Contents
1. Nguồn nhân lực Ngành Kinh tế nông nghiệp là điều cần thiết
Ngành kinh tế nông nghiệp (Agricultural Economics) là một chuyên ngành chuyên về lĩnh vực kinh tế trong nông nghiệp hướng tới khai thác tối đa nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả phục vụ cho sản xuất phát triển. Để từ đó thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn đem lại nguồn lợi lớn cho kinh doanh.
Khi Kinh tế nông nghiệp được phát triển chính là cách để thúc đẩy chuỗi giá trị sản xuất thúc đẩy quá trình thương mại tăng cao và tạo nên sự bền vững cho nền kinh tế. Vậy nên việc thúc đẩy quá trình gia tăng trở nên mạnh mẽ hơn thì nguồn nhân lực trở thành yếu tố thiết yếu. Và các nhà tuyển dụng sẽ luôn đề ra những chính sách tốt nhất để có thể thu hút nhân tài về cho mình.
Theo học chuyên ngành này các sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức tốt nhất để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và kinh doanh. Đặc biệt có sự chú trọng cho dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp làm ra để tối ưu hóa nguồn tài nguyên sẵn có. Cũng chính nhờ các kiến thức chuyên môn được vận dụng thì sinh viên khi làm việc có thể giải quyết bất cứ vấn đề gì phát sinh giúp cho hoạt động sản xuất luôn diễn ra an toàn.
Việc làm
2. Yếu tố bạn cần biết cho quá trình tham gia tuyển sinh
2.1. Khối dự tuyển Ngành Kinh tế nông nghiệp
Để chuẩn bị cho bản thân một nền tảng kiến thức thật vững chắc cho thì việc lựa chọn khối học cũng là điều cần thiết. Bởi đó sẽ là một cơ sở để bạn có thể chú tâm hơn cho việc đầu tư bộ môn yêu thích cũng như đan xen các kỹ năng cần thiết tạo bước đệm cho thành công.
Vậy với kinh tế nông nghiệp việc thi tuyển sẽ lựa chọn các tổ hợp môn nào?
A00: Tổ hợp môn Toán – Vật Lý – Hóa Học
A01: Tổ hợp môn Toán – Vật Lý – Tiếng Anh
D01: Tổ hợp môn Toán – Tiếng Anh – Ngữ Văn
C02: Tổ hợp môn Ngữ Văn – Hóa Học – Toán
B02: Tổ hợp môn Toán – Địa lý – Sinh Học
2.2. Điểm chuẩn giao động
Đối với mức điểm chuẩn đề ra cho việc thi tuyển chuyên ngành kinh tế nông nghiệp thì các cơ sở đào tạo vẫn luôn áp dụng hai cách thức cho mình. Một là hình thức xét tuyển qua kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, hai là xét chính học bạ trung học phổ thông của thí sinh để sàng lọc.
Bởi chính cách thức sàng lọc khác nhau mà mức điểm chuẩn cũng có sự khác biệt.
+ Phương thức xét kết quả kỳ thi sẽ có mức giao động điểm từ 13 – 21.
+ Phương thức xét học bạ sẽ có mức giao động từ 18 – 20 cao hơn so với mức thi chung.
2.3. Các trường đào tạo chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Hiện nay ở nước ta các cơ sở đào tạo cho chuyên ngành này thực sự là rộng lớn cả về quy mô lẫn số lượng xét tuyển sinh viên ngày càng tăng. Tất cả chỉ để đào tạo ra những cán bộ, nguồn nhân lực thực sự chất lượng cho thị trường.
Về chi tiết các trường đào tạo có sự phân chia theo khu vực tạo điều kiện ứng tuyển dễ dàng hơn cho sinh viên như sau:
* Khu vực phía Bắc
+ Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam
+ Đại học Kinh tế Quốc dân
+ Trường Đại học Tân trào
+ Đại học Nông lâm – thuộc Đại học Thái Nguyên
+ Đại học Lâm Nghiệp
* Miền Trung
+ Trường Đại học Kinh tế – thuộc Đại học Huế
+ Trường Đại học Vinh
+ Đại học Quang Trung
+ Trường Đại học Tây Nguyên
* Khu vực miền Nam
+ Trường Đại học Cần Thơ
Sẽ có rất nhiều sự lựa chọn cho bản thân trong việc theo học và mỗi một cơ sở đào tạo sẽ có những yêu cầu riêng về hồ sơ cũng như cách ứng tuyển. Vậy nên nếu bạn có sự lựa chọn cho bản thân cũng nên chuẩn bị cả kiến thức cho việc nắm bắt thời gian nộp hồ sơ nhé.
