Biểu đồ nến thường được biết trong đầu tư chứng khoán – tài chính và dùng như một hình thức phân tích chiến lược phổ biến. Tuy nhiên, các nhà đầu tư mới bắt đầu chưa nhiều kinh nghiệm hẳn sẽ luôn băn khoăn rằng biểu đồ nến Nhật là gì? Cách đọc biểu đồ nến như thế nào? Vì thế ngay sau đây, ngân hàng số Timo sẽ giới thiệu đến bạn đọc khái niệm đồ thị nến Nhật và cách đọc đơn giản nhất nhé!
Xem thêm:
- Các chỉ số chứng khoán cơ bản và quan trọng
- Các loại lệnh chứng khoán cơ bản ATO, ATC, LO, MP
Đồ thị nến Nhật là gì?
Đồ thị nến Nhật là biểu đồ thể hiện sự biến động và thay đổi giá cả, tỷ giá trong một phiên giao dịch nhất định. Đồ thị này được sử dụng để phân tích thị trường cũng như thể hiện tâm lý của các nhà đầu tư.
Đồ thị nến đã được sử dụng từ rất lâu tại Nhật Bản, thường được dùng để giao dịch gạo. Sau đó, đồ thị được ông Steve Nison phát hiện và sử dụng, từ đó thì đồ thị nến cũng được nhiều người biết đến hơn.
Thông thường mỗi sàn giao dịch sẽ quy định những màu nến khác nhau và được thiết lập sẵn trên công cụ giao dịch. Trong đó, màu được sử dụng phổ biến nhất là màu xanh cho nến tăng, và màu đỏ cho nến giảm.
Cách đọc biểu đồ nến Nhật để giao dịch
Để các nhà đầu tư mới có thể dễ dàng nhìn được biểu đồ nến, Timo sẽ chia sẻ một vài thông tin cần thiết về năm loại nến phổ biến và cách đọc biểu đồ nến như bên dưới đây!
Cấu tạo của một cây nến
Biểu đồ nến đầu tiên được ra đời bởi ông Munehisa Homa – một thương nhân người Nhật – sử dụng để ghi chép biến động giá gạo. Do khả năng hỗ trợ phân tích, biểu đồ đã du nhập đến nhiều nơi trên thế giới hơn và được mọi người sử dụng như một công cụ phân tích tài chính phổ biến.
Thông thường mỗi cây nến có cấu tạo gồm hai phần là thân nến và bóng nến.
- Thân nến:Thể hiện mức giá mở cửa và đóng cửa trong một thời gian nhất định.
- Bóng nến: Thể hiện mức giá cao nhất và thấp nhất trong một thời gian nhất định.
Và màu sắc của nến cũng sẽ dựa trên tỷ giá của danh mục tài chính, ví dụ như:
- Giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa sẽ được hiển thị nến xanh => Giá tăng.
- Giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa sẽ được hiển thị nến đỏ => Giá giảm.
Cách đọc 5 loại nến Nhật cơ bản
Nến Nhật cơ bản được phân ra thành 5 loại phổ biến. Về chi tiết, cách đọc biểu đồ nến của từng loại sẽ như sau.
Nến tiêu chuẩn
- Cấu tạo: Phần thân dài, có bóng trên và bóng dưới ngắn hơn so với thân.
- Ý nghĩa nến: Cho thấy xu hướng đang diễn ra trong hiện tại, nến xanh là xu hướng tăng và nến đỏ là ngược lại.
Nến cường lực
- Cấu tạo: Nến chỉ có thân và không có bóng nến.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện sức mua/bán cực mạnh trên thị trường. Nến cũng cho thấy khả năng tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.
Khi đó, các nhà đầu tư sẽ thường phải phân tích thêm các yếu tố bên dưới để biết được tính hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn.
- Đảo chiều:
- Nến cường lực đỏ xuất hiện sau một xu hướng tăng => Tín hiệu đảo chiều giảm.
- Nến cường lực xanh xuất hiện sau một xu hướng giảm => Tín hiệu đảo chiều tăng.
- Tiếp diễn:
- Nến cường lực xanh xuất hiện trong xu hướng tăng => Tín hiệu tăng tiếp tục.
- Nến cường lực đỏ xuất hiện trong xu hướng giảm => Tín hiệu giảm tiếp tục.
Nến có râu dài ở dưới
Nến này còn có tên là Nến Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Hanging Man (nếu sau xu hướng tăng).
