Cài Windows 10 bằng USB mới nhất 2021 chuẩn UEFI và nếu bạn muốn cài đặt Windows 10 nhưng không có ổ đĩa DVD, thật dễ dàng để tạo USB cài win 10 để có thể boot vào USB đó và tiến hành cài đặt Win 10.
Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ hướng dẫn tạo một cái USB đơn giản hoạt động giống như một đĩa DVD cài đặt và cho phép bạn cài đặt một phiên bản Windows 10. Nếu bạn muốn tạo một cái USB để có thể cài đặt phiên bản Windows 10, bạn sẽ phải làm theo các hướng dẫn sau.
Tại sao phải cài đặt Win 10 từ USB
Nếu máy tính của bạn không có ổ đĩa đĩa DVD, chiếc USB có khả năng khởi động là giải pháp tốt nhất.
Xét cho cùng, chiếc USB có thể di động và bạn có thể đảm bảo rằng nó tương thích với mọi máy tính để bàn và máy tính xách tay. Mặc dù một số máy tính có thể thiếu ổ đĩa DVD nhưng tất cả chúng đều có cổng USB.
Quá trình cài đặt từ USB cũng nhanh hơn. Cái USB có thể khởi động nhanh hơn ổ DVD và nó cũng cài đặt hệ điều hành nhanh hơn.
Để cài đặt Windows 10 từ USB, bạn cần thiết bị có bộ nhớ ít nhất 8GB. Năm 2021 thì cài Win từ USB là biện pháp tuyệt vời nhất. DVD hiện tại đã không còn được sử dụng và UEFI chỉ có máy tính đời từ 2013 thì 100% mới có UEFI nhé, giờ đã 2021 thì cài UEFI mới chuẩn.
Tải bộ cài Windows 10 mới nhất
Hiện tại, các máy tính đời mới đã hầu hết hỗ trợ ram từ 4GB trở lên, vì thế mà các bạn hãy tải phiên bản 64-bit vì nó sẽ hỗ trợ UEFI.
Hướng dẫn tải bộ cài Windows 10 nguyên gốc Microsoft
Các bạn vào link ở trên tải bộ cài về nhé, sau khi tải xong các bạn tạo USB theo video ở cuối bài đó và nhớ chọn GPT vì nó là chuẩn của UEFI.
Mục Device: Các bạn chọn cái USB cắm vào máy tính
Mục Boot selection: các bạn bấm vào nút Select sau đó tìm tới file win 10 iso lúc nãy tải về và chọn nó.
Partition scheme: Chọn GPT để chỉ cài UEFI
File system: Chọn Fat32
Sau đó bấm Start để nó tạo USB cài win 10 nhé.
Cách cài Windows 10 bằng USB mới nhất
Để có thể cài được win 10 từ USB, các bạn cần tìm phím tắt vào Boot options hoặc Boot menu của máy tính.
Phím Tắt Vào BIOS Và Boot Options Của Các Hãng Máy Tính
Sau khi đã tìm được nút vào Boot menu, các bạn cắm USB cài win vào cái máy tính cần cài lại và khởi động máy lên, bấm liên tục cái nút vào Boot options.
Khi bật máy hiện ra logo, các bạn nhìn ở góc màn hình sẽ có cái chữ Boot menu hoặc Boot options, nó ghi là F12 thì các bạn bấm liên tục F12 để vào boot menu nhé. Nếu nó qua nhanh quá thì khi hiện logo, các bạn bấm nhanh nút Pause để dừng lại.
Như của mình thì mình sẽ bấm nhiều lần F12, nó sẽ hiện ra menu boot.
Mình sẽ dùng chuột hoặc phím mũi tên xuống dưới chọn dòng có chữ UEFI: Sandisk rồi bấm Enter.
Nó đang load bộ cài Win 10 từ USB, các bạn hãy ngồi chờ nó 1 tí.
Giao diện thiết lập cài win 10 hiện ra, trong đó.
Language to install: Để mặc định là English (United states)
Time and currency format: Vietnamese
Keyboard or input mothod: US
Sau đó bấm Next.
Sau đó bấm tiếp vào Install now để cài đặt ngay.
Bây giờ bạn hãy bấm chọn vào I don’t have a product key nhé.
Nếu nó hiện ra chọn phiên bản Windows 10 để cài thì các bạn hãy chọn Pro rồi bấm Next nhé, có 1 số máy mua về có sẵn bản quyền sẽ không hiện ra bước này đâu.
Tích vào I accept the license terms để đồng ý với điều khoản của win 10 sau đó bấm Next.
Chọn vào Custom: Install Windows only (advanced).
Các bạn đừng chọn Upgrade nhé, vì cài mới Windows 10 chúng ta phải chọn dòng 2, dòng thứ 1 chỉ là nâng cấp chứ không phải cài lại Win.
Sau khi chọn dòng 2 nó sẽ hiện ra phân vùng có trên ổ cứng.
Tại đây các bạn cần xác định đâu là ổ C mọi lần cài Windows để xóa nó đi cho sạch rồi mới cài lại, kể cả phân vùng MSR, System, Recovery cũng phải xóa hết và chỉ để lại ổ dữ liệu mà thôi.
Nếu không xác định được ổ cài win, chúng ta bấm tổ hợp phím Shift + F10 để mở Command Prompt sau đó gõ notepad và bấm Enter để mở notepad lên nhé.
Gõ notepad sau đó bấm Enter.