Xem thêm: Nông nghiệp công nghệ cao là gì? Triển vọng của ngành nông nghiệp công nghệ cao
3. Bật mí cơ hội khi theo Ngành Kinh tế nông nghiệp
3.1. Công việc đảm nhận tốt hơn
Bất kỳ một ngành nghề nào cũng vậy việc lựa chọn theo đuổi tất cả sẽ nhắm tới cơ hội tốt hơn tại tương lai đó chính là một vị trí làm việc xứng đáng. Vị trí phù hợp theo sở thích, chuyên môn, phù hợp với năng lực của bản thân. Và khi thí sinh lựa chọn theo học ngành Kinh tế nông nghiệp cũng vậy sẽ cần nắm bắt được cơ hội việc làm tại tương lai ra sao.
Đối với những ai theo học chuyên ngành này bạn sẽ không cần lo lắng quá nhiều cho bản thân mình, bởi xu thế hội nhập của chính nền kinh tế đã và đang tác động rất lớn cho việc làm ngành này. Tức là sự thay đổi càng lớn thì việc làm đem lại càng trở nên đa dạng hơn rất nhiều.
Hiện tại sau khi hoàn thành sự nâng cao về các kiến thức nền tảng các sinh viên theo học chuyên kinh tế nông nghiệp có thể đảm nhận các vị trí theo lĩnh vực cụ thể như sau:
+ Lĩnh vực tài chính nông nghiệp: Với các vị trí đảm nhận chuyên viên hoạch định tài chính, chuyên viên phân tích tín dụng, chuyên viên phân tích cho vay nông nghiệp. Đảm nhận công việc tại lĩnh vực này các bạn có thể tiến tới lĩnh vực ngân hàng nếu như bạn thật sự đảm bảo được chính các yêu cầu đề ra cho chuyên môn nắm bắt.
+ Lĩnh vực quản trị kinh doanh nông sản: Gắn liền với việc thương mại hóa sản xuất đẩy mạnh thúc đẩy tiêu dùng ra ngoài thị trường các vị trí về quản trị doanh nghiệp, quản trị nông sản nông nghiệp, bán hàng chuyên nghiệp sẽ luôn được quan tâm.
+ Lĩnh vực quản trị nông tại: Giám đốc nông trại, chuyên viên tư vấn truyền thông, chuyên viên tư vấn nông dân sẽ là các vị trí bạn có thể đảm nhận. Công việc thực hiện xoay quanh vấn đề quản lý, tư vấn cách thức phát triển và chế biến nông sản đạt chuẩn cho việc cung cấp.
+ Lĩnh vực quản trị, kinh doanh marketing: Sẽ luôn nhắm tới các mức chi tiêu cho sản phẩm tiêu dùng để thúc đẩy các hoạt động cho việc kinh doanh. Thực hiện qua chiến dịch chiến lược marketing đa kênh tiếp cận tạo nên mức lợi nhuận lớn khi phát hành. Về các vị trí làm việc tại lĩnh vực này ứng viên có thể lựa chọn như: nhà quản trị kênh bán hàng, quản trị thương hiệu, chuyên viên dây chuyền sản xuất, giám đốc marketing, đại diện nhãn hàng, nhân viên bán hàng chuyên nghiệp,…
+ Lĩnh vực phân tích: Ứng viên tham gia các công việc chủ yếu cho sự phân tích đưa ra các định lượng về nông nghiệp để từ đó tiến tới sự đảm bảo cho các vấn đề liên quan tới chất lượng và an ninh. Sự lựa chọn về vị trí cho bạn tại đây có thể trở thành một chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên tư vấn tư vấn chính sách, chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp hoặc đơn giản hơn trở thành các cán bộ khuyến nông tại các cấp cơ sở.
+ Lĩnh vực giáo dục: Đây là sự lựa chọn cho việc tham gia giảng dạy trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, cơ sở theo chuyên môn để từ đó kết hợp hoàn thành các công trình nghiên cứu của chính bản thân mình.
Các sinh viên có thể lựa chọn cho chính mình bất cứ lĩnh vực nào để theo đuổi và tất nhiên sẽ có những yêu cầu riêng được đặt ra cho chính các vị trí. Việc bạn cần đưa ra một sự lựa chọn đúng đắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đặc biệt là khi tìm được một địa điểm làm việc với nhiều cơ hội thăng tiến. Bởi lĩnh vực này bạn có thể làm việc tại chính các tổ chức phi chính phủ, tổ chức mang tầm quốc tế một tiềm năng lớn cho sự vươn xa.