- Cấu tạo: Nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 – 3 lần thân, tạo thành râu dài ở dưới.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên bán kéo xuống mạnh, nhưng sau đó đã được bên mua kéo lên lại.
Bạn có thể để ý các chi tiết sau để nhận biết tín hiệu đảo chiều xu hướng.
- Nến râu dài ở dưới màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng => Đảo chiều thành giảm.
- Nến râu dài ở dưới màu xanh xuất hiện trong xu hướng giảm => Đảo chiều thành tăng.
Nến có râu dài ở trên
Nến này còn có tên là Nến Inverted Hammer (nếu sau xu hướng giảm) và Nến Shooting Star (nếu sau xu hướng tăng).
- Cấu tạo: Tương tự như trên, nến thường có phần thân ngắn và phần bóng dài hơn gấp 2 – 3 lần thân, nhưng râu dài sẽ nằm ở bên trên thân.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện rằng giá bị bên mua đẩy lên cao, sau đó bên bán đã kéo xuống lại.
Bạn có thể để ý các chi tiết sau để nhận biết tín hiệu đảo chiều xu hướng.
- Nến râu dài ở trên màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng => Đảo chiều thành giảm.
- Nến râu dài ở trên màu xanh xuất hiện trong xu hướng giảm => Đảo chiều thành tăng.
Nến do dự
- Cấu tạo: Nến có phần thân rất nhỏ, hoặc gần như không có. Bóng nến dài và giá đóng/mở cửa gần như bằng nhau.
- Ý nghĩa nến: Thể hiện sự cạnh tranh giữa 2 bên mua và bán nhưng chưa phân thắng bại. Thường thì nến do dự sẽ không mang tín hiệu nên cần phải chờ nến xác nhận sau đó.
Ngoài ra, trên đồ thị nến Nhật còn có một loại nến là nến DOJI – thể hiện sự do dự của thị trường. Nến này cũng là một tín hiệu quan trọng cho thấy sự đảo chiều tại đỉnh xu hướng tăng hoặc đáy xu hướng giảm. Dù vậy, loại nến này không phải luôn thể hiện sự đảo chiều nhưng lại cho thấy thị trường đang bị chững lại.
Vì thế, nếu bạn đang thấy thị trường đúng theo xu hướng nhưng lại xuất hiện nến DOJI thì nên cân nhắc hủy 1 phần lệnh giao dịch hoặc đặt dừng lỗ do có thể thị trường sẽ bị mất động lực.
Như vậy, bạn đã có thể hiểu thêm về cách đọc biểu đồ nến của 5 loại phổ biến nhất trong tài chính qua bài viết mà Timo chia sẻ bên trên. Tuy nhiên để bạn có thể làm quen và phân tích một cách hiệu quả thì cũng cần phải tốn một quãng thời gian khá dài. Và trong khoảng thời gian tìm hiểu, khả năng bạn sẽ gặp lỗ cũng như không biết nên xử lý ra sao vẫn thường xảy ra. Do đó, để đảm bảo an toàn khi đầu tư nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy thử lựa chọn hình thức đầu tư Quỹ mở. Xem chi tiết Đầu tư Quỹ mở là gì?
Trong năm 2021, các Quỹ mở do VinaCapital quản lý đều dẫn đầu về lợi nhuận. Tại Timo hiện đang có 4 giải pháp đầu tư sinh lời từ VinaCapital cho từng đối tượng, nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro khác nhau để bạn có thể chọn tùy theo nhu cầu của mình gồm có:
- Quỹ mở Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF).
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh VinaWealth (VEOF).
- Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ Sáng VinaCapital (VIBF).
- Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh VinaWealth (VFF).
Khi đầu tư, các chuyên gia tài chính từ VinaCapital sẽ phân tích các chỉ số, biến động thị trường để vạch ra chiến lược đầu tư phù hợp. Bạn hoàn toàn có thể theo dõi hiệu quả đầu tư của mình ngay trên ứng dụng ngân hàng số Timo một cách tiện lợi, minh bạch.
Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ VinaCapital:
Xem thêm Danh mục đầu tư của Quỹ mở VinaCapital.
Hãy mở ngay cho mình tài khoản ngân hàng số Timo trực tuyến cũng như đầu tư quỹ mở VinaCapital để có thêm thu nhập cho phần tiền nhàn rỗi của mình. Đừng quên theo dõi Timo để biết thêm nhiều kiến thức đầu tư hữu ích nhé!