Ảnh minh họa
Đậu biếc- hay còn gọi là Bông biếc, Đậu hoa tím,… là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím. Nhiều người thích thú khi thưởng thức món thức uống lạ mang nhiều màu sắc: xanh biếc, tim tím, hồng hồng… ở các quán trà sữa. Đó là trà làm từ hoa Đậu biếc, không chỉ đẹp mắt mà còn nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Trà hoa Đậu biếc có nguồn gốc từ Thái Lan, sau đó sang Đài Loan, Hồng Kông, Việt Nam và một số nước vùng Đông Nam Á. Trong những công trình nghiên cứu khoa học, người ta đã phân tích được từ hoa Đậu biếc nhiều hợp chất hóa học hữu cơ, đáng chú ý là 2 hoạt chất: anthocyanin (một loại flavonoid) tạo nên màu xanh rực rỡ của hoa và cliotide.
Hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím.
Hoa Đậu biếc (dùng tươi, sấy khô hay tán thành bột) khi ngâm trong nước khoảng 5 phút sẽ được một loại nước có màu xanh biếc, không mùi vị.
Lọc xác hoa lấy phần nước. Sau đó đổ vào hỗn hợp đường (mật ong), đá hoặc sinh tố, cocktail (có thêm trái cây khác như dâu tây, táo…), thêm một chút hương vani thì sẽ thành một thức uống có màu sắc tuyệt đẹp. Màu này biến đổi từ xanh biếc, hồng đến tím tùy theo lượng hoa và nguyên liệu pha chế.
Thực phẩm làm từ hoa Đậu biếc không những trông đẹp mắt mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Màu xanh biếc của hoa Đậu biếc lại dễ dàng tan trong nước với thời gian rất ngắn, chỉ khoảng vài phút.
Trà hoa Đậu biếc sẽ giúp cải thiện sức khỏe bằng cách ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.
Những lợi ích đối với sức khỏe của hoa Đậu biếc:
1. Cải thiện thị lực
Việc tăng cường máu đến các cơ quan cũng giúp cho dòng chảy của máu qua các mao mạch của mắt được cải thiện, làm mắt được bảo vệ tốt, thị lực tăng lên. Mắt được bảo vệ tránh những tổn thương do các gốc tự do nên làm chậm sự tiến triển của đục thủy tinh thể, giúp điều trị những tổn thương của võng mạc.
2. An thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm
Theo các tài liệu cổ, hoa Đậu biếc có tác dụng an thần, giảm lo âu, ngừa trầm cảm là do màu xanh của hoa. Đây là lý luận của Ayurveda Ấn Độ và Trung Y.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Sử dụng hoa đậu biếc có thể giúp bạn giảm làm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì loại hoa này có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4. Tác dụng làm đẹp
Trong thành phần của hoa đậu biếc có chứa một số hoạt chất có thể giúp cải thiện sức khỏe tế bào. Các hoạt chất này cũng có tác dụng làm máu lưu thông tốt đến mọi ngóc ngách cơ thể giúp nuôi dưỡng tốt da lông, làm chậm sự lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc và làm cho tóc đen bóng mượt.
Không chỉ vậy, trong hoa đậu biếc còn chứa thành phần anthocyanin, chất này có thể làm ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid, ngăn ngừa việc tích tụ chất béo trong nội tạng, vì vậy có thể giúp duy trì vóc dáng thon thả, phòng tránh bệnh béo phì.
5. Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư
Trong hoa đậu biếc có một số thành phần giúp chống oxy hóa nên có thể giảm được tối đa việc hình thành các gốc tự do, giúp ngăn chặn các tác động có hại của các gốc tự do gây ra.
Bên cạnh đó, sử dụng hoa đậu biếc còn có tác dụng trong việc bảo vệ màng tế bào, ổn định di thể trong nhân tế bào, tăng khả năng nhận diện ung thư của bạch cầu và thực bào, từ đó hạn chế được sự phát triển của tế bào ung thư và đồng thời bảo vệ bệnh nhân trong quá trình xạ trị.
6. Tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng
Trong món ăn, thức uống làm từ hoa Đậu biếc đã có những hoạt chất có ích nên hiển nhiên cơ thể được tăng cường sức khỏe, bớt mệt mỏi. Lúc uống trà hoa Đậu biếc, khách lại có cảm giác khoan khoái, thư giãn khi ngắm nhìn màu xanh biếc, hoặc tím ngắt, hay hồng hồng của trà sau những lúc làm việc căng thẳng.4. Tăng cường hệ miễn dịch
Hoa đậu biếc có màu xanh, trong màu xanh này có chứa hoạt chất anthocyanin, có tác dụng bảo vệ DNA và lipid peroxidation khỏi các tổn thương và tăng cường sản xuất cytokine để tăng miễn dịch cho cơ thể.
7. Tính kháng khuẩn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng kháng khuẩn in vitro chống lại E. coli, K. pneumoniae, và P. aeruginosa.
8. Tốt cho tim mạch
Sử dụng hoa đậu biếc cũng rất tốt cho hệ tim mạch. Vì sử dụng hoa đậu biếc có thể giảm huyết áp, bảo vệ thành mạch, ngừa xơ cứng mạch máu và giảm thuyên tắc máu ngăn ngừa huyết khối não, từ đó làm giảm nguy cơ tử vong do động mạch vành.
Hoa đậu biếc có rất nhiều công dụng, tuy nhiên, vì nó chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên lưu ý cẩn thận hạn chế dùng trong các trường hợp: Có thai, đang hành kinh, đang chuẩn bị phẫu thuật hoặc đang dùng thuốc chống đông máu,…/.
Gia Hân (t/h)