3.2. Mức lương gia tăng
Dù là lĩnh vực bị “chê” về việc theo học nhưng để nói tới tỷ lệ thất nghiệp và cơ hội việc làm đem lại sẽ tạo sự khác biệt. Sinh viên theo học Ngành Kinh tế nông nghiệp không có sự lo lắng bởi tỷ lệ thất nghiệp được đánh giá là thấp nhất so với các ngành khác và nhu cầu cần tới của các nhà tuyển dụng là luôn cao. Và có rất nhiều công ty đã thực hiện liên kết với các trường đào tạo để có thể “đặt hàng” lựa chọn sinh viên cho đầu ra.
Ngay khi bạn là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn được rất nhiều nhà tuyển dụng săn đón với mức lương giao động từ 5 – 7 triệu. Và chính các ứng viên sẽ được tham gia sự đào tạo nâng cao hơn khi đảm nhận công việc. Vị trí khác sẽ có mức lương tối thiểu mức ổn trên 8 – 12 triệu/ tháng với nhu cầu cần tới khá nhiều.
Cùng đó thị trường nước ngoài cũng là một môi trường làm việc thu hút cho chính sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp khi mức lương đem lại có thể lên đến 20 – 40 triệu/ tháng. Đặc biệt đối với vị trí kỹ sư nông nghiệp chuyên nghiệp các nhà đầu tư sẵn sàng đón nhận với mức hỗ trợ cao hơn rất nhiều. Bởi vậy mức lương cho ngành này sẽ còn gia tăng hơn nữa khi nền kinh tế có sự biến đổi mạnh mẽ hơn.
Việc làm nông nghiệp tại Hà Nội
4. Tố chất cần để có thể theo đuổi ngành Kinh tế nông nghiệp
Ngoài sự chuẩn bị cho bản thân về sự lựa chọn, kiến thức chuyên môn bạn cũng cần có những tố chất nhất định để có thể theo đuổi chuyên ngành kinh tế này. Để từ đó tạo sự chuẩn bị vững chắc và đạt được mục tiêu đã vạch ra nhanh hơn.
+ Có khả năng tốt cho sự phân tích và định hướng phát triển thị trường, môi trường nông nghiệp.
+ Biết cách xác định mục tiêu rõ ràng và đưa ra phương pháp tổ chức, thực hiện hợp lý để đạt được hiệu quả cao trong các vấn đề từ cải tiến, cải tạo, làm mới.
+ Kỹ năng làm việc độc lập, sự kết hợp nhóm linh hoạt để có thể dễ dàng chia sẻ nắm bắt công việc thật sự phù hợp thúc đẩy hơn nữa về các kết quả đạt được.
+ Kỹ năng cho sự giao tiếp sẽ giúp bạn mở rộng chính các mối quan hệ, đặc biệt đối với vị trí về quản lý, thị trường sẽ là vô cùng quan trọng có thể tạo lên nguồn khách hàng tiềm năng.
+ Ngoại ngữ sẽ là yếu tố để giúp bạn có thể vươn xa hơn trong chính cơ hội tìm kiếm việc làm với môi trường quốc tế tạo nên một mức thu nhập đáng mơ ước. Trau dồi cho bản thân kiến thức hiện đại theo xu thế mới tạo hiệu quả cao hơn khi áp dụng tại nước nhà.
+ Kỹ năng cho sự lãnh đạo, kết hợp thành viên sẽ là cần thiết bởi bạn có thể trở thành một nhà quản lý bất cứ lúc nào. Dẫn dắt được các thành viên hiệu quả cũng là cách bạn chứng thực cho kỹ năng của mình.
+ Nắm bắt được cả chính các công cụ, phần mềm ứng dụng cho công việc để có thể rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả chuyên môn cho công tác thực hiện công việc.
Chính các kỹ năng, tố chất bạn thực sự đủ thì việc mà bạn có thể thăng tiến trong công việc không còn quá xa vời. Mong rằng những thông tin work247.vn đã chia sẻ trên bài viết này về Ngành Kinh tế nông nghiệp sẽ thực sự có ích với bạn. Hy vọng nó sẽ giúp bạn nhiều hơn trong cuộc sống và là yếu tố cần cho kỳ thi tuyển của bạn.