Sau khi nó mở ra Notepad, các bạn bấm vào File => Save As…
Vào save as, các bạn bấm chọn This PC ở dưới góc trái, nó sẽ hiện ra danh sách các phân vùng có trên ổ cứng các bạn hãy mở từng ổ khi nào trong phân vùng có thư mục mục Program File, Windows… thì đó chính là ổ C dùng để cài win.
Như hình sau khi mở ổ 59.3 GB mình thấy bên trong có thư mục Program File, mình quay ra This PC thấy ổ này dung lượng gần 60GB. sau đó mình thoát notepad rồi quay lại chỗ Custom: Install Windows only nhé.
Xem trong This PC là 59.3GB, mình quay lại tìm được phân vùng 59.4GB, vậy là chắc chắn là nó rồi, giờ mình tích chọn phân vùng này sau đó bấm vào Delete ở phía dưới.
Bấm delete nó hiện ra xác nhận thì bấm OK.
Tương tự các phân vùng còn lại như MSR, System, Recovery thì cũng phải xóa hết nếu có nhé. Tại sao lại không format vì format chưa sạch bằng xóa, các bạn xóa đi rồi tạo mới lại thì nó sẽ sạch và đầy đủ hơn. Riêng ổ dữ liệu thì không được xóa.
Xóa xong các bạn tích chuột chọn vào phân vùng 60GB lúc nãy xóa nó biến thành chữ Unallocated Space sau đó bấm Next.
Sau khi bấm Next nó sẽ tiến hành cài Windows 10 Pro lên ổ cứng cho các bạn, hãy kiên nhẫn chờ nó chạy từ 0% tới 100% nhé.
Chạy xong 100% được 1 lúc sau nó sẽ đếm ngược 10s rồi nó sẽ tự khởi động lại máy.
Đến khi nó hiện ra Windows needs to restart to continue thì các bạn hãy nhanh tay rút luôn cái USB cài win ra khỏi máy và bấm Restart now hoặc đợi nó chạy hết 10s nó cũng sẽ tự động khởi động lại máy.
Khởi động lại máy nó sẽ chạy Getting ready, các bạn cứ để nguyên cho nó tự chạy nhé.
Chạy 1 lúc nó hiện ra Just a moment… sau đó nó sẽ hiện ra chọn vùng, các bạn hãy chọn Vietnam sau đó bấm Yes.
Nó sẽ cho các bạn chọn bàn phím, các bạn để US và bấm Yes.
Nó hỏi các bạn có muốn thêm bàn phím nào khác không, chọn Skip để bỏ qua nhé.
Các bạn chờ chút cho nó chạy thiết lập.
Tới đây nó hỏi bạn muốn thiết lập như thế nào? Các bạn hãy chọn Setup for personal use (thiết lập cho cá nhân) sau đó chọn Next.
Nó sẽ bắt các bạn đăng nhập tài khoản Microsoft, các bạn đừng đăng nhập mà hãy bấm luôn vào Offline account nhé. Nếu đăng nhập tài khoản là mỗi lần bật máy có khi nó sẽ đòi mật khẩu.
Nó hiện ra Sign in thì các bạn chọn Limited experience nhé, nếu bấm Next là nó sẽ bắt đăng nhập tài khoản Microsoft ngay.
Nó sẽ bắt các bạn đặt tên User cho máy tính, các bạn hãy nhập vào, ở đây mình nhập hocitngay sau đó bấm Next.
Nó hiện ra giao diện tạo mật khẩu, nếu muốn tạo mật khẩu mỗi lần bật máy thì các bạn hãy điền vào, còn mình không muốn để mật khẩu mở máy. Do đó mình sẽ bỏ trống không điền mật khẩu và bấm Next luôn.
Nó báo “Truy cập nhiều hơn vào các thiết bị có lịch sử hoạt động” các bạn chọn No hay Yes đều được. Muốn dùng thì bấm Yes mà không muốn dùng chức năng đó thì bấm No, nếu máy tính cấu hình thấp thì chọn No cho nhẹ.
Đến đây nó sẽ hiện ra các dịch vụ riêng tư cho thiết bị, chẳng hạn như vị trí, tìm thiết bị…các bạn không muốn dùng thì bỏ thích xanh toàn bộ, nếu muốn dùng hết thì để mặc định rồi bấm vào Accept.
Nếu máy tính cấu hình thấp thì bỏ thích xanh toàn bộ cho đỡ nặng máy.
Bấm Accept xong nó sẽ chạy ra giao diện thế này, các bạn cứ kệ để nguyên cho nó chạy và không được tắt máy tính.
Vài phút sau nó sẽ tự hiện ra giao diện desktop như hình này là các bạn đã cài xong Win 10 từ USB chuẩn UEFI rồi nhé. Để máy tự động nhận driver các bạn vào search Windows update sau đó chạy update là nó sẽ tự động tải driver về cài nhé.
Video cách cài Windows 10 bằng USB
Nếu đọc không hiểu các bạn hãy xem video hướng dẫn chi tiết cách cài win 10 bằng USB này của mình nhé.
Nhớ phải mở loa vì mình thu âm mà.
Kết luận
Vậy là mình đã hướng dẫn chi tiết cách cài Windows 10 từ USB mới nhất chuẩn UEFI cho các bạn rồi nhé, trong quá trình cài đặt nếu bị lỗi gì các bạn hãy bình luận để mình giải đáp nhé. Nếu không hiểu chỗ nào có thể xem video cách cài Windows 10 bằng USB chuẩn UEFI mình up kèm ở bài viết có hướng dẫn chi tiết luôn, nhớ bật loa để nghe chi tiết hơn nhé.