tổ Sơn Ca lại bắt lầm chin non Dã Ca, về nuôi chỉ tôn công, tốn của!
Cũng do chỉ căn cứ vào bộ lông, nên có người còn lầm chim Bách Linh với Sơn Ca. Nhưng Bách Linh thì lớn hơn và ngón chân ngắn như Dã Ca, chứ ngón chân không dài bằng ngón chân Sơn Ca.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phân Biệt Khướu Trống Mái / 